ÐTC tiếp tân Ðại sứ Cộng hòa Slovenia
trình thư ủy nhiệm
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC tiếp tân
Ðại sứ Cộng hòa Slovenia trình thư ủy nhiệm.
(Radio Veritas
Asia - 7/09/2002) - Thứ năm 5/09/2002, tại Trại hè Castelgandolfo, ÐTC
tiếp ông Ludvik Toplak, Tân Ðại sứ
Cộng hòa Slovenia, trình thư ủy nhiệm.
Cộng hòa
Slovenia, bị sát nhập vào Liên Bang Yougoslavia từ năm 1945, dưới
chế độ Cộng sản của Thống chế Tito. Sau khi Khối Cộng sản
Trung Ðông Âu bị tan rã, năm 1991 Cộng hòa Slovenia trở thành
quốc gia độc lập. Trong miền Balcan , Cộng hòa Slovenia may mắn hơn
cả không bị chiến tranh tàn phá, như các nước khác
thuộc Liên Bang Yougoslavia: Croazia, Bosnia-Erzegovina, Kosovo,
Montenegro và Serbia.
Cộng hòa
Slovenia là một quốc gia nhỏ bé gồm có 20,251 cây số vuông với
hơn 2 triệu dân cư, hầu hết
theo Ðạo Công giáo.
Trong diễn văn
đọc khi tiếp Tân Ðại sứ
Slovenia, trước hết ÐTC nhắc lại hai chuyến viếng thăm của
ngài tại đây: Lần thứ nhất tháng 5 năm 1996 trong 2 ngày và
lần thứ hai trong một ngày 19/09/1999. Lần này ÐTC đến để
chủ tế Thánh lễ Phong Chân phước cho Ðức Giám mục Anton
Martin Slomsek , ngưòi đã có công lớn lao trong việc giáo huấn,
bảo tồn nền văn hóa Slovenia và trong việc thực hiện
công bình xã hội. Chân phước đã được Tân Ðại sứ nhắc
đến trong diễn văn trình thư ủy nhiệm lên ÐTC. ÐTC cũng gợi
lại những cuộc tiếp xúc với Tổng Thồng cộng hòa Slovenia
và nhiều nhân vật trong Chính phủ tại Vatican trong những năm
vừa qua. Các cuộc tiếp xúc này củng cố mỗi ngày mỗi thêm
mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Slovenia, vốn có từ
nhiều thế kỷ nay.
Ðức Gioan
Phaolô II ca ngợi những hoạt động của Chính phủ Slovenia cho
hòa bình và cho sự cộng tác giữa các Quốc gia. Tòa Thánh
sẵn sàng ủng hộ nỗ lực của Chính phủ trong những vận động
tiến đến việc gia nhập Khối Liên hiệp Châu Âu. Lấy lại
được nền độc lập, việc gia nhập Liên hiệp Châu Âu và
vai trò của Slovenia trong cuộc gặp gỡ hòa bình và đem lại lợi
ích của các quốc gia cựu Lục địa,
lại càng cần thiết hơn nữa.
ÐTC giải thích:
Việc gặp gỡ và đối thoại với các nền văn hóa và truyền
thống khác nhau, kiểu sống và các giá trị chung,
làm cho các dân tộc trở nên phong phú hơn và đem lại
nhiều ích lợi, nếu được thực hành trong thành thực và
trong tôn trọng lẫn nhau. Việc gia nhập Liên hiệp Châu Âu không
làm mất căn cước riêng của quốc gia Slovenia, căn cước người
dân Slovenia luôn luôn hãnh diện và bảo tồn. Người dân
Slovenia biết rằng: nếu gia tài cha ông để lại bị suy giảm đi,
thì quốc gia Sloveni sẽ bị lạc hướng, trước phong trào hoàn
cầu hóa, một đặc điểm của thời đại này.
Gia tài các vị
sáng lập quốc gia để lại là gia tài Kitô, từ nhiều thế
kỷ nay (thời hai Thánh Cirillo và Methodio, thế kỷ thứ IX) vẫn
là nền tảng, và ngày nay vẫn nuôi sống dân tộc Slovenia. Gia
tài này tạo thành một đóng
góp giá trị vào việc xây dựng và củng cố tại Châu Âu
một nền văn minh, nhằm đến việc hiểu biết nhau giữa các dân
tộc. Ðây là ơn gọi của Slovenia: ơn gọi làm chiếc cầu nối
giữa các nền văn hóa khác nhau, bằng việc cổ võ một sự
trao đổi ích lợi. Trong công việc này, Slovenia sẽ nhận
được sự ủng hộ hoàn toàn và khuyến khích của Tòa Thánh.
Trước đây
ít ngày, trong buổi tiếp Tân Ðại sứ Hy lạp cạnh Tòa Thánh,
ÐTC đã nhắc đến việc xây dựng tòa nhà chung của Châu
Âu trên các giá trị của nền văn hóa Kitô. Lần này, trong
buổi tiếp kiến tân Ðại sứ Slovenia, ÐTC nhấn mạnh một lần
nữa rằng: "Công việc xây dựng Tòa nhà chung Châu Âu phải
được dựa trên nền tảng những luật lệ hướng đến việc
cổ võ hiệp nhất và tình liên đới giữa các dân tộc của
Ðại Lục, cần phải lưu ý đến những giá trị, trên đó Châu
Âu phải được xây dựng. Một
số các giá trị này - vẫn lời ÐTC - làm thành
gia tài của nền nhân bản của Châu Âu và vẫn tiếp tục
bảo đảm việc chiếu dọi nền nhân bản này trong lịch sử văn
minh... Ðây là một dữ kiện không thể từ chối được:
truyền thống hai ngàn năm của nền văn minh Do thái-Kitô, một
nền văn hóa đã có khả năng hòa hợp, củng cố và cỗ võ
các nguyên tắc làm nền tảng của nền văn minh Châu Âu và
đã ăn rễ sâu vào nhiều nền văn hóa của các quốc gia cựu
Lục địa. Truyền thống này
vẫn có thể tiếp tục cung cấp một khung cảnh quí giá về đạo
đức luân lý để tham khảo
cho các dân tộc Châu Âu". ÐTC nhấn mạnh: "Cần phải phản
ứng lại mọi mưu toan loại trừ khỏi việc xây dựng Châu
Âu mới sự góp công của Kitô giáo, bởi vì việc loại trừ
này làm mất đi những nghị lực quan trọng cho tiến trình thiết
lập luân lý-văn hóa của cuộc chung sống hòa bình và văn
minh tại Châu lục này".
Nói đến vai
trò của Giáo hội Công giáo tại Slovenia, ÐTC cầu
chúc trong tương lai căn cước và vai trò của Giáo hội
được bảo tồn, bởi vì Giáo hội đã giữ một vai trò quyết
định trong việc giáo dục tiến đến các nguyên tắc nền tảng
của cuộc chung sống hòa bình và dân sự, trong việc đem đến
những giải đáp cho các vấn đề căn bản liên hệ đến ý
nghĩa cuộc sống của con người, trong việc bênh vực nền văn
hóa và căn cước của các dân tộc khác nhau. ÐTC nhấn mạnh:
"Giáo hội không tìm đặc ân, nhưng Giáo hội chỉ muốn chu
toàn sứ mệnh của mình để mưu ích cho toàn xã hội Slovenia.
Vì thế Giáo hội biết ơn Nhà Cầm quyền dân sự, bởi vì
Nhà Cầm quyền, với tinh thần đối thoại xây dựng, vẫn giữ
những mối quan hệ tốt đẹp với Cộng đồng Giáo hội, trong
việc tôn trọng hoàn toàn sở trường riêng biệt của mỗi
bên".
Ðức Gioan
Phaolô II nhắc lại một trường hợp cộng tác gương mẫu: Thỏa
ước giữa Tòa Thánh và
Cộng hòa Slovenia, được ký kết ngày 14 tháng 12 năm 2001. Ngài
ước mong Thỏa ước này
được thực hiện trong thời gian gần đây. Thỏa ước
bảo đảm một trong các quyền căn bản của con người: tự
do tôn giáo. Thỏa ước không phải chỉ qui định mối quan hệ
giữa Giáo hội và Nhà nước mà thôi, nhưng nhất là nhằm
phục vụ công ích của cộng đồng Công giáo và cũng là khởi
điểm tiến đến các thỏa ước khác sau này.
Tân Ðại Sứ
Cộng hòa Slovenia, ông Ludvik Toplak, sinh năm 1942, có gia dình và
hai người con. Tân Ðại sứ đậu
Tiến sĩ Luật và đã giữ nhiều chức vụ cao cấp trong các
guồng máy Nhà nước. Tân đại sứ là Viện trưởng Ðại
học Maribor. Trong tư cách này, ông đã đọc diễn văn chào mừng
ÐTC trong chuyến viếng thăm năm 1996, lúc ngài gặp Giới Khoa
học, Văn hóa và sinh viên tại đây. Lần thứ hai, trong chuyến
viếng thăm năm 1999, với tư cách là Chủ tịch Liên hiệp các
Viện trưởng Ðại học miền Trung-Âu, nhân danh các bạn đồng
nghiệp, ông đọc diễn văn chào mừng ÐTC cũng tại Ðại học
Maribor. Ông nhắc đến cuộc gặp gỡ này trong diễn văn chào
mừng ÐTC buổi trình thư ủy nhiệm: "Thưa ÐTC, tôi được hân
hạnh chào mừng Ngài hai lần. Lần thứ nhất, lúc ÐTC đến
viếng thăm Ðại học và gặp gỡ giới trí thức và sinh viên
tại Ðại học Maribor. Cuộc găp gỡ thứ hai do các vị lãnh đạo
các Ðại học miền Trung Âu yêu
cầu, để đẩy mạnh chương trình Khoa học và Giáo huấn, trong
lợi ích của Thuyết nhân bản toàn diện, của hòa bình và của
nền thịnh vượng cho mọi người, cả với việc giúp đỡ của
các kỹ thuật tân tiến về
thông tin".
Trong dịp trình thư ủy nhiệm, nhân danh Tổng thống và Chính phủ Slovenia, Tân Ðại sứ nói lên lòng biết ơn đối với ÐTC về tất cả những gì ngài đã làm cho Dân tộc Sloveni.