ÐTC tiếp kiến

tân đại sứ của Macedonia tại Vatican

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

ÐTC tiếp kiến tân đại sứ của Macedonia tại Vatican.

Vatican (Zenit 30/06/2002). Nhắc lại cuộc chiến tại vùng Balkans trong thập niên 1990s, ÐTC Gioan Phaolô II kêu gọi cựu Cộng Hòa Nam tư của Macedonia hãy ủng hộ việc hòa giải giữa các công dân của những nhóm sắc dân khác nhau.

ÐTC khuyến khích thay thế  những  tâm tình thù hận, bằng thái độ của tình anh em và cởi mở đối với những người khác.

ÐTC đã đưa ra lời kêu gọi này hôm thứ Sáu (28/06/2002), khi ngài tiếp kiến vị tân đại sứ của Macedonia, ông Ivan Angelov, tại Vatican.

Cựu Cộng hòa Nam tư của Macedonia đã tuyên bố độc lập vào năm 1991, nhưng đến năm 1995 mới được quốc tế nhìn nhận.

Giữa 12 triệu dân tại đây, Albania là một sắc dân đông nhất, và đây cũng là lý do tại sao Macedonia đã bị khuấy động, trong những năm gần đây với những căng thẳng sắc tộc.

Chính thống giáo chiếm 2/3 dân số, Hồi giáo chiếm 30%. Và tại đây chỉ có 10,000 người Công giáo.

ÐTC cổ võ những cố gắng của nhà cầm quyền Macedonia, những người đang thi hành việc cải cách hiến pháp và ban hành những bộ luật nhằm tôn trọng "quyền của những sắc tộc thiểu số," và khích lệ sự "tham gia của họ trong tiến trình chính trị."

ÐTC nói trong bài diễn văn chào mừng rằng, "điều này sẽ giúp  khích lệ tiến trình  theo hướng đối thoại, hòa giải và việc chung sống hòa bình."

Ngài nhấn mạnh, trọng tâm của nổ lực này, chính yếu, phải là tâm hồn của con người, bởi vì tại đó, nơi mà thù hận và tinh thần của sự lừa đảo có thể làm tổ, nơi mà những cảm giác  làm phát sinh mọi hành động đàn áp.

ÐTC nói, "việc hiểu biết vô tư và khách quan về người khác là một việc làm vô giá, trong việc giúp đỡ chính người dân biết chấp nhận nền văn hóa và các truyền thống tôn giáo khác nhau."

Ngài nói tiếp, "nếu điều này xảy ra, bước tiến đầu tiên hương về đối thoại đã được thực hiện - bởi vì tôn trọng sự đa dạng là một điều kiện không thể thiếu được cho mối liên hệ đích thực giữa những cá nhân và các nhóm sắc tộc."

ÐTC nói tiếp, "một giải pháp khác nữa hướng đến con đường này là công lý, một sự việc đòi hỏi việc nhìn nhận và  đền bù thiệt hại cho những sự xấu xa đã vấp phạm." Ngài nhấn mạnh, "Tuy nhiên việc này cũng ám chỉ đến việc tái lập sự hòa hợp của mỗi người với Thiên chúa, với người khác và với chính họ."

Ðây là lý do tại sao sự tha thứ và công lý không tương phản với nhau. Tha thứ "không làm giảm đi sự hiện hữu của công lý, nhưng cố gắng để tái hội nhập cá nhân và các nhóm trong một xã hội và quốc gia trong một cộng đoàn của các quốc  gia, qua một cảm giác đổi mới đối với trách nhiệm, và nếu có thể, qua tình liên đới  với các nạn nhân của những bất công trong quá khứ."

Ông Ivan Angelov, 61 tuổi, tân đại sứ, có gia đình với hai người con. Ông là  một giáo sư đại học môn sinh vật, và cựu bộ trưởng nông nghiệp;  trong thời gian gần đây, ông là quan sát viên thường trực của quốc gia ông tại tổ chức lương nông thế giới.

 


Back to Home Page