Phái đoàn các Giám mục công giáo Nga

hành hương Lộ Ðức để tạ ơn Ðức Mẹ

 

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Phái đoàn các Giám mục công giáo Nga hành hương Lộ Ðức để tạ ơn Ðức Mẹ.

Lộ đức - 03/03/2002 - (Theo Avvenire 03/03/2002) -  Trong những ngày  trước ngày cầu nguyện với ÐTC, được tiếp vận với nhà thờ chính tòa Moscowa, qua đài truyền hình, Phái đoàn các Giám mục công giáo tại Nga (3 trong 4 vị) đã hành hương tại Lộ Ðức, để tạ ơn Ðức Mẹ.  Một giây liên kết giữa Giáo hội công giáo Nga và Giáo hội công Pháp đã được xác nhận bởi những thời kỳ bi thảm của lịch sử Sô viết. Những thời kỳ này đã được Ðức TGM Moscowa nhắc lại trong những ngày hành hương tại Lộ Ðức.

Những khó khăn trên đường đối thoại với Giáo hội chính thống xem ra không gây hại gì cho mối liên kết chặt chẽ giữa các người công giáo tại Liên Bang Nga hiện nay. Trong những thập niên dưới chế độ cộng sản, các tín hữu Kitô đã phải chịu biết bao xỉ nhục, đàn áp. Sau thế kỷ XIV, các giáo phận Pietroburgo và Saratov có khoảng 350 giáo xứ công giáo và ít nhất 800 ngàn tín hữu. Nhưng đến năm 1917, cuộc cách mạng tháng 10 bùng nổ và người cộng  sản lên cầm quyền, Giáo hội bắt đầu leo lên Núi Calvario. Nhà cầm quyền cộng sản chủ trương thực hiện đường lối chính trị tiêu diệt tín ngưỡng, "chính sách vô thần hóa". Chỉ trong ít năm các cuộc bách hại dữ dội hầu như đã xóa bỏ hẳn sự hiện diện của các người công giáo khỏi lãnh thổ Liên xô.

Các Giám mục Nga hành hương Lộ Ðức thuật lại rằng: "Trong năm 1930, trong toàn lãnh thổ Sô viết, chỉ còn hai giáo xứ ". Từ đó, phát xuất mối giây liên kết với Giáo hội công giáo Pháp: hai nhà thờ giáo xứ còn lại trong thời gian bị bách hại,  là nhà thờ " Saint Louis của nguời Pháp"  ở Moscowa và nhà thờ  "Ðức Mẹ Lộ Ðức" (Notre Dame de Lourdes)  ở Leningrad.

Mặc dầu có mưu toan loại bỏ các tín hữu Kitô, các người công giáo của cựu Liên xô đã biết, từ hai nhà thờ giáo xứ này, bắt đầu khởi sự việc tái thiết vất vả các cơ cấu giáo hội. Công việc còn vất vả hơn nữa, nếu nghĩ đến việc chiến đấu chống lại ảnh hưởng tai hại của các giáo phái lan tràn khắp nơi, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ. Ngoài ra, đứng trước những cảnh nghèo khổ của người dân miền Ðông Âu, gây nên do chế độ vô sản, người công giáo còn tìm mọi cách giúp đỡ các người bị loại ngoài lề xã hội, thuộc bất cứ tôn giáo, mầu da, tiếng nói nào, bằng các công việc từ thiện qua các tổ chức Caritas giáo phận, giáo xứ...; đồng thời tiếp tục tranh đấu cho tự do lương tâm, tự do tôn giáo đã được Hiến pháp Nga bảo đảm.

Trong 10 năm qua, công việc phục hưng Giáo hội mỗi ngày mỗi phát triển và hứa hẹn tương lai tốt đẹp; các Giám mục nhận thấy có bổn phận đến Lộ đức để tạ ơn Ðức Mẹ về việc tái sinh thiêng liêng,  đồng thời cảm ơn Giáo hội Pháp đã giữ lại hai nhà thời tại Moscowa và Leningrad, để các người công giáo Nga có cơ hội nuôi sống đức tin trong thời kỳ bách hại.

 


Back to Home Page