Khóa học thường huấn
dành cho Linh Mục và Tu Sĩ nước ngoài
đang làm mục vụ tại Thụy Ðiển
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Khóa
học thường huấn dành cho Linh Mục và Tu Sĩ nước ngoài đang
làm mục vụ tại Thụy Ðiển.
(Radio
Veritas Asia - 6/10/2002) - "Người dân Thụy Ðiển và đời sống
văn hoá truyền thống" là đề tài học hỏi dành cho các
linh mục và tu sĩ ngọai quốc
đến Thụy Ðiển làm mục vụ trong những năm gần đây.
Khóa
thường huấn từ ngày 23 - 27/09/2002, dưới sự phụ trách của
linh mục của linh mục Ingvar Fogelqvist - giám đốc chủng viện
Stockholm, cùng với sự cộng tác giảng huấn của linh mục
Magnus Nyman và linh mục Sven Erik trực tiếp phụ trách giảng huấn,
được tổ chức tại thị trấn Visby - đảo Gotland nằm
trong khu vực biển Baltic thuộc phía Nam Thụy Ðiển.
Trong
chương trình học hỏi, các học viên có dịp tìm hiểu những
dấu tích văn hoá của "làng đồ đá Gotland", viện bảo tàng
đồ đá, tầu biển và những dấu vết lịch sử của đoàn
thủy thủ, hải tặc Bắc Âu (viking) đã đặt chân tới hoang
đảo này từ khoảng thế kỷ thứ 10. Ðời sống cổ truyền
đã đi vào lối sống của người dân điạ phương trong cuộc
sống đời thường, lễ hội dân gian, nghi lễ cưới hỏi, âm
nhạc truyền thống, nghệ thuật điêu khắc, làng nghề đồ đá
v.v...
Người
dân Thụy Ðiển tại Gotland đã đón nhận Tin mừng Kitô giáo
từ những năm đầu thế kỷ thứ XI, những di tích văn hoá,
đời sống tôn giáo của người dân địa phương cũng để lại
dấu ấn trong nét kiến trúc của những dãy nhà thờ cổ. Ngày
nay, đến đảo Gotland du khách có thể tham quan trên 100 ngôi nhà
thờ đá đã được xây dựng từ những năm sau thế kỷ
thứ X. Ðó là những ngôi thánh đường do giáo hội Công
giáo trước đây xây dựng, nhưng từ thế kỷ 17 thì giáo
phái Tin Lành trở thành quốc giáo của đất nước Thụy Ðiển
và những ngôi nhà thờ này được xem là những cơ sở tôn
giáo của giáo phái Tin Lành.
Hiện
nay có khoảng 20,000 người sinh sống tại đảo Gotland, hầu hết
họ là những tín hữu thuộc giáo hội Tin Lành, nhưng đã từ
nhiều thập niên qua người dân không còn thói quen tham gia những
sinh hoạt tôn giáo, hơn nữa rất đông người dân đã "xoá
tên" khỏi danh sách giáo xứ. Do đó rất nhiều ngôi nhà thờ
cổ chỉ còn mở cửa vào những dịp đại lễ giáng sinh, phục
sinh v.v... Dù vậy, cũng có một số giáo xứ cố gắng duy trì
sinh hoạt tôn giáo trong ngày lễ Chúa Nhật và cũng chỉ thu hút
được sự tham dự của một vài giáo dân thân quen.
Giữa
hàng trăm ngôi nhà thờ cổ của giáo phái Tin lành thì cũng
có sự hiện diện của môt ngôi nhà nguyện của tín hữu Công
giáo, có khoảng trên 200 giáo dân sinh sống tại đảo này. Mặc
dù chỉ là một họ đạo bé nhỏ, nhưng vị linh mục chánh xứ
cho biết ngôi nguyện đường này vẫn duy trì việc cử hành
thánh lễ và giờ nguyện kinh chiều mỗi ngày, hơn nữa thánh
lễ Chúa Nhật là cao điểm qui tụ những người tín hữu cùng
niềm tin tôn giáo.
Chính tinh thần nối kết của linh mục chánh xứ và các thành viên trong giáo xứ, là động lực để người giáo dân không cảm thấy bị lạc lõng trong đời sống niềm tin. Sự hội nhập văn hóa, lối sống thường ngày vô đời sống đạo điểm gặp gỡ giữa người giáo dân với những sinh hoạt tôn giáo trong giáo phận.
(An - Noel)