Vài điểm nội dung sứ điệp HÐGM Mexicô
gởi cho toàn Dân Chúa
dịp viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Vài điểm nội
dung sứ điệp HÐGM Mexicô gởi cho toàn Dân Chúa dịp viếng
thăm của ÐTC Gioan Phaolô II.
(Radio Veritas
Asia - 18/07/2002) - Nhân chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II
tại Mexico, lần thứ năm, từ ngày 30/07/2002 đến 01/08/2002, HÐGM
Mexico, Ủy Ban Giám mục về Mục vụ dân thổ cư và Ủy Ban Giám
mục về Mục vụ xã hội, gửi một
sứ điệp dài cho toàn Dân Chúa, trong đó các ngài nhấn mạnh
đến vai trò của người dân
thổ cư trong việc thiết lập quốc gia Mexico, đồng thời kêu gọi
mọi người, cách riêng Nhà Cầm quyền trong nước, hãy
quan tâm cách riêng đến người dân thổ cư, và các
quyền của họ, từ lâu vẫn bị đặt ngoài lề xã hội. Việc
loại trừ này rất có thể là
một đe dọa cho hòa bình trong nước, như kinh nghiệm cho thấy
trong những năm vừa qua, nơi
cuộc tranh dấu đòi quyền lợi của dân thổ cư trong miền
Chiapas.
ÐTC Gioan
Phaolô II viếng thăm Mexicô lần này với mục đích tôn phong
Chân Phước Juan Diego Cuauthlatoazin,
người thổ cư đã được Ðức Trinh Nữ Maria hiện ra tại
Guadalupe, lên bậc Hiển Thánh và phong hai Vị Tử đạo Juan
Bautista và Jacinot de los Angeles, cũng người thổ cư,
lên bậc Chân phước. Các Giám mục viết: "Ðây là
hai biến cố đặc biệt của
hy vọng, vì nó tạo nên một thời gian của ơn phúc, trong tiến
trình rao giảng Tin Mừng tại Xứ sở chúng ta".
Các Vị chủ
chăn viết tiếp như sau: "Chuyến viếng thăm lần thứ năm của
ÐTC Gioan Phaolô II khuyến khích chúng ta, như Giáo hội, như Dân
Chúa, vừa củng cố chúng ta trong đức tin và trong việc theo
Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, tại
miền đất Mexico này. Chúng ta vui mừng cử hành lễ Phong Hiển
Thánh và Chân phước của các anh em thổ cư chúng ta, bởi vì
chúng ta biết rằng: việc công nhận
các Ngài bao gồm việc công nhận các người thổ cư như
dân tộc. Việc hội nhập Tin Mừng vào nền văn hóa, đề cao
sự phong phú của mỗi một nền văn hóa, của mỗi một dân
tộc, nơi chúng ta thấy rõ
ràng sức mạnh của Chúa Thánh Thần luôn luôn hành động và
khắp mọi nơi".
Sứ điệp quả
quyết: "Như thành phần của Giáo hội,
chúng ta rất muốn rằng: việc công nhận này cũng
được nhằm đi đến tiến trình trong đó người thổ cư trở
thành chủ thể của lịch sử của họ, bởi vì, dù các người
thổ cư, xét về nguồn gốc, là những người cũ trên phần
đất này, nhưng là những
người mới, xét về phương diện lịch sử. Việc phong Hiển
thánh và Chân phước cho anh em chúng ta người thổ cư, làm
cho tâm hồn chúng ta tràn đầy niềm vui, bởi vì việc công
nhận các Ngài về phía Giáo hội hoàn cầu có nghĩa là: các
Ngài là một gương sáng, có thể giúp chúng ta trở về nguyên
thủy và nguồn gốc thổ cư của dân tộc chúng ta. Tất cả chúng
ta có thể đồng hóa với kinh nghiệm của các Ngài và, nếu
chúng ta sống như các Ngài, Sứ giả của Thiên Chúa và của
Ðức Trinh Nữ, liên đới với các người hèn yếu, chúng
ta có thể tiến đến với Chúa Kitô và với Thiên Chúa.
Trong ý nghĩa này, ngoài việc có các anh em thổ cư này như những
vị bầu cử, như gương mẫu và hướng dẫn, các Ngài trở nên
như biểu hiệu cho tính cách sùng đạo của dân tộc. Thực ra,
một trong các nguồn phong phú văn hóa của các dân tộc thổ
cư , là lòng sùng đạo đức bình dân;
với lòng sùng đạo này, các Ngài nuôi dưỡng đức
tin và niềm hy vọng của các Ngài. Những biểu hiệu có một
sự quan trọng đặc biệt trong lòng sùng đạo bình dân,
được diễn tả bằng các cuộc rước kiệu, các lễ quan thầy,
việc sùng kính ảnh thánh, nhất là ảnh Ðức Trinh Nữ Maria
và Chúa Giêsu đau khổ... Ðối với dân tộc thổ cư, sự hiện
diện và sứ điệp của Ðức Maria Guadalupe làm thành yếu tố
nền tảng củng cố họ trong đức tin, vừa đem đến ý nghĩa
cho lòng sùng đạo của họ, trong việc đón nhận Tin Mừng và
trong kinh nghiệm sống bởi Tin Mừng trong đời sống hằng ngày".
Các Giám mục
Mexico nhắc lại lời Ðức Phaolô VI (1963-1978) nói về
lòng sùng đạo bình dân như sau: "Lòng sùng đạo này
biểu lộ sự đói khát Thiên Chúa. Chỉ có những người
nghèo nàn và đơn sơ có thể biết mà thôi; lòng
sùng đạo này làm cho họ trở nên những người có
khả năng sống quảng đại
và hy sinh đến bậc anh hùng...;
lòng sùng đạo này bao gồm một ý nghĩa sâu sắc về các đặc
tính của Thiên Chúa... lòng sùng đạo phát sinh những thái
độ bên trong rất ít khi được tuân giữ ở nơi khác, trên
cũng một cấp bậc như vậy... Nói tóm lại - lời ÐTC Phaolô
VI - Ta vui mừng gọi lòng sùng đạo này là "tôn
giáo, là đạo của người dân, hơn là lòng sùng đạo"
(Evangelii nuntiandi, 175, n.48).
Trong sứ điệp,
các vị chủ chăn Giáo hội Mexico biểu lộ sự lo lắng, trên bình
diện quốc gia, cách riêng về phía chính quyền, bởi vì vẫn còn
có những loại trừ ngoài xã hội các người nghèo khổ,
trong số này có các anh chị em thổ cư. Các ngài kêu gọi sửa
lại những sai lầm này bằng cách nhấn mạnh rằng: "Quốc gia
Mexico mắc nợ với dân tộc thổ cư, đó là món nợ của
việc thiết lập mối quan hệ mới giữa Chính phủ, xã hội và
dân tộc thổ cư, dựa trên việc tôn trọng và tham dự vào
các công việc chung".
Về phía Giáo
hội, các Giám mục nhắc lại dấn thân đối với dân thổ cư.
Các ngài viết: "Là Giáo hội, làm sao chúng ta có thể quên
được những đau khổ lớn lao và lâu dài các dân thổ cư
của Lục địa này phải chịu trong thời kỳ Khám phá và dưới
chế độ Thuộc địa? Chúng ta hãy nuôi dưỡng xác tín này là
Người thổ cư (Thánh Juan Diego), sứ giả rất đáng tín nhiệm
- như sứ điệp của Ðức Bà Guadaplue loan báo - đem đến cho
chúng ta cơ hội coi nhau như anh chị em tại Quê hương này. Không
thể sống tại một Mexico chia rẽ bởi chế độ kỳ thị chủng
tộc; các dân tộc thổ cư - theo đức
công bình - đáng được sự công nhận trong nền văn hóa,
cách sống và sự tự trị của họ. Tiến trình chuyển tiếp mà
quê hương chúng ta đang sống, không thể bị bóp nghẹt, do bởi
thiếu tính cách nhậy cảm chính trị của các vị đại diện của
chúng ta: các vị này, nếu thành thực muốn đáp lại sứ mệnh
đã lãnh nhận trong cuộc bầu cử, phải làm ra những luật lệ
công bình và canh phòng việc thực hiện những luật lệ này.
Chúng tôi (các giám mục) kêu gọi toàn xã hội Mexico,
để đừng trì hoãn nữa việc công nhận các quyền và
nền văn hóa của dân tộc thổ cư. Chúng ta phải thay đổi những
tiêu chuẩn và thái độ đối với dân thổ cư, để đi từ
một cái nhìn coi họ như một "đối tượng" của lòng quảng
đại và nhân hậu của chúng ta, đến một cái nhìn mới coi
họ như những con người và những dân tộc ngày nay đang đòi
hỏi điều thuộc về họ do
đức công bằng: trở nên chủ thể có quyền lợi".
Trong phần kết
thúc Sứ điệp các Ðức Giám mục viết như sau: "Chúng tôi
muốn nhắc lại rằng: Ðức Trinh Nữ gửi một dấu hiệu để
chúng ta tin vào "vị Sứ giả của Người, người thổ cư
(Juan Diego): cắt một bông hồng kế bên nơi Người hiện ra giữa
Mùa Ðông. Ngày nay các bông hồng mà Mẹ Maria xin chúng ta cắt
lấy, là những cố gắng của
các dân tộc được tổ chức hòa hợp với nhau, để có cơm
bánh, căn cứ vào sự cần cù
lao công, khi các chương trình cứu trợ xã hội không được
thỏa mãn. Các bông hồng mà chúng ta dâng cho Mẹ Maria
Guadalupe, để Mẹ chạm vào bằng bàn tay yêu thương của Mẹ,
là những bông hồng nói lên tình huynh đệ, loại trừ những
đặc ân của một số ít, và làm cho chúng ta trở thành một
dân tộc Mexico duy nhất, bằng việc tôn trọng, trong cùng một
lúc, các khác biệt của mỗi
một dân tộc, bởi vì chính cái khác biệt này là sự phong
phú của chúng ta".
Sau cùng, các vị chủ chăn phú thác mọi cố gắng cho Thiên Chúa của Sự Sống và là Ðấng muốn các con cái Ngài được sống dồi dào, và tín nhiệm vào Mẹ Guadalupe; các ngài muốn đồng hành với dân tộc trong việc tìm kiếm những điều kiện sinh sống tốt đẹp hơn cho mỗi một người và cho mọi người dân trong nước.