Một Vị Thượng Phụ Công giáo Tại Iraq
Hi Vọng Saddam Hussein Sẽ Giữ Lời Hứa
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Một
Vị Thượng Phụ Công giáo Tại Iraq Hi Vọng Saddam Hussein Sẽ Giữ
Lời Hứa.
Baghdad,
Iraq (Zenit 18/09/2002) - Vị lãnh đạo cao cấp nhất của Công giáo
tại Iraq đã nói lên sự vui mừng của ngài tiếp theo nguồn
tin rằng Iraq sẽ cho phép phái đoàn kiểm soát vũ khí Liên
Hiệp Quốc trở lại Iraq.
Thượng
phụ giáo chủ nghi lễ Ðông phương tại Babylon thuộc Chaldeans,
đức Raphael I Bidawid nói: chúng tôi hi vọng rằng những lời
hứa sẽ được đi kèm với việc làm. Người dân Iraq không
thể chịu đựng thêm nhiều đau khổ hơn nữa. Họ đã bị kiệt
quệ sau 12 năm đau khổ và sầu thảm. Hiện tại việc tàn phá
và hủy diệt có nguy cơ xảy
ra tại đây.
Trong
một thông báo gởi đến cho thông tấn xã truyền giáo Misna,
Ðức thượng phụ nói rằng, việc thay đổi thái độ của ông
Saddam Hussein đã làm cho mọi người được "nhẹ thở".
Ngài
giải thích, nếu thực sự có chiến tranh, nó sẽ tàn phá tất
cả: Kitô hữu cũng như người Hồi giáo
cũng sẽ phải trả cùng một giá. Tôi cầu cùng Thiên
chúa để ngài dẹp bỏ được tai họa này.
Ngài
cho biết một cuộc xung đột mới có thể tạo ra một cuộc đối
đầu lớn bên trong thế giới Hồi giáo. Ðức thượng phụ
nói thêm, "hiện tại có một cố gắng để biện minh cho việc
tấn công với chủ ý lật đổ chính quyền của ông Saddam
Hussein, nhưng ai cũng biết rằng chiến tranh sẽ tạo nên một thảm
cảnh không thể tưởng tượng được."
Dân
số Iraq gồm 22 triệu với 1 triệu người
Kitô; trong số nầy, có 80%
là người Công giáo theo nghi lễ đông phương.
Ðức
thượng phụ kết luận, "tôi không nghĩ Hoa kỳ ngây thơ đến
độ chống lại thỏa hiệp
chung của nhân loại."
Trong
khi đó, tại Milan, hôm thứ ba ngày
17 tháng 9/2002, Ðức
thượng phụ Công giáo theo lễ nghi Hi lạp - Melkite, Ðức
Gregory III Laham của Antiochia, đã
gởi một bức thư đến tổng thống Saddam Hussein và cho tất cả
các nhà lãnh đạo của các quốc gia Ả rập, thúc giục họ
hãy lãnh lấy trách nhiệm cổ
võ hòa bình.
Ðức thượng phụ đã từng làm Phụ Tá Thượng Phụ tại Giêrusalem trong vòng 26 năm, đã nhấn mạnh rằng "lời nói cuối cùng phải là lời hòa bình chứ không phải chiến tranh."