Tòa thánh kêu gọi cho một sự biến đổi sinh thái học
tại cuộc họp môi sinh tại Johannesburg
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Tòa
thánh kêu gọi cho một "sự biến đổi sinh thái học" tại
cuộc họp môi sinh tại
Johannesburg.
Johannesburg,
Nam Phi (Zenit 3/09/2002) - Tòa thánh kêu gọi cho "một cuộc biến
đổi sinh thái học" tại cuộc họp thế giới về
Môi Sinh, và cho rằng
đòi hỏi nầy đặt con người vào tâm điểm của sự phát
triển và bảo vệ môi sinh.
ÐTGM
Renato R. Martino, trưởng phái đoàn của tòa thánh tại cuộc họp
ở Johannesburg, đã đưa ra đề nghị này hôm thứ hai (2/09/2002)
khi phát biểu tại đại hội.
ÐTGM nói, "Con người phải là trọng điểm của các môí
bận tâm về
Phát Triển. Họ được quyền để sống khỏe mạnh, trong
sự hài hoà với thiên nhiên. Ngài nói thêm, "đặt quyền
lợi con người vào tâm điểm của các mối bận tâm đối với
môi sinh, là phương pháp bảo đảm nhất của việc gìn giữ tạo
vật." Ngài cho biết Tòa thánh giữ lập trường, không
phải dựa trên những điểm kỷ thuật, nhưng là trên những
giá trị mà "hành động và quyết định được khuyến khích,
do theo
quan niệm việc "Phát
Triển Bền Lâu".
ÐTGM
Martino nhấn mạnh, "phát triển là vấn đề đầu tiên và
trên hết của con người. Chúng ta phải nhìn nhận rằng các phương
tiện luật pháp kinh tế và kỷ thuật không đủ, để giải quyết những vấn đề đang
ngăn trở việc phát triển"
Ngài
nói thêm, nhiều vấn đề này là
những chủ đề liên quan đến
bản tính đạo đức và luân lý, vốn kêu gọi một sự
thay đổi thâm sâu trong khuôn khổ cụ thể của sự tiêu thụ
và sản xuất trong nền văn minh hiện đại, đặc biệt tại những
quốc gia kỷ nghệ.
Ngài
nói tiếp, "để đạt được sự thay đổi này, chúng ta
phải khuyến khích và ủng hộ một sự "biến đổi sinh thái
học." Ngài nói thêm, "để bảo đảm sự thõa mãn của
sinh thái con người, điều cần thiết là giáo dục trong trách
nhiệm sinh thái học. Nền giáo dục này không thể ăn rễ chỉ
bằng tình cảm hoặc với những ước muốn trống rỗng. Một
nền giáo dục thực sự trong trách nhiệm, mang lại một biến
đổi đích thực về tư tưởng và thái độ, cổ võ nền văn
hóa sự sống; và nền văn hóa này phải là nền tảng cho nền
văn hóa mới của việc phát triển"
Với
những lý do trên, ÐTGM nói rằng, đường lối đối với sự
phát triển đích thực trên thế giới là "sự đoàn kết
toàn cầu" mà ÐTC đã từng thúc giục.
ÐTGM nhấn mạnh, thách thức to lớn đang đối diện các quốc gia và cộng đoàn quốc tế là tổng họp sự phát triển với sự đoàn kết - một sự chia sẻ những quyền lợi đích thực. Những vấn đề của người nghèo phải được lắng nghe và đó là những trọng điểm của các chương trình tại địa phương, quốc gia và quốc tế. Ngài nhấn mạnh, những người đang sống trong tình trạng nghèo khổ phải được xét như là một chủ thể tham dự. Cá nhân và các dân tộc không thể nào trở thành dụng cu,ï nhưng phải là những vai chánh cho tương lai của họ.