ÐTC Gioan Phaolô II kêu gọi
cầu nguyện cho Bethlehem
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC Gioan Phaolô II kêu gọi cầu
nguyện cho Bethlehem.
Vatican (AFP 1/04/2002). ÐTC
Gioan Phaolô II, hôm thứ Hai 1/04/2002 đã kêu gọi các tín hữu
tụ họi tại qủang trường Thánh Phêrô, hãy cầu nguyện cho
Bethlehem, nơi chúa Giêsu sinh ra, một miền đang bị kẹt trong cuộc
xung đột giữa Israel và Palestine.
ÐTC
nói từ của sổ phòng làm việc cho hàng chục ngàn người
đang tập họp tại trước đền thờ Thánh Phêrô rằng, ngài
đã dâng tất cả những lời cầu nguyện hôm thứ hai Tuần
Bát Nhật Phục sinh của ngài cho hoàn cảnh tại
Trung Ðông. Ngài nói, "Hôm nay cha kêu gọi các con hãy
cầu nguyện cách đặc biệt cho những cư dân của Bethlehem, nơi
sinh ra của Chúa Giêsu, nơi
mà hiện nay, đang phải trải qua thời gian khó khăn và nguy hiểm
nghiêm trọng. Chúng ta đang nhận được những tin tức đau buồn
và lo lắng đang khuấy động bầu khí của ngày phục sinh, mà
đúng ra phải là ngày lễ của hòa bình, vui mừng và sống động."
"Với
những lo lắng và đau đớn to lớn", ÐTC nhấn mạnh rằng,
ngài đang gần gũi với những anh chị em, những người đang
cùng với toàn thể giáo hội đang cầu nguyện và làm việc
để chấm dứt sự thử thách đầy đau thương này."
Hôm
thứ Hai 1/04/2002, quân đội Israel, được yểm trợ bởi xe tăng,
đã bao vây thành phố Bethlehem cùng lúc với việc thắt chặc
sự kiểm soát tại vùng Tây ngạn.
Hôm
chúa Nhật (31/03/2002) ÐTC kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị
và tôn giáo hãy làm việc để mang hòa bình đến tại Trung
Ðông, bởi vì "Không gì
có thể được giải quyết bằng chiến tranh." Ngài nói
trong sứ điệp Hòa bình truyền thống hàng năm gởi cho thành
Roma và thế giới rằng, "dường như chiến tranh đang
được tuyên bố nhân danh
Hòa bình! Nhưng không có gì có thể giải quyết bằng chiến
tranh, nó chỉ mang lại đau khổ và chết chóc nhiều hơn."
ÐTC kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị hãy lên tiếng và "làm việc để sự bình an của chúa Kitô có thể chấm dứt hậu quả bi thảm của các cuộc tấn công và giết người đang nhuộm máu tại Thánh địa, mà một lần nữa, trong những ngày này, đã bị đưa vào trong sự kinh hoàng và đau khổ." Ngài nói thêm, "không ai có thể giữ thinh lặng và bất động, không một nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo được phép có hành động như vậy."