ÐTC kêu gọi hòa bình tại Belem
trong dịp Lễ Giáng Sinh
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC kêu gọi
hòa bình tại Belem trong dịp Lễ Giáng Sinh.
(Radio Veritas Asia - 15/12/2002) - "God bless You! God bless You" (Xin Thiên Chúa chúc lành cho Ngài). Ðây là lời ÐTC chào Tổng thống Do thái, ông Moshe Katzav, đến viếng thăm ÐTC tại Vatican sáng thứ năm 12/12/2002. Ðây là lần thứ nhất một vị quốc trưởng Do thái đến viếng thăm Tòa Thánh, mặc dù trong quá khứ, đã có các thủ tướng Do thái đến thăm Vatican nhiều lần, thời Ðức Phaolô VI cũng như thời Ðức Gioan Phaolô II.
Trong buổi tiếp
kiến, hai bên không cần đến thông ngôn, vì ÐTC và Tổng thống
đều dùng tiếng Anh để thảo luận. Cuộc thảo luận kéo dài
gần 20 phút. Trước khi tiếp riêng Tống thống tại Thư viện,
có nghi thức trao tặng
lễ vật. Tổng thống tặng ÐTC một Cuốn sách mép vàng
về các Thánh vịnh và ÐTC tặng
lại Thống Thống các ảnh (bằng cả ba loại kim khí vàng, bạc,
đồng) ghi niệm Triều Giáo Hoàng của ngài.
Trong buổi gặp
gỡ, ÐTC cầu chúc Tổng thống tiếp tục công việc
cách mạnh mẽ và lâu dài. Tổng thống trả lời: "Tôi
hy vọng được như vậy". Rồi hai vị thảo luận riêng, không
một ai hiện diện trong buổi nói chuyện này. Sau đó, Tiến sĩ
Navarro Valls, giám đốc Phòng báo chí và Phát ngôn viên Tòa
Thánh, trong buổi gặp gỡ giới báo chí, cho biết nội dung buổi
nói chuyện giữa ÐTC và Tổng thống Do thái. Ông tuyên bố:
"Tòa Thánh lặp lại lập trường cố hữu của mình là ủng
hộ" sự hiện hữu và sự cộng tác giữa hai quốc gia: Do
thái và Palestine và mong hai bên cùng nhau đi đến việc chấm dứt
nhanh chóng hết sức những vụ tranh chấp kéo dài từ nhiều
năm nay, gây chết chóc cho biết bao người vô tội".
Trong dịp này -
vẫn theo phát ngôn viên Tòa Thánh -
ÐTC kêu gọi để các tín hữu được tự do đến Betlem
trong dịp lễ Giáng sinh.
Theo Tòa Ðại
sứ Do thái cạnh Tòa Thánh, thì trong cuộc gặp gỡ với Tổng
thống Do thái, ÐTC một lần nữa lên án những vụ bài Do thái
và chính sách khủng bố hiện nay. Ðồng thời, trong tương lai
gần đây, Tòa Thánh sẽ lên tiếng về lập trường của mình
đối với cả hai vụ này: bài trừ Do thái và chính sách khủng
bố.
Sau buổi gặp gỡ
ÐTC, Tổng thống Do Thái đến gặp ÐHY Angelo Sodano, Quốc vụ
Khanh. Trong buổi gặp gỡ này, nhiều vấn đề được đem ra thảo
luận. Trước hết, hai bên nói đến mối quan hệ giữa Tòa
Thánh và Do thái, căn cứ vào "Văn Kiện Thỏa Hiệp Căn Bản"
(Fundamental Agreement), đã được ký kết giữa phái đoàn
Tòa Thánh và Do thái năm 1993 - rồi vấn đề gia tăng sự cộng
tác trong lãnh vực văn hóa, cách riêng các đề tài liên
hệ đến tình hình thê thảm hiện nay của Miền Trung Ðông.
Theo bản tin do
đặc phái viên của Nhật báo công giáo "Tương Lai" (số ra
ngày 13/12/2002) từ Betlem gửi về Roma, thì các tín hữu Kitô
ước mong rằng: chuyến viếng thăm của Tổng thống Moshe Katsav
tại Vatican có thể giải tỏa tình hình bao vây hiện nay, khởi
sự từ 22 tháng 11/2002. Thành phố Betlem bị tái chiếm một lần
nữa; nhiều vụ khám xét và bắt giam lại xẩy ra làm dân chúng
khiếp sợ. Lệnh giới nghiêm rất thẳng ngặt, thỉnh thoảng
được tạm đình trong ít giờ đồng hồ. Dân chúng không thể
dự thánh lễ, và trong những ngày tới đây, không thể tham
dự Tuần chín ngày chuẩn bị Lễ Giáng sinh. Mọi người đều
hy vọng rằng: trong ngày Vọng Giáng sinh, họ được tự do đi
lại trong Thành phố, nhất là được đến kính viếng Hang đá
nơi Chúa sinh ra, tham dự các lễ nghi truyền thống của Ngày Lễ
Giáng sinh. Dân chúng mệt mỏi và chán ghét những vụ khiêu
khích gây nên hoàn cảnh thê thảm hiện nay. Họ phàn nàn về
những vụ bạo động, khủng bố Kamikaze, tuy họ đồng ý về
cuộc tranh đấu cho nền độc lập quốc gia.
Ông Mohamed al-Madani,
người Palestine, thống đốc Betlem, tuyên bố rằng: vụ chiếm đóng
lần thứ hai này của Do thái, chỉ là do những lý do
chủ quan, độc đoán, không phải do vụ khủng bố xẩy ra
tại Giêrusalem ngày 21 tháng 11/2002 (gây thiệt mạng cho 11 người
và bị thương 48 người). Vụ khủng bố do một tên Kamikaze đến
từ xã El Khader, bên cạnh Giêrusalem, không phải từ Betlem, như
nhà cầm quyền Do thái quả quyết.
Trong "một sứ
điệp hòa bình" gửi trong dịp kết thúc tháng chay tịnh Ramadan
của Hồi giáo, và nhân dịp lễ Hannuka của Do thái và dịp Lễ
Giáng sinh tới đây, ông Mahomed al-Madani quả quyết rằng: Tên
khủng bố kia đến từ vùng do chính Do thái kiểm soát. Người
dân Palestine không có trách nhiệm về vụ khủng bố tại Giêrusalem
và chính các người Palestine cũng đã lên án vụ này cũng
như tất cả các vụ khác gây nên chết chóc cho các người
vô tội Palestine cũng như Do thái.
Ông Thống đốc Bêlem xác nhận rằng: Betlem lầm than, rên xiết dưới sức nặng đè ép của việc chiếm đóng khiếp sợ này và Betlem đau khổ về các vụ đàn áp, về chính sách tàn bạo và về những vụ tấn công ồ ạt, gây khiếp sợ trong dân chúng. Ông chủ trương rằng: tất cả những hành động này đều được thực hiện theo một chương trình hoặc những mục tiêu tuyển cử tới đây của Thủ tướng Ariel Sharon, của Tổng trưởng Quốc phòng Shaul Mofaz và của các tướng lãnh ủng hộ Thủ tướng. Họ đang khai thác máu của các người vô tội Palestine và Do thái.
(TÐK)