Tự do tôn giáo có một ít cải tiến

trên toàn thế giới

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Tự do tôn giáo có một ít cải tiến trên toàn thế giới.

Roma (Zenit 1/07/2002) - Tổ Chức  "Trợ Giúp Giáo Hội Ðau Khổ" cho biết sự dung thứ và đối thoại tôn giáo đang tiến triển trên toàn thế giới, tuy nhiên tại một vài quốc gia tình trạng không được cải tiến,  do bởi còn nhiều tinh thần bất khoan dung.

Bản tường trình, được đưa ra tại Roma cho biết: tại những quốc gia như Sudan và Yemen, việc trở lại đạo Công giáo là việc có thể khiến người đó  bị án tử hình.  Tổ Chức "Trợ Giúp Giáo hội Ðau Khổ" là một tổ chức viện trợ quốc tế của Công giáo,  có cơ sở tại Ðức.

Tại những vùng khác như Trung quốc và Việt nam, việc truyền giáo đang bị kiểm soát nghiêm ngặt, bởi các nhà cầm quyền; tại những  quốc gia nầy, nhà cầm quyền áp đặt những hình phạt gắt gao cho việc vi phạm các nguyên tắc do nhà nước đưa ra.

Tại Ấn độ và Indonesia, những nhóm khủng bố quá khích ngăn chận việc thực hành niềm  tin của các tôn giáo khác. Và tại những quốc gia như Nga và Ukraine, truyền thống tôn giáo đang hiện diện trong quốc gia,  đã gây nhiều khó khăn cho công việc truyền giáo của các tôn giáo khác.

Tổ Chức  này nói tiếp, bối cảnh tự do tôn giáo vẫn còn quá nhiều khía cạnh đen tối và nhiều vấn đề chưa được giải quyết, bao gồm việc ngược đãi, tàn sát và  đàn áp.

Các tác giả của bản tường trình đã chia các quốc gia vào 5 vùng như sau: vùng Hồi giáo; vùng cọng sản, vùng Phật giáo và Ấn giáo, vùng với nhiều cuộc xung đột địa phương, vùng với những giới hạn.

Riêng tại vùng cọng sản gồm có bốn quốc gia: Trung quốc, Việt nam, Cu ba và Bắc hàn, những quốc gia mà việc thờ phượng đang được nhân nhượng nhưng chỉ khi nào các tôn giáo này chịu sự kiểm soát chặc chẽ bởi các cơ quan của nhà nước;  các cơ quan này thường xâm phạm vào những quyết định tế nhị, như việc bổ nhiệm giám mục hoặc quyết định con số ứng sinh được nhập vào đại chủng viện hàng năm.

Thêm vào đó, việc phân biệt về tư tưởng chính trị và xã hội, như việc loại bỏ những người có tôn giáo không được gia nhập vào đảng chính trị, và việc đàn áp đối với những người gắn bó với những giáo hội, hoặc  với những niềm tin không chấp nhận  quyền kiểm soát của nhà nước.

Giáo sư Luca Diotallevi, thuộc đại học Roma, nhấn mạnh đến bốn chiều hướng tích cực: Việc gia tăng con số  nhiều quốc gia điều chỉnh luật pháp bảo vệ tính cách  đa dạng tôn giáo, gia tăng con số những người cải đạo, chủ nghĩa đa nguyên mạnh hơn giữa các tôn giáo, và gia tăng sự nhạy cảm và các mối liên hệ giữa các tôn giáo khác nhau.

 


Back to Home Page