Một nhà lãnh đạo Hồi Giáo cao cấp nói rằng

mang bom tự sát là hình thức tử đạo cao nhất

 

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Một nhà lãnh đạo Hồi Giáo cao cấp nói rằng mang bom tự sát là hình thức tử đạo cao nhất.

Cairo, Ai cập (AFP 1/04/2002). Lời nói của một nhà lãnh đạo tôn giáo, giáo sĩ Ahmed al-Tayeb, đã được trích dẫn hôm  thứ hai(1/04/2002)  bởi nhật báo Al-Ahram rằng, các cuộc mang bom tự sát bởi những người Palestines, tại vùng định cư người Israel,  biểu hiện "lãnh vực cao nhất của tử đạo." Ông nói, "các cuộc tấn công bởi những người mang bom tự sát tại những vùng định cư Israel là một hành động của việc tử đạo. Ðó là một trong những lảønh vực cao  nhất của tử đạo."

Giáo sĩ Tayeb không nhắc tới những cuộc tấn công tại Israel, đang xảy ra thường xuyên và gây chết chóc nhiều hơn, so với những vùng định cư Israel được canh gát nghiêm ngặt tại Palestine.

Giáo sĩ Mohamed Sayyed Tantawi, thuộc cơ quan thẩm quyền cao nhất của Hồi Giáo Sunni tại Ai cập, dạo tháng Hai năm 2002 đã lên án những cuộc tấn công tự sát chống lại thường dân nhưng nói rằng, những người chết trong các cuộc tấn công vào những người lính,  là những người tử đạo.

Ông Tayeb cũng nói rằng, việc xâm lăng đền thờ al-Aqsa và việc xúc phạm đền thờ bởi lực lượng chiếm đóng và việc vây hãm và chiếm đóng bộ chỉ huy của chủ tịch Palestine, ông Arafat,  là hành động dã man phải chấm dứt.

Hôm thứ sáu (29/03/2002) quân đội Israel đã chiếm đóng thành phố Ramallah, trong vùng Tây ngạn, nơi ông Arafat đặt bộ chỉ huy của ông ta, trong khi đó tại phía tây của Jerusalem, cảnh sát Israel đã tiến vào bên trong khuôn viên đền thờ al-Aqsa, nơi thánh đứng hàng thứ ba của Hồi giáo, sau khi có những viên đá ném vào những người Israel đang cầu nguyện tại bức tường than khóc nằm bên dưới.

 

Những người mang bom tự sát là những tay khủng bố tại cuộc họp Hồi giáo.

Kuala Lumpur (AFP 1/04/2002). Những người mang bom tụ sát cùng với lực lượng quân đội Israel, cũng như những kẻ tấn công lên thường dân đã bị gán cho nhãn hiệu "khủng bố" tại  buổi khai mạc hội nghị Hồi giáo về khủng bố hôm thứ hai (1/04/2002) tại Kuala Lumpur, Malaysia.

Thủ tướng Malyasia, tiến sĩ Mahathir Mohamad nói trong một cố gắng để định nghĩa khủng bố rằng: tấn công chống lại thường dân phải được xem như là hành động khủng bố và những người vi phạm điều nầy, là những tay khủng bố."

Những hành động như việc tấn công trung tâm thương mại tại New York hôm 11/09/2001, các cuộc mang bom tự sát tấn công vào thường dân, do bởi người Palestine và lực lượng Hổ Tamil và các cuộc tấn công chống lại thường dân của quân đội Israel  là những hành động khủng bố.

Ông đọc bài diễn văn cho các bộ trưởng ngoại giao hoặc những vị đại diện của họ,  từ 52 quốc gia,  của tổ chức hội đồng Hồi giáo,  tại cuộc họp đặc biệt ba ngày,  được chuẩn bị để đưa các quốc gia Hồi giáo vào trong các cuộc tranh cải hoàn cầu về khủng bố."

Bài diễn văn của ông không nhận được sự đáp trả nhiệt tình,  đặc biệt trong cuộc họp, tuy nhiên, một đại biểu của Palestine sau đó nói rằng, bài diễn văn của ông rất là "đánh động".

Ông Faruq Qaddumi, cố vấn trưởng về chính trị của ông Arafat  nói, "các quốc gia của tổ chức hội đồng Hồi giáo đoàn kết trong việc bảo vệ người dân Palestine và cuộc chiến cho sự tự do của họ. Quốc gia khủng bố là Israel."

Ðược hỏi về việc diễn tả những người mang bom tự sát như là những tay khủng bố, bộ trưởng ngoại giao của Omani, ông Yusof Alawi Abdullah nói, "chúng ta phải chấp nhận rằng, bởi vì chúng ta không hài lòng để nhìn thấy những người vô tội bị giết chết, không phân biệt họ thuộc tôn giáo hoặc quốc tịch nào."

Ông Mahatir nói rằng, một khi thế giới chấp nhận một định nghĩa về khủng bố, Liên hiệp quốc có thể lãnh đạo hành động toàn cầu chống lại những tay khủng bố. Và đồng thời, ông nói thêm, thế giới phải đối phó với những tay khũng bố không chỉ bởi việc săn đuổi ho,ï nhưng bằng việc dẹp tan những nguyên nhân của sự giận giữ và sự khó chịu của họ."

Ông cũng phản đối việc liên kết Hồi giáo với khủng bố. Tuy nhiên ông nói rằng, các cuộc tấn công ngày 11/09/2001 là một tai họa to lớn cho những người Hồi giáo trên tòan thế giới; Ông nói: "Hình ảnh của chúng ta, đã không được tốt đẹp, lại trở nên tồi tệ hơn.  Thật là một việc không giúp được gì nếu tất cả chúng ta yếu kém và không đoàn kết."

Ông Mahathir kêu gọi những người Hồi giáo tại mọi nơi, hãy "lên án khủng bố một khi việc này được định nghĩa rõ ràng. Khủng bố người dân không phải là cách thế của Hồi giáo."

Ông cũng nói đến lịch sử của người dân Palestine và nói, "nếu chúng ta thành thực về việc chấm dứt khủng bố, chúng ta phải chấm dứt việc tự sát của cả Palestine lẫn Israel."

Ông nhận định rằng, ý thức hệ, việc chi phối quân sự và kinh tế bởi những quốc gia phát triển cũng là nguyên nhân của khủng bố. "Trong cái nhìn của những quốc gia nghèo, các nước giàu được xem như là nước áp bức, buộc họ phải chấp nhận những hệ thống, ý thức hệ và những giá trị mà họ chưa sẳn sàng để đón nhận."

Ông nói, "Ngoại trừ chúng ta có thể chuyển đổi sự giận dữ của thế giới về các cuộc tấn công khủng bố hôm 11/09/2001 vào trong một chiến dịch thực sự chống lại tất cả những tay khủng bố không phân biệt niềm tin tôn giáo, chúng ta sẽ nhận ra rằng việc tấn công lên người Hồi giáo,  sẽ được gia tăng,  và cuộc chiến đấu của chúng ta,  để làm dịu những đau khổ của hàng trăm triệu người hồi giáo bị đàn áp,  sẽ thất bại."

 


Back to Home Page