Huấn Ðức của ÐTC
trước giờ Kinh Truyền Tin
Trưa Chúa Nhật 10 tháng 11 năm 2002
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Huấn
Ðức của ÐTC trước giờ Kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 10 tháng
11 năm 2002.
(Radio
Veritas Asia 17/11/2002) - Quý vị và các bạn thân mến, Chúa
Nhật ngày 10 tháng 11/2002, tại Italia, là Ngày Tạ Ơn, vì hoa mầu
ruộng đất thu hoạch được. Vì thế, trước khi nguyện kinh
Truyền Tin vào Trưa Chúa Nhật, với các tín hữu hiện diện
tại quảng trường thánh Phêrô ở Roma, ÐTC đã nói vài lời
huấn đức về ý nghĩa của Ngày Tạ Ơn nầy, cũng như về việc
con người phải biết xử dụng đúng những tài nguyên thiên
nhiên, vừa đồng thời "quản lý" những tài nguyên đó
một cách có trách nhiệm. ÐTC đã nói như sau:
Anh
chị em rất thân mến,
1.
Vào Chúa Nhật thứ hai của tháng 11, tại Italia, được cử
hành Ngày Tạ Ơn, do "Liên Ðoàn Toàn Quốc Những Người
Gieo Trồng" cổ võ. Thật
là một việc tốt đẹp và cũng là một bổn phận, để cảm
tạ Thiên Chúa vì những hồng ân đã lãnh nhận trong năm,
và để tỏ lòng biết ơn đối với những con người
nam nữ đã lao động để múc
lấy những hồng ân Thiên Chúa từ ruộng đất. Những nông
dân thường ít được tôn trọng trong xã hội có mức phát
triển kỷ nghệ cao; nhưng thật ra, họ
rất đáng được mọi người quý trọng, vì công việc phục
vụ căn bản mà họ thực hiện cho toàn thể gia đình nhân loại.
Việc
gìn giữ các tạo vật là
một dấn thân của tất cả mọi người. Như các Giám Mục
Italia đã viết trong Sứ Ðiệp của các ngài, "chúng ta không
bao giờ được phép quên rằng trái
đất nầy thuộc về Thiên Chúa, mặc dù nó được đặt vào
tay con người, để con người thống trị nó (x. STK 1, 28). Vì thế,
cần có một sự thay đổi trên
bình diện văn hóa: từ việc hưởng dùng một cách vô trật
tự những tài nguyên, con người cần phải "trở về lại"
với việc quản trị một cách có trách nhiệm những hồng ân
mà Thiên Chúa ban cho chúng ta nơi tạo vật.
2.
Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố năm 2002 là
"Năm Của Núi Rừng". Cũng thế, Ngày Tạ Ơn được
cử hành vào Chúa Nhật mùng
10 tháng 11/2002 nầy, một cách đặc biệt, có liên hệ đến môi
trường núi rừng, cũng như với hồng ân của sự hùng vĩ
mà Rừng Núi nói lên cho con người. Từ muôn thuở, Rừng
Núi có khả năng thu hút tinh thần con người, đến độ trong
Kinh Thánh các Ngọn Núi được xem như là nơi đặc biệt để
con người gặp gỡ Thiên Chúa. Như
thế, Các Ngọn Núi trở nên biểu tượng cho việc nâng
tâm hồn con người lên cùng Thiên Chúa, Ðấng Tạo Hóa.
Các
Núi Ðồi không những chỉ là nơi để dưỡng sức và nghỉ
hè; đối với nhiều người, đó còn là nơi làm việc cực
nhọc hằng ngày, trong sự hiu
quạnh cô đơn. Các rừng núi là phần gia tài của tất cả,
và cần được tất cả mọi người tôn trọng, yêu mến,
và chú ý gìn giữ. Ðây là một công ích cho tất cả mọi
người; và sự bảo vệ Rừng Núi cho vẹn toàn, là điều rất
quý giá cho toàn thể nhân loại.
3.
Biết bao lần, khi đi qua các nẻo đường trên núi, chúng ta gặp
được những ngôi nhà thờ nhỏ, hoặc những tấm bia,
được dâng hiến cho Ðức Mẹ Maria. Từ trên núi cao, Ðức
Nữ Ðồng Trinh âm thầm canh phòng cho các con cái của Mẹ. Bài
phúc âm của Chúa Nhật hôm nay (tức Chúa Nhật ngày
10/11/2002) (x. Mt 25,1-13) gợi ý cho chúng ta biết
nhìn nơi Mẹ Maria như là "Người Nữ Khôn Ngoan", mẫu
gương cho giáo hội biết tỉnh thức
canh chừng, để chờ ngày Chúa Kitô vinh quang trở lại. Giờ
đây, chúng ta hãy tin tưởng khẩn cầu Mẹ; chúng ta xin Mẹ
giúp chúng ta trở nên những người quản lý khôn ngoan của
mọi tài nguyên trong thiên nhiên.
Sau
những lời trên, ÐTC xướng kinh Truyền Tin... và ban phép lành
cho dân chúng.
Sau
khi ban phép lành, ÐTC còn ở lại nơi cửa sổ,
để chào chúc các nhóm tín hữu từ xa đến, như từ
Tây Ban Nha, từ BaLan. Cuối cùng bằng tiếng Ý, ÐTC nhắc thêm
rằng ngày 10 tháng 11, tại Italia, còn là Ngày Toàn Quốc Nghiên
Cứu về Bệnh Ung Thư. ÐTC cầu mong
cho ngày nầy đạt được nhiều thành quả tích cực, và
Ngài dâng lời cầu nguyện cho những ai bị bệnh ung thư, vừa
đồng thời khích lệ những anh chị em đang dấn thân quảng đại
để phục vụ các bệnh nhân bị ung thư.
Quý
vị và các bạn thân mến, chúng ta vừa ôn lại kinh Truyền
Tin với ÐTC trưa Chúa Nhật ngày 10 tháng 11/2002. Trước khi kết
thúc chương trình, kính mời quý vị và các bạn theo dõi một
đoạn trích từ tông thư của ÐTC nói về Kinh Mân Côi, vì chúng
ta đang sống trong Năm Mân Côi, từ tháng 10 năm 2002 đến tháng
10 năm 2003. ÐTC đã nhấn mạnh đến khía cạnh kitô học của
Kinh Mân Côi nơi số 26 của tông thư, như sau:
"Việc
suy ngắm các mầu nhiệm Chúa Kitô trong kinh Mân Côi/ được
thực hiện bằng một phương pháp/ đã được lập ra để giúp
ta đồng hóa với mầu nhiệm. Ðó là phương pháp dựa trên
việc lặp đi lặp lại. Việc lặp đi lặp lại nầy/ trước hết/
được áp dụng cho Kinh Kính Mừng, được lặp lại 10 lần,
trong mỗi mầu nhiệm. Nếu lời kinh nầy được lặp đi lặp lại
một cách hời hợt, thì chắc hẳn người ta sẽ bị cám dỗ
xem Kinh Mân Côi như một việc đạo
đức khô khan và nhàm chán. Ngược lại,
người ta sẽ không cảm thấy khô khan, nhàm chán, nếu
xem kinh Mân Côi như một sự
trào dâng của tình yêu/ không
ngừng hướng về Ðấng mình yêu mến, với những cách diễn
tả tuy giống nhau trong nội dung, nhưng luôn luôn mới mẻ về phương
diện cảm xúc...
"Một
điều rõ ràng là: cho dù lời kinh Kính Mừng được lặp đi
lặp lại, trực tiếp dâng lên Mẹ Maria, nhưng hành vi yêu thương
rốt cuộc lại hướng về chính
Chúa Kitô, với Mẹ và qua Mẹ. Việc lặp đi lặp lại được
nuôi dưỡng bởi lòng khao khát được trở nên đồng hình
dạng cách hoàn hảo hơn với Chúa Kitô;
và sự trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô là dự
phóng đích thực của đời sống kitô. Thánh Phaolô diễn tả
dự phóng nầy bằng những lời đầy lửa mến, như sau: Ðối
với tôi, sống là Chúa Kitô, và chết là một mối lợi
(Phil 1, 21). Và nơi thơ Galata, thánh Phaolô còn viết như sau:
"Tôi sống, nhưng không còn
phải là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi" (Gal 2, 20).
Kinh Mân Côi giúp chúng ta trở nên đồng hình dạng với Chúa
Kitô sát hơn, cho đến khi chúng ta đạt được sự thánh thiện
thật sự."
Quý vị và các bạn thân mến, với những lời nhắn nhủ trên của ÐTC về ý nghĩa của Kinh Mân Côi, chúng tôi xin kết thúc chương trình Trưa Chúa Nhật với ÐTC nơi đây. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình kỳ tới.