Sứ Ðiệp của ÐHY Quốc Vụ Khanh

nhân danh ÐTC gửi cho

Ðức Giám mục Luca Brandolini

Chủ tịch Ủy ban Phụng vụ của HÐGM Ý

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Sứ Ðiệp của ÐHY Quốc Vụ Khanh, nhân danh ÐTC, gửi cho Ðức Giám mục Luca Brandolini, Chủ tịch Ủy ban Phụng vụ của HÐGM Ý.

(Radio Veritas Asia - 30/08/2002) - Nhân dịp Tuần lễ Phụng Vụ Toàn Quốc Italia lần thứ 53, diễn ra tại Assisi, thành phố của Thánh Phanxicô, từ thứ hai 26 đến 30/08/2002,  và nhân danh ÐTC, ÐHY Angelo Sodano, Quốc vụ Khanh, gửi sứ điệp cho Ðức Giám mục Luca Brandolini, Chủ tịch Ủy ban Phụng vụ của HÐGM Ý, về đề tài: "Phụng vụ, biểu lộ Mầu nhiệm của Chúa Kitô". Tuần lễ Phụng vụ này là một cuộc gặp gỡ hằng năm và  rất quan trọng đối với Giáo hội tại Ý, bởi vì Tuần lễ này hướng về tất cả những ai dấn thân trong việc cổ võ và linh hoạt Phụng vụ tại các Cộng đồng Kitô, tụ họp nhau để cầu nguyện, suy tư và chia sẻ dấn thân của người tín hữu Kitô: dấn thân rao giảng Tin Mừng cho đồng loại.

Trong sứ điệp ÐHY nhấn mạnh đến sự quan tâm cách riêng của ÐTC về sáng kiến hũu ích của cuộc gặp gỡ hằng năm này về Phụng vụ, đồng thời ngài cầu chúc công việc của cuộc gặp gỡ đem lại những thành quả dồi dào, để Phụng vụ được hiểu sâu rộng thêm mãi, bởi vì Phụng vụ là nguồn mạch và điểm cao nhất của đời sống Giáo hội (x. Hiến chế về Phụng vụ S.C. số 10).

Sứ điệp viết tiếp: "Ðược phong phú bởi gia tài vĩ đại và đặc biệt của Ðại Toàn xá năm 2000 và được thúc  đẩy bởi Tông thư  "Khởi đầu ngàn năm mới" (Novo Millennio ineunte), Giáo hội tại Ý cũng như trên cả Thế giới, được đặt đúng lúc vào viễn tượng của việc truyền giáo, với ý chí cương quyết: "Tiến ra khơi, Duc in altum", mà không lãng quên nguồn mạch nuôi dưỡng sự dấn thân của các tín hữu, là  Phụng vụ,  sự biểu lộ Mầu nhiệm Chúa Kitô".

"Tiến ra khơi", với khẩu hiệu này, Tuần lễ Phụng vụ thứ 53 muốn theo sát đường hướng mục vụ của HÐGM Ý, được trình bày rõ ràng trong văn kiện "Comunicare il Vangelo in un mondo che cambia" (rao giảng Tin Mừng trong một thế giới thay đổi). Văn kiện này nói rõ: Việc cử hành phụng vụ được mời gọi rao giảng Chúa Kitô Phục sinh, vừa mang đến cho mỗi một tín hữu một sự thúc đẩy tông đồ như thế nào, để có thể phổ biến trong thế giới sứ điệp cúu độ của Tin Mừng.

ÐHY Quốc vụ Khanh đặt câu hỏi: "Nhưng dung mạo nào được in vào các Phụng vụ của chúng ta,  để thông truyền Tin Mừng trong một thế giới thay đổi?" Ðể trả lời, ÐHY nhắc lại lời ÐTC viết trong Tông thư Novo Millennio ienunte như sau: "Dấn thân lớn lao hơn cả được đặt trong Phụng vụ, "điểm cao nhất mà hoạt động của Giáo hội hướng về và đồng thời, đây là nguồn mạch, từ đó phát xuất các nhân đức". Trong thế kỷ XX, nhất là từ Công đồng Vatican II trở đi, cộng đồng Kitô đã tiến bộ nhiều trong thể thức cử hành các Bí tích và nhất là Thánh Thể. Cần phải nhấn mạnh trong chiều hướng này, vừa đề cao việc cử hành Thánh Thể ngày Chúa nhật và ý nghĩa của Ngày quan trọng này. Ngày này phải được cảm nghiệm như ngày đặc biệt của đức tin, ngày của Chúa Phục sinh, và của ơn ban Chúa Thánh Thần, là thực  một  lễ Phục sinh trong Tuần" (NMI, 35).

ÐHY viết tiếp: Vì thế cần phải lắng nghe, phải thảo luận, phải  đối chiếu; cần nhắc lại những khía cạnh thần học và mục vụ phụng vụ; cần các linh mục - chứng nhân của mầu nhiệm - biết để mình hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần và có một sở trường cần thiết,  để theo sát những luật lệ phụng vụ và để áp dụng vào những hoàn cảnh cụ thể của mục vụ - cần đến các cộng đồng Kitô biết sống thực sự ý nghĩa của việc tham dự, chú ý đến việc linh hoạt phụng vụ và sẵn sàng hiến thân cho sinh hoạt Phụng vụ, luôn luôn đúng mức và ý thức về các cuộc cử hành, tránh những cản trở của việc tản mác, phân tán cộng đồng, của tính cách thụ động và của lãnh đạm, như thường xẩy ra.

Trong viễn tượng này - sứ diệp viết thêm - ÐTC khuyến khích Ðức Cha và các vị tham dự Tuần lễ Phụng vụ, hãy  tự hỏi chính mình: những con đường nào phải khởi sự và cần được thực hiện để làm cho Thánh Lễ Ngày Chúa nhật luôn luôn sống động và được tham dự cách ý thức hơn? Về điểm  này, ÐTC khuyên: "Việc tham dự Thánh lễ, đối với mỗi mỗi một tín hữu đã lãnh Bí tích rửa tội, phải là trung tâm của Ngày Chúa nhật, một dấn thân không thể khước từ được, phải tuân giữ,  không chỉ để khỏi lỗi luật truyền dạy, nhưng như là một nhu cầu của đời sống  Kitô, thực sự ý thức và gắn bó" (NMI 36).

Văn kiện "Hướng đi của Giáo hội Ý", số 47-49, trích lại một cách ý nghĩa bản văn của Tông thư "Khời đầu ngàn năm mới", cho thấy rõ tính cách trung tâm của Thánh Thể, bằng cách liên kết Bí tích này với đời sống giáo xứ: Thực sự như vậy, chính chung  quanh Thánh Thể của Ngày Chúa nhật, Ngày của Chúa,   Cộng đồng Kitô lớn lên và trưởng thành  và bổn phận rao giảng Tin Mừng được phú thác cho cộng đồng này.

Vì thế - Sứ điệp nhấn mạnh - Tuần lễ với  nguồn gốc đức tin và sứ mệnh của Giáo hội, qua việc tham dự mỗi ngày mỗi ý thức thêm mãi Thánh lễ. Việc tham dự này là để múc kín nơi Thánh Thể sức mạnh của việc canh tân thiêng liêng: chính việc canh tân này sẽ giúp cộng đồng giáo phận và giáo xứ cử hành với niềm an vui Mầu nhiệm Chúa Kitô, và như vậy toàn Dân Chúa luôn luôn hướng về một cuộc gặp gỡ sống động với Chúa Kitô.

Sứ điệp kết thúc: ÐTC cầu chúc công việc của Tuần lễ Phụng vụ biết đánh giá địa điểm và không gian, thời giờ  và những lúc thuận tiện của cuộc gặp gỡ với Chúa, bằng cách hướng việc suy tư về  một Phụng vụ luôn luôn chú ý không những đến các chờ  chờ đợi của các tín hữu, nhưng đến cả các nhu cầu của các người đã lãnh bí tích rửa tội, không tham dự thường xuyên vào đời sống phụng vụ-bí tích.

Chú giải sứ điệp trên đây, nhật báo "Tương Lai" số ra ngày 30/08/2002. đã đặt câu hỏi như sau: "Có thể thông truyền đức tin qua Phụng vụ hay không?".  Nhật báo trả lời: "Các Giáo phụ của Giáo hội đều xác tín như vậy". "Lex orandi, lex credendi" Luật tin là luật cầu nguyện. Giáo hội cầu nguyện thế nào, thì Giáo hội cũng tin như vậy. Vì thế người ta vẫn thường nói: "Nếu anh muốn học tin, anh hãy học cầu nguyện trong và với Giáo hội". "Từ hai ngàn năm nay, xác tín nầy của các Giáo phụ vẫn là phần gia tài được phổ biến, và truyền lại trong cộng đồng Kitô".

 


Back to Home Page