Hiến chương Âu châu

phải được mở rộng đối với các giá trị Kitô

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Hiến chương Âu châu phải được mở rộng đối với các giá trị Kitô.

Vatican (Zenit 27/06/2002) - ÐTC Gioan Phaolô II một lần nữa kêu gọi rằng, Hiến chương Âu châu phải nhìn nhận vai trò Kitô giáo, trong việc giúp định hướng chủ nghĩa nhân bản, một chủ nghĩa mà chính Thế giới cũ đã từng hãnh diện.

ÐTC đưa ra lời yêu cầu này khi tiếp nhận tân đại sứ Pháp (Ông Pierre Morel, 58 tuổi), đến trình thư ủy nhiệm tại Vatican.

ÐTC nói, "Vào lúc Ủy Ban chịu trách nhiệm việc soạn thảo Hiến chương cho Liên Hiệp Âu châu, bắt đầu công việc,  thì điều xem ra căn bản là phải làm sao để người ta nhìn thấy rõ hơn  những mục tiêu của việc  xây dựng Liên Hiệp, cũng như  thấy được những giá trị làm nền tảng cho Hiến Chương.

Mục đích của hôị nghị Âu châu, được chủ sự bởi cựu tổng thống Pháp, ông Valery Giscard d'Estaing,  và đã bắt đầu các phiên họp từ tháng hai năm nay, để thiết lập bản Hiến chương và  vẻ ra mô hình về cơ chế  tương lai cho Âu châu.

ÐTC lập lại câu hỏi mà ngài thường nói trong thời gian gần đây rằng, "làm  sao để có thể không nhắc đến  phần đóng góp quyết định của các giá trị được Kitô giáo truyền đạt?; Kitô giáo đã đóng góp và tiếp tục đóng góp  cho đặc tính văn hóa và nhân bản mà chính Âu châu, một cách họp pháp, đã từng hành diện;  nếu không có kitô giáo,  thì quả thật  ta không thể nào hiểu được căn cuớc sâu xa của Âu Châu".

Chính phủ Pháp đóng một vai trò quyết định trong việc chống lại bất cứ đề cập nào về Thiên chúa giáo, trong các tài liệu Âu châu. Tổng thống Jacques Chirac và thủ tướng Lionel Jospin của Pháp, đặc biệt, được xếp vào thành phần chống đối việc đề cập các giá trị tôn giáo, trong hiến chương Âu châu, được phát hành dạo tháng 10/2000. Cả hai ông nầy đều tin rằng, ngay cả việc đề cập chung chung về tôn giáo cũng là một việc vi phạm nguyên tắc của quốc gia Pháp,  về việc  tách rời giữa nhà nước và tôn giáo.

ÐTC hỏi, "có lẽ, đây không phải là một trong những nét đặc trưng của di sản nhân bản của Âu châu, đã ăn rễ sâu trong lịch sử lâu dài Kitô giáo, và tác động  để mọi người và mọi quốc gia có thể sống trong phẩm giá và trong sự tôn trọng những quyền căn bản cá nhân và tập thể, hay sao?"

 


Back to Home Page