Các giáo phận công giáo tại Nga
có trước thời Cách mệnh tháng 10 năm 1917
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Các giáo phận
công giáo tại Nga có trước thời Cách mệnh tháng 10 năm
1917.
Ngày 11 tháng 2 năm 2002, Ðức Gioan Phaolô II cất nhắc bốn giáo hạt quản trị Tông Tòa tại Nga, lên bậc Giáo phận chính tòa, với vị chủ chăn riêng. Quyết định này đã và còn đang gây nên những phản ứng tiêu cực về phía Giáo hội chính thống Nga và cách riêng Tòa Giáo chủ Moscowa. Giáo hội chính thống Nga tố cáo Giáo hội công giáo xâm nhập "lãnh thổ của chính thống" với chủ đích chiêu mộ tín đồ và bành trướng ảnh hưởng trong miền đất vẫn được coi là của Giáo hội chính thống Nga. Ðức Alexis đệ nhị, Giáo chủ Giáo hội chính thống Nga, gián đoạn những ngày nghỉ hè, trở lại Moscowa, triệu tập Thánh hội nghị bất thường, để cứu xét sự kiện này.
Nhật
báo "Quan Sát Viên Roma", (L' Osservatore Romano), cơ quan bán
chính thức của Tòa Thánh, số ra ngày 11 và12/02/2002, trình bày
sự hiện diện của các giáo phận công giáo tại Nga trong những thế kỷ, trước khi cộng sản lên cầm
quyền.
Về Việc tố
cáo Giáo hội công giáo xâm lăng - Chỉ cần đọc lại Cuốn
niên giám của Tổng giáo phận Mohilev năm 1858, chúng ta sẽ thấy
rõ những gì đã được ghi lại trong cuốn niên giám này.
Trong năm 1858, tại Nga đã có 112,799 tín hữu công giáo thuộc
Tổng giáo phận Mohilev, với 21 giáo xứ trong miền Châu Âu và
khoảng 10 giáo xứ trong miền Châu Á.
Ngày mùng 3
tháng 12 năm 1773, Nữ Hoàng Catarina đệ nhị, với nghị định
không được thỏa thuận trước với Tòa Thánh, đã thiết
lập Tòa Giám mục Bielorussia, đặt trụ sở tại Mohilev.
Sau đó, cũng
Nữ Hoàng Catarina đệ nhị, với nghị định ngày 28 tháng Giêng
năm 1782, trong lúc bãi bỏ Tòa Giám mục Bielorussia, thành lập
Tổng giáo phận Mohilev, giáo phận duy nhất trong toàn lãnh thổ
của Ðế quốc Nga.
Sau khi thiết lập
quan hệ ngoại giao với Nga Hoàng, ngày 15 tháng 4 năm 1783,
với Sắc Chỉ "Onerose Pastoralis ", Ðức Pio VI (1775-1799)
ban phép cho Ðức TGM Giovanni Archetti, Sứ Thần Tòa Thánh tại
Ba lan, thiết lập, theo Giáo
luật, Tổng giáo phận
Mohilev. Tổng giáo phận này trở nên giáo hạt lớn nhất trên
thế giới, gồm toàn lãnh thổ Nga, từ Tây sang Ðông.
Mọi người đều
công nhận rằng: tôn giáo truyền thống của dân Nga, tức Giáo
hội chính thống, từ lúc thành lập "Thánh hội nghị", thay
thế Tòa Giáo chủ Moscowa bị bãi bỏ năm 1720, mới được coi
là Tôn giáo của Nhà nước. Là tôn giáo của Nhà nước,
không có nghĩa là độc quyền, tuyệt đối loại trừ các tôn
giáo khác. Hành động như vậy là vi phạm tự do lương tâm,
tự do tôn giáo.
Quyền cai trị
lúc đó ở trong tay Nga Hoàng -
Ðể ổn định hóa Giáo hội trên
lãnh thổ của mình, Nhà Vua đã ấn định những mối liên quan
giữa Giáo hội chính thống và Giáo Hội Công giáo. Hoàng Ðế
Nicola đệ nhị, với Nghị định về "Khoan dung" công bố ngày
29 tháng 4 năm 1905, ấn định những tiêu chuẩn căn bản để
điều hành các mối quan hệ giữa hai Giáo hội trong Ðế quốc
Nga. Nhưng, tiếc thay, thời kỳ Khoan dung quá ngắn để có thể
qui định rõ rệt những quan hệ về cộng tác giữa hai bên.
Số người công
giáo trong Ðế quốc Nga gia tăng, do nhiều yếu tố khác nhau: -
do việc Nga chiếm phần lớn lãnh thổ Ba lan, Lituani- - do việc di
dân đến của những người thuộc địa Ðức - do những vụ lưu
đầy đông đảo các các
người công giáo từ Ba lan đến các lãnh thổ của Nga - do những
cuộc di dân của người Ba lan và Lituani, vì nạn thất nghiệp
tại hai nước này.
Trong miền
Siberia cũng vậy :
các người công giáo đến cư ngụ đây là do chính sách
thuộc địa hóa của người Ðức và do các vụ lưu đầy đông
đảo, phần lớn là người dân Ba lan. Nhờ đó, Ðạo công
giáo lan tràn trong lãnh thổ Nga Hoàng và sau đó trong lãnh thổ
Liên xô.
Năm 1915, trong
miền Nga Châu Âu hiện nay có khoảng 80 giáo xứ, với 220 ngàn
tín hữu công giáo và trong miền Siberia hơn 40 giáo xứ, với
140 ngàn tín hữu công giáo.
Cho tới năm
1920, tại Liên xô, lúc đó do
chế độ cộng sản cai trị và các cuộc bách hại đã bắt đầu
rồi, Giáo hội công giáo có các giáo phận sau đây:
- Tổng giáo
phận Mohilev gồm toàn lãnh thổ Nga Châu Âu và Bielorussia miền
Tây Âu và miền Ðông Âu;
- Giáo phận
Tiraspol, trụ sở tại Saratov, gồm các lãnh thổ miền Volga và
miền nam Ukraine;
- Giáo phận
Vladivostok, được thiết lập năm 1923, gồm lãnh thổ miền trung
Siberia và miền Viễn Ðông;
- Giáo phận Ðại
diện Tông Tòa của miền Siberia, được thiết lập ngày mùng
01 tháng 12 năm 1921, gồm lãnh thổ miền Irkutsk, Tomsk và Omsk.
Nói tóm lại,
vào đầu năm 1920 của thế kỷ vừa qua, trên lãnh thổ Nga đã
có khoảng một triệu 650 ngàn người công giáo, chia thành 580
giáo xứ hoặc nhà thờ, với 397 linh mục.
Ðến năm 1950,
số người công giáo gia tăng rất đáng kể, vì những vụ bách
hại khủng khiếp và bạo lực, từng triệu người công giáo
bị cưỡng ép chuyển sang miền Siberia và Kazakhstan. Nhờ đó tại
Siberia có những cộng đồng công giáo đông đảo.
Trong tình hình
hiện tại, nêu lên một con số chính xác về các người công
giáo trên lãnh thổ Liên Bang Nga, không phải dễ dàng. Chúng
ta chỉ có thể ước tính-- nhưng không xa sự thật - rằng
số người công giáo
hiện nay vào khoảng một triệu 300 ngàn. Theo Ðức Cha Tadeusz,
TGM Giáo phận "Mẹ Thiên Chúa" ở Moscowa, có thể còn đông
hơn con số được nêu lên trên đây nữa.
Với việc cất
nhắc bốn giáo hạt quản trị Tông Tòa lên bậc Giáo phận chính
tòa, Ðức Gioan Phaolô II muốn đáp lại cách cụ thể sự lo
lắng mục vụ đối với tất cả những ai đã lựa chọn và
công nhận nơi Giáo hội công giáo như "nhà riêng"
hay "gia đình" của mình. Ðây không phải là việc đưa vào
lãnh thổ Nga những cơ cấu mới,
nhưng chỉ lấy lại những cơ
cấu đã có trước đây, bằng việc cập nhật hóa các cơ cấu
này với tình hình hiện nay.
Về Tố cáo
chiêu mộ tín hữu chính thống - Việc gia tăng con số người
công giáo tại Nga chắc chắn không do việc chuyển từ chính
thống sang công giáo. Các người công giáo mới thường đến
bởi những môi trường vẫn xa tôn giáo. Do những tiếp xúc
với Giáo hội công giáo, họ xin trở lại, lãnh phép Rửa
tội và trở thành tín hữu Kitô. Việc tố cáo Giáo hội công
giáo, chỉ là "slogan" đã
được Tòa Giáo chủ đề
cao từ lâu, không phải là một điều mới lạ.
Tố cáo Giáo
hội công giáo đẩy mạnh các hoạt động truyền giáo - Một
số người sánh ví việc chiêu mộ tín hữu chính thống với
việc truyền giáo. Về việc truyền giáo: đã là môn đệ của
Chúa Giêsu (chính thống cũng như công giáo), chúng ta không
thể quên mệnh lệnh của Chúa truyền lại cho các Tông đồ:
"Các con hãy đi khắp thế giới và hãy rao giảng Tin Mừng,
làm cho các dân nước trở nên môn đệ của Ta, qua việc ban
phép rửa tội cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần"
(Mt 28,19). Việc truyền giáo do đó là một bổn phận, thuộc bản
chất của Giáo hội Chúa. Không thể tố cáo Giáo hội công
giáo bành trướng, gây ảnh hưởng , nếu Giáo hội chu toàn
bổn phận này.
Nên nhớ lại
rằng trên lãnh thổ Liên xô, các tín hữu Kitô (-- gồm cả
Chính thống, Tin Lành và Công giáo) đã bị bách hại dữ
dội bởi chế độ nghịch hẳn
phẩm giá và tự do của con người. Việc phục hưng tôn giáo
đòi sự hiệp nhất về ý chí, sự cộng tác thành thực để
đem lời hằng sống và ơn cứu độ cho tất cả những ai không
biết Chúa Kitô và Phúc Âm của Người, trong sự hiệp thông,
phát xuất bởi một đức tin, một phép rửa tội.
Ngoài những
lý lẽ tôn giáo và Giáo hội, nhật báo "Quan Sát Viên
Roma" còn trưng lại Qui
ước quốc tế đã được Nga ký nhận. Qui ước này nói đến
tự do lương tâm, tự do tôn giáo: quyền này đi liền với con người, bất cứ ở phương trời
nào, chứ không theo lãnh thổ hay quốc gia. Nhật báo còn nhắc
lại giáo huấn Công đồng chung Vatican II: Giáo hội công giáo
tôn trọng sáng kiến của Giáo hội chính thống trong việc thiết
lập các cơ cấu mục vụ, mổi
khi giáo hội này nghĩ là cần thiết cho các tín hữu của mình
rải rắc trên thế giới, ngoài lãnh thổ Liên Bang Nga. Cũng
vậy, Giáo hội công giáo đòi cũng một sự tôn trọng như
vậy, mỗi khi cần tổ chức việc trợ giúp tôn giáo cho các
tín hữu của mình, tuy họ thuộc về các nguồn gốc, quốc gia
khác nhau, nhưng nay là công dân Nga, với đầy đủ hiệu lực
và hầu hết chỉ biết nói tiếng Nga mà thôi.
Ðể kết thúc bài nói chuyện hôm nay, chúng tôi xin trưng lại lời tuyên bố của ÐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh, về những phản ứng tiêu cực của Giáo hội chính thống Nga, như sau: "Anh em chính thống nói rằng: họ ngạc nhiên về quyết định của ÐTC. Ðiều này không đúng. Việc tổ chức lại các giáo hạt tại Nga do ÐTC quyết định, nhằm đến việc giúp đỡ các người công giáo tại lãnh thổ mênh mông này, đã dược nói với các anh em này từ lâu rồi. Chúng tôi tin rằng: anh em chính thống vui mừng về sự trợ giúp tôn giáo hiệu nghiệm hơn cho những anh chị em công giáo, cũng như Tòa Thánh vui mừng thấy Tòa Giáo Chủ chính thống Nga từ lâu tổ chức các cơ cấu cho các tín hữu của mình tại Châu Âu và Châu Mỹ. Và hiện nay đang xúc tiến việc xây cất một nhà thờ lớn ở Roma, trên đồi Gianicolo, đối diện ngay với Ðền thờ Thánh Phêrô. Chúng tôi hy vọng: thiện chí và những ý chỉ tốt lành được hiểu rõ sớm hết sức có thể".