Di dân là cơ hội cho việc đối thoại quốc tế
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Di
dân là cơ hội cho việc đối thoại quốc tế.
Vatican
(Zenit 7/07/2002) - Chủ tịch hội đồng toà thánh về di dân và
du lịch nói rằng: "hiện tuợng di dân đang mở ra một con
đường mới, để thực hiện cuộc đối thoại quốc tế."
ÐTGM
Stephen Fumio Hamao, nguời Nhật, đã đưa ra nhận định này trong
bài diễn văn tại cuộc hội nghị vào tuần trước tại Kota
Kinabalu, được tổ chức bởi Văn Phòng Phát Triển Nhân Bản
của hội đồng giám mục Á châu.
ÐTGM
nhấn mạnh, "từ sự nhận biết về "chân lý căn bản"
rằng, "tất cả chúng ta là con cái Thiên chúa," việc
này đưa đến "bổn phận đối xử tốt với mọi người,
bất chấp họ có phải là người Thiên chúa giáo hay không,
trong việc tôn trọng phẩm giá nhân loại."
Ngài
cổ vũ, mọi tín hữu của các tôn giáo phải xét đến "việc
đối thoại như là con đường chính yếu để đi theo, một dụng
cụ không thể thiếu được để 'dẹp bỏ những sự ngăn trở
của việc thiếu tin tưởng và thiên kiến."
Trong
khi cổ võ các Kitô hữu tiếp tục kiên nhẫn trong một "đường
lối không dễ dàng" của đối thoại. Ngài cũng giải thích
rằng, một cuộc đối thoại như thế "không được thực
hiện trong sự thờ ơ tôn giáo." Thật là một điều không
thể thiếu được rằng, các Kitô hữu 'hãy là những chứng
nhân rõ ràng về chính đức tin của họ."
Về
việc những nguời di dân bất hợp pháp và những nguời đang
tị nạn chính trị, ÐTGM Hamao nhấn mạnh rằng, "phẩm giá nhân
loại không bao giờ được biến mất."
Ngài
nói, nhiệm vụ của giáo hội là hãy lắng nghe những nguời
dân đang gặp cảnh khó khăn, để "tìm hiểu hoàn cảnh của
họ rõ ràng, và cũng để cung cấp thỏa mãn những nhu cầu
căn bản của họ."
ÐTGM
nói, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, hoàn toàn hợp với
lời dạy bảo Tin mừng, trong việc công bố quyền để sống của
mọi nguời, "một quyền vượt qua tất cả những bộ luật
khác và vì thế nó phải được nhìn nhận cho những người
di dân bất hợp pháp." Ngài nói tiếp, "tuy nhiên , điều
này không có nghĩa là để chống lại hoặc phủ nhận quyền
của cộng đồng trật tự và văn minh để bảo vệ chính lãnh
thổ của họ."
Ngài
nói thêm, "hơn nữa, sự đoàn kết Kitô trở nên cần
thiết để chăm sóc con người, đặc biệt giới trẻ, những
người không thể tự vệ chính họ, bởi vì chính họ thiếu tư
cách pháp lý để bảo vệ, hoặc bởi vì, họ không biết ngôn
ngữ của quốc gia mà trong đó họ đang bị ép buộc đến tị
nạn."
Về việc chấp nhận người di dân, ÐTGM Hamoa nói rằng, các quốc gia không nên nhìn một cách đơn giản chỉ để bảo tự vệ quyền lợi chung của họ mà thôi, "nhưng hãy xác tín bảo đảm quyền lợi của nguời di dân, để được sống với gia đình của họ và bảo quản cũng như phát triển di sản văn hoá và tôn giáo của họ."