Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ
Phản Ðối Việc Tấn Công Chống Lại Iraq
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Các
Vị Giám Mục Hoa Kỳ Phản Ðối Việc Tấn Công Chống Lại Iraq.
Washington,
Hoa kỳ (Zenit 18/09/2002) - Ðức Cha
Chủ tịch hội đồng giám mục Hoa kỳ đã viết thơ cho tổng thống
Bush của Hoa kỳ, thúc giục tìm ra một biện pháp khác, thay thế
cho giải pháp tấn công quân sự
vào Iraq.
Trong
thư, ÐTGM Wilton Gregory nói, một cuộc tấn công vào Iraq,
như là biện pháp phòng ngừa trước,
là điều không
phù hợp với những
nguyên tắc luân lý.
Trong
thư, Ðức Cha phân tích, dựa theo ánh sáng của những nguyên
tắc luân lý, phân tích khả
thể về
một chiến dịch quân sự nhằm lật đổ ông Sadam Hussein,
dựa trên khoảng số 2,309 của sách giáo lý giáo hội Công
giáo.
Theo
những nguyên tắc này, thì một cuộc chiến tranh
đúng, có "chính nghĩa" hay nói cách khác,
"quyền tự vệ hợp pháp", đòi hỏi phải có "lý
do chính đáng", quyền quyết định hợp pháp, khả năng có
thể thành công, sự cân xứng
giữa nguyên nhân và hậu quả, và không được gây tổn hại
đến thường dân.
Về
"lý do chính đáng" , Ðức Cha Gregory nêu lên câu hỏi: chúng
ta đã có những bằng chứng rõ ràng và chính xác về sự
liên kết giữa Iraq và các cuộc tấn công của ngày 11/09/2001,
hoặc những bằng chứng rõ ràng và chính xác về một
cuộc tấn công nghiêm trọng rộng lớn
hay không?
Ngài
hỏi: chúng ta có nên phân biệt giữa những nỗ lực để
thay đổi một thái độ không thể chấp nhận được của một
chính phủ và những nỗ lực nhằm kết thúc sự hiện hữu
của chính quyền đó hay không?
Về
vấn đề thẩm quyền quyết định hợp pháp, Ðức Cha Gregory tin
rằng, "một hành động tấn công như thế phải được sự
chấp nhận của thượng viện và của Liên Hiệp quốc." Ngài
giải thích, "cùng với Tòa thánh, chúng tôi rất nghi ngờ
về việc đơn phương xử dụng lực lượng
quân sự, nhất là xét vì
hành động nầy sẽ tạo ra những tiền đề đáng lo ngại.
Trích lời trong quyển giáo lý Công giáo, ngài nhấn mạnh rằng
việc sử dụng quân sự cần
phải có "những viễn tượng sẽ được thành công"
và "không được tạo ra những
hậu quả xấu và sự rối loạn, tệ hại hơn điều xấu
mình muốn lại bỏ."
Ðức
Cha Gregory nhấn mạnh, Cuộc chiến chống Iraq có thể có những
hậu quả không tiên đoán được, không chỉ cho Iraq nhưng còn
cho nền hòa bình và ổn định tại những nơi khác tại Trung Ðông.
Liệu "cuộc tấn công trước để phòng ngừa nầy" có
thể thành công trong việc ngăn cản những đe dọa nghiêm trọng,
hay là thay vào đó, thì lại gây ra những
tấn công mới khác?
Thử
hỏi: những ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn nào sẽ có
trên người dân Iraq nếu một cuộc chiến tranh khác lại xảy
ra tại đây? Sẽ có bao nhiêu thường dân vô tội bị đau khổ
và bị thiệt mạng, hoặc sẽ trở thành những kẻ không nhà,
không cửa, không còn gì để sống, và không công ăn việc
làm? Liệu cuộc chiến chống Iraq có đi
ngược lại trách nhiệm của
chúng ta, trong việc giúp xây dựng trật tự công bằng và ổn
định tại Afghanistan, và làm như thế
liên kết chống lại nạn
khủng bố hay không?
Sau khi nhận định rằng các cuộc xung đột vũ trang sẽ một mối nguy hiểm nghiêm trọng cho thường dân vô tội, Ðức Cha Gregory thúc giục tổng thống Bush hãy tiếp tục những nổ lực thiết lập một sự ủng hộ quốc tế rộng rãi, để tạo ra một tiến trình mới hữu hiệu và có tính cách xây dựng hơn, nhằm buộc chính quyền Iraq thi hành những cam kết quốc tế của họ.