Chia cách kỷ thuật số (Digital divide)

cần phải được nối lại

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

"Chia cách kỷ thuật số" (Digital divide) cần phải được nối lại.

New York (Zenit 19/06/2002) - Tại Liên Hiệp Quốc, Tòa Thánh  đã lên tiếng kêu gọi hãy vượt qua sự "chia cách kỷ thuật số" trong kỷ thuật thông tin đang gây chia cách giữa người giàu và người nghèo.

ÐTGM John P. Foley, chủ tịch hội đồng tòa thánh về truyền thông xã hội,  lên tiếng về những bận tâm của ÐTC trong lãnh vực này khi ngài đọc bài diễn văn tại cuộc họp của hội đồng Liên hiệp quốc về kỷ thuật thông tin và viễn thông  phục vụ  cho việc phát triển. Cuộc họp diễn ra trong hai ngày  thứ hai (17/06/2002)  và thứ ba (18/06/2002).

ÐTGM Foley nói, "vấn đề quan trọng nhất về tiến trình kỷ thuật là liệu nó có giúp mỗi người trở nên "thật sự tốt hơn" hay không. Có nghĩa là trưởng thành hơn về mặt tâm linh, nhận thức rõ hơn phẩm giá  bản tính nhân loại của họ, có trách nhiệm hơn, cởi mở hơn với người khác, đặc biệt những người đang túng thiếu và yếu kém, và sẵn sàng hơn để cho  đi và giúp đỡ cho moi người."

Diễn tả mối bận tâm của ngài để làm cho việc thông tin và kỷ thuật thông tin có thể được tiếp nhận bởi nhiều người có thể,  ÐTGM nhắc lại ba nguyên tắc căn bản của truyền thông, "tính cách quan trọng của sự thật, phẩm giá của một nhân vị, và cổ võ quyền lợi chung."

Ngài nhấn mạnh, "nối kết sự chia cách "kỷ thuật số" đòi hỏi nhiều phương pháp phải được thực hiện, để chấm dứt sự phân biệt  và chia cách, một cách bất công,   giữa người giàu và người nghèo, từ ngay bên trong quốc gia của họ, cũng như giữa những quốc gia với nhau, trên bình diện  xử dụng những kỷ thuật mới để thông tin và truyền thông.

ÐTGM Foley nói, "việc nới rộng các phục vụ truyền thông căn bản, đến toàn thể người dân tại những quốc gia đang phát triển, là một vấn đề của công bằng". Ngài đề nghị rằng, "nguyên tắc về các dịch vụ phổ quát trong lãnh vực điện thoại phải được nới rộng để cung cấp cho việc xử dụng được những dịch vụ của Internet với giá cả phải chăng."

Ngài nhắc rằng, kỷ thuật truyền thông đang nới rộng và được chấp nhận trong tiến trình toàn cầu hóa, "dẫn đến một bối cảnh, trong đó  nền thương mại và truyền thông, thoát khỏi được những hạn chế về biên giới quốc gia."

Ngài điểm ra rằng, "việc này có thể tạo sự giàu có và cổ vỏ sự phát triển, tuy nhiên, lại có một sự phân phối không đồng đều về lợi tức." Ngài nói, "trong khi một vài quốc gia, cũng như một số công ty và cá nhân, đã trở nên giàu có hơn, những người khác lại không thể giữ hoặc ngay cả trở nên nghèo hơn." Ngài cảnh giác, "tệ hơn nữa, có một khái niệm tại một số quốc gia cho rằng, toàn cầu hóa đang được áp đặt trên họ và rằng đây là tiến trình mà trong đó họ không thể tham gia trong một đường lối hiệu quả."

Ngài nói tiếp, "trong khi toàn cầu hóa có những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực, chúng ta chỉ có thể đồng ý với các nhà phê bình về việc họ đưa ra rằng,  trên bình diện thông tin  và những kỷ thuật truyền thông mới, đang  xuất hiện khoảng cách rộng hơn giữa những các quốc gia nghèo đang phát triển và các quốc gia giàu có , đã phát triển." Ngài nhấn mạnh, "hậu quả tiếp đó là những cá nhân, nhóm người và quốc gia phải xử dụng  sự thông tin  và những kỷ thuật truyền thông mới để phân chia  những lợi nhuận hứa hẹn của việc toàn cầu và phát triển và để không phải bị rơi lại đàng sau."

Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh, việc chuyển đổi kỷ thuật không chỉ là vấn đề của việc làm cho dụng cụ có sẵn, nhưng là loan truyền việc huấn luyện và tin tức cần thiết. Vai trò của kiến thức là nền tảng trong sự phát triển của viễn thông."

ÐTGM nói rằng, chú ý phải được nhấn mạnh đến việc gia tăng kiến thức dựa trên dân số của các quốc gia kém phát triển, và để bảo đảm rằng, "nhu cầu cho việc đầu tư trong giáo dục phải đi song song với nhu cầu cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông."

ÐTGM kết luận, "tòa thánh tin rằng sự phát triển không chỉ được hiểu trong từ ngữ của kinh tế, nhưng trong một cách thức hoàn toàn nhân bản,  nâng cao cụ thể phẩm giá và sự sáng tạo của mỗi cá nhân. Giáo dục cho sự phát triển không phải chỉ là việc nhồi vào đầu những dữ kiện, nhưng phải là việc giải thoát sự sáng  tạo của một nhân vị."

 


Back to Home Page