Ðức Tổng giám mục Tauran
bộ trưởng ngọai giao của Tòa Thánh
nói rằng Quốc gia phải chấp nhận tôn giáo
chứ không phải dung thứ cho tôn giáo
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Ðức
Tổng giám mục Tauran, bộ trưởng ngọai giao của Tòa Thánh nói
rằng Quốc gia phải chấp nhận
tôn giáo, chứ không phải dung thứ
cho tôn giáo.
Mexico
city, Mê- hi-cô (Zenit 30/09/2002) - Ðức Tổng Giám Mục Tauran,
ngoại trường TòaThánh, đã nói rằng Nhà Nước không nên
giả định rằng Giáo hội phải luôn luôn phục vụ cho
hệ thống chính trị của một quốc gia, nhưng
có quyền để kỳ vọng vào sự hợp tác của giáo hội
trong những lãnh vực cổ
võ công ích."
Phát
biểu tại cuộc họp về "Mối Tương Quan Giữa Giáo Hội và
Nhà Nước trong một Quốc
Gia Hiện Ðại," ÐTGM Jean-Louis Tauran, bộ trưởng ngoại giao
tòa thánh nói, các cộng đoàn các
tín hữu không bao giờ nên ủng
hộ một đảng phái hoặc một chương trình chính trị. Ðiều này
có thể tạo ra sự thao tác nguy hiểm."
ÐTGM
đọc bài diễn văn hôm thứ Tư (25/09/2002) tại cuộc họp quốc
tế về tự do tôn giáo, được tổ chức tại hội đường
của Hiệp Hộäi các đại học Châu Mỹ La tinh,
nằm trong Làng Ðại Học, nơi
ngài được tuyên dương vì
những đóng góp và đổng thời ngài
ký tên vào điều lệ
thành lập Học Viện Tự Do Tôn Giáo tại Mêhicô.
ÐTGM
đang hiện diện tại Mêhicô để mừng kỷ niệm 10 năm tái-thiết
lập mối bang giao giữa tòa thánh và Mehicô.
Ngài
dùng cơ hội này để nêu lên những vấn đề như: Giáo hội
làm ích gì cho ai nếu giáo hội chỉ lập lại những gì mà mọi
người khác đang nói và đang làm? Giáo hội sẽ là gì, nếu
giáo hội không làm nhiều hơn nhưng chỉ bắt chước thế giới?
Trích
từ công đồng Vatican thứ hai, ÐTGM nói, "tương lai nhân
loại đang nằm trong tay của những người có thể cống hiến
cho những thế hệ tương lai
lý do để sống và hi vọng." Trong lãnh vực này, "các
nhà cầm quyền
chính trị và các nhà
lãnh đạo tinh thần phải cùng nhau làm việc."
Ngài
nói, "sức sống của xã hội và sự phù hợp các
đường lối chính trị đòi hỏi một
quốc gia nên
có những con người có
niềm Tin tôn giáo, biết
yêu thương và hi vọng.
Về
các mối quan hệ giữa Giáo hội và Nhà Nước, ÐTGM Tauran nói,
một quốc gia bao dung phải thực hành "một sự trung lập tích cực." Ðiều nầy kéo theo hệ luận là việc nhìn nhận tất cả các tôn giáo và sự
thể hiện bên ngoài
của tôn giáo, bao lâu tôn giáo
không phá rối trật tự và an ninh công cộng; hệ luận
khác nữa là duy trì những mối tương quan tốt với các nhà
lãnh đạo tôn giáo, những người đang hướng dẫn các tín
hữu của họ, và không can thiệp vào những vấn đề nội bộ
của giáo hội.
Hơn
nữa, ÐTGM nói, mối liên hệ như thế có thể biện minh cho việc
trợ giúp, nếu cần thiết, những hoạt động thông thường
và có lợi ích chung, ngay cả
khi các hoạt động nầy được thực hiện trong cơ sở của
tôn gáo, như tại các trường học và các bệnh viện.
Ðức
Tổng Giám Mục Tauran nói thêm: "Nhà
Nước không thể
làm ngơ, không biết đến "thực thể xã hội" của tôn
giáo. Một quốc gia dân chủ phải bảo đảm sự tự do tôn
giáo và cả tạo ra những
điều kiện giúp cho các tín hữu
thực hành tôn giáo của họ."
Ngài
nhấn mạnh, "đây là lý do tại sao tôi đưa ra ý kiến rằng
quốc gia, ngoài việc dung thứ, phải chấp nhận tất cả những
yếu tố văn hóa và tinh thần kết thành dung mạo của quốc
gia."
Vị
đại diện tòa thánh nói rằng, những nguyên tắc hướng dẫn
các mối liên hệ giữa tôn giáo và nhà nước là: sự hiểu
biết lành mạnh về tự do tôn giáo, căn cứ vào
Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, vào Hiến
Pháp quốc gia và vào những thỏa
ước giữa giáo hội và nhà nước.
Những
hiểu biết nầy cũng được tìm thấy trong trong những bản văn
luật pháp quốc tế, trong đó
có xác nhận rằng tự do tôn giáo là quyền tự nhiên căn
bản của con người, chứ không phải là một "nhượng quyền
do nhà nước ban cho". Sự tự do như thế phát xuất từ bản
tính của con người, và nhà
nước chỉ phải nhìn nhận, bảo đảm và bảo vệ.
Ngài nói thêm, tự do tôn giáo có thể bị giới hạn trong sự biểu lộ ra bên ngoài, chỉ trong trường hợp nhắm duy trì trật tự, an ninh, luân lý và sức khỏe. Ngài cũng quả quyết thêm rằng tự do tôn giáo không được dẫn đến việc kỳ thị chống lại những người không có niềm tin.