Tòa Thánh Hối Tiếc

Việc Thiếu Thương Lượng

Ðể Giảm Giá bán Thuốc Chữa Bịnh

cho Các Quốc Gia Nghèo

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Tòa Thánh Hối Tiếc Việc Thiếu Thương Lượng Ðể Giảm Giá bán Thuốc Chữa Bịnh cho Các Quốc Gia Nghèo.

Vatican (Zenit 22/12/2002) - Tòa thánh than phiền về sự thất bại của các cuộc nói chuyện của tổ chức mậu dịch thế giới,  nhằm đạt đến thoả thuận làm giảm giá bán thuốc cho các quốc gia nghèo.

ÐTGM Diamuid Martin, quan sát viên thường trực của tòa thánh tại tổ chức mậu dịch thế giới, đã phê bình sự chậm chạp của các cuộc nói chuyện,  xét vì tình trạng khẩn trương đang tàn phá tại nhiều quốc gia thuộc những vùng nghèo khổ.

Những thảo luận tại Geneva đã kéo dài lâu hơn dự định. Nhiều trong số 144 quốc gia của tổ chức mậu dịch thế giới, nói lên sự thất vọng của họ, vì sự bế tắc này.

Những vị Ðại diện của chính phủ Hoa kỳ phản đối quy định được đề nghị, bởi vì họ cho rằng  việc sản xuất những sản phẩm thuốc, theo phân lọai chung,  có thể dẫn đến việc vi phạm bằng sáng chế của nhiều công ty bào chế thuốc. Tuy nhiên, phái đoàn Hoa kỳ nói họ có thể chấp nhận  ngoại lệ, trong những trường hợp của bệnh sốt rét, bệnh AIDS (SIDA),  và bệnh lao phổi.

Nguyên tắc cho phép các quốc gia nghèo bào chế những loại dược phẩm rẽ hơn,  đã được tổ chức mậu dịch thế giới đồng ý,  trong  cuộc họp tại Doha vào năm 2001.

Phát biểu trên đài phát thanh Vatican, ÐTGM Martin giải thích rằng, quyết định này là quan trọng cho các quốc gia không có nền kỷ nghệ dược phẩm và  do đó,  phải nhập cảng thuốc men.

Hôm tối thứ sáu (20/12/2002), tại cao điểm của cuộc bàn thảo, tòa thánh nói lên sự  quan tâm sâu xa của mình về khía cạnh đạo đức và nhân bản của vấn đề; và khiá cạnh nầy không thể được  rút gọn về vấn đề kỷ thuật và kinh tế.

ÐTGM Martin nói, thất bại trong việc thương lượng, như đã nói trên, là quan trọng, bởi vì tại cuộc họp ở Doha, nguời ta đã quyết định  là phải đạt đến  thoả thuận vào cuối năm 2002.

ÐTGM  Martin nói, biến cố này nhắc nhở tôi về sứ điệp của ÐTC Gioan Phaolô II cho ngày hòa bình thế giới: "để tạo một trật tự luân lý quốc tế mới,  thì một trong những điều kiện là phải tuân giữ  những dấn thân đã đảm nhận,  nhất là  đối với người nghèo."

Ngài cho biết vấn đề lớn nhất  là vấn đề chậm chạp, khi phải đi từ những ý định tốt sang lãnh vực  hành động cụ thể.

ÐTGM nhấn mạnh rằng "tuyên bố Doha đã nhìn nhận rằng, việc bảo vệ văn bằng phát minh, tức quyền làm chủ  tri thức,  không thể nào tạo ra những ngăn cản đối với khả năng của những quốc gia nghèo, trong việc đáp trả  cuộc  khủng hoảng trong lảnh vực y tế công cộng."

Ngài nói, "tất cả đều đồng ý rằng, đây là nguyên tắc căn bản,  và trong các cuộc thương lượng trong những ngày qua, nguyên tắc căn bản này phải được duy trì. Vần đề là sự chậm chạp của hành động cụ thể. Trong khi chờ đợi,  thì  hàng triệu người đang phải chết, và nhiều người khác  phải đau khổ  vì những căn bệnh không thể chữa được."

ÐTGM kết thúc bằng cách nhắc cho các tham dự viên  biết cuộc dấn thân trọn vẹn  của Giáo hội Công giáo trong lãnh vực này."

Ðức TGM nói,  qua nhiều bệnh viện và phòng khám bệnh,  có liên hệ đến giáo hội, Tòa thánh tiếp tục  phục vụ. Và trên bình diện quốc tế, Giáo Hội dấn thân sâu xa trong những tổ chức quốc tế.

Ngài nói, tôi đã theo dõi kỷ các cuộc thương lượng trên,  và tôi cảm thấy lạc quan rằng, có lẽ vào đầu năm mới, (2003),  nguời ta sẽ đi đến một sự dung hoà và sẽ đồng ý với nhau.

Ðức  TGM Martin kết luận rằng "đây có thể không phải là  điều mà nguời ta hy vọng,  nhưng điều quan trọng là cần phải vượt qua sự  dẫm chân tại chổ nầy."

 


Back to Home Page