Liên hiệp quốc được thúc giục

để bảo vệ trẻ em tị nạn khỏi bị lam dụng tính dục

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Liên hiệp quốc được thúc giục để bảo vệ trẻ em tị nạn khỏi bị lam dụng tính dục.

Geneva (Zenit 4/10/2002) - Tòa thánh vừa cho biết hoàn cảnh của các em bé và thiếu niên tị nạn, một thành phần chiếm 45% số người tị nạn trên toàn thế giới, đang bị đe dọa bởi việc lạm dụng tính dục.

Lời kêu gọi được đưa ra bởi ÐTGM Diamuid Martin, quan sát viên thường trực tại Văn phòng Liên hiệp quốc tại Geneva, khi ngài đọc diễn văn trong phiên họp thứ 53 của Ủy Ban Ðiều Hành Chương Trình Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc.

Ðức TGM  kêu gọi "hãy bảo vệ nhiều hơn nữa cho hàng triệu t trẻ em đang rời bỏ nhà cửa và quê hương." Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến "việc bảo vệ trẻ em." Ngài nói, "trẻ em tị nạn, kể cả những em dưới 18 tuổi, chiếm khoảng 45% tổng số người tị nạn trên toàn thế giới. Ðây là thành phần dễ bị tổn thương nhất."

Ngài nói Nhiều báo động nghiêm trọng về việc khai thác  tính dục trẻ em tị nạn rõ ràng dẫn đến việc cần tiếp tục tái xét những chính sách của Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cũng như  tất cả những thành phần liên hệ của cao ủy trong lãnh vục này. Tuy nhiên, dù cần thiết đến đâu đi nữa, những bộ luật cũng như những qui tắc thực hành mới, tự chúng, không thể cung cấp những giải đáp cho thách thức này."

ÐTGM nhấn mạnh, "Cần thay đổi trên bình diện văn hóa. Khai thác tính dục một người, khi họ gặp hoàn cảnh nguy khốn, không phải là điều không thể nào tránh được... Bạo động tính dục không phải là chiều kích tất yếu của cuộc xung đột."

Ngài nói, "ngày nay Cộng đồng các quốc gia xác nhận rằng xử dụng bạo động tính dục trong cuộc xung đột quân sự là một tội phạm chống lại nhân loại. Cần phải xác nhận cách rõ ràng rằng, khai thác tính dục của trẻ em hoặc người trưởng thành, bởi  những người làm việc  nhân đạo là một việc làm không thể chấp nhận được." Ngài nói tiếp, "Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi, và  sẽ chắc chắn đưa đến môät sự hiểu biết mới về vị trí của việc di dân".

Ngài than phiền rằng, "Vào lúc có sự nhìn nhận nhiều hơn đối với chính sách di dân cởi mở, khôn ngoan và rõ ràng, vì chính sách nầy có thể đem lại lợi ích cho các nền kinh tế đã và đang phát triển,  thì lại thuờng  xảy ra điều thiếu xót  nầy là thiếu sự can đảm trong lãnh vực chính trị,  để đáp ứng vấn đề này." Ngài giải thích, việc thiếu xót những chính sách di trú khôn ngoan,  chỉ làm gia tăng việc buôn lậu con người;  người ta chi ra nguồn tài nguyên to lớn để chống lại  việc di  cư của những người mà thật ra họ  có thể mang lại sự những đóng góp hữu ích cho tiến trình  kinh tế và xã hội tại  quốc gia đón nhận họ."

 


Back to Home Page