Khóa họp thượng đỉnh của Tổ chức FAO

về nạn đói trên thế giới

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

 

Khóa họp thượng đỉnh của Tổ chức FAO về nạn đói trên thế giới.

(Radio Veritas Asia - 11/06/2002) - Từ thứ hai, mùng 10/06/2002 đến 13 tháng 6/2002, các Vị quốc trưởng và thủ tướng của các quốc gia hội viên thuộc Tổ chức FAO (Food and Agriculture Organisation, Tổ chức Liên hiệp quốc về Thực phẩm và Canh nông)  tham dự Khóa họp khoáng đại, tại trụ sở của Tổ chức ở Roma, để thảo luận về vấn đế giảm nạn đói trên thế giới.

Khóa họp Thuợng đỉnh cuối cùng của FAO được tổ chức tháng 11 năm 1996.  Trong Khóa này, các vị tham dự nhằm mục tiêu sau đây: Giảm bớt con số người đói khổ khoảng 20 triệu mỗi năm, để có thể giảm một nửa số nạn nhân trên cả thế giới vào năm 2015; nhưng thực sự từ 6 năm nay, con số này chỉ giảm được có 8 triệu thay vì 20 như đã dự tính.

Tổng số người đói khổ trên thế giới trong năm 1996 (Khóa họp thượng đỉnh sau cùng) là 760 triệu - Mục tiêu nhắm đến của Khóa họp năm 1996 là phải đi đến việc giảm bớt 380 triệu người đói khổ  từ đó cho đến năm  2015. Con số giảm được dự tính từ đó đến năm 2002 là 120 triệu (mỗi năm 20 x 6 = 120). Từ năm 1996 đến hết năm 2001 (trong 5 năm) , con số người đói khổ chỉ giảm có 48 triệu, thay vì 100 triệu. Mục tiêu dự tính còn quá xá xăm.

Ðể chuẩn bị Khóa họp thượng đỉnh tới đây, Tổ chức FAO nêu lên mấy con số đáng buồn về nạn đói trên thế giới ngày nay:

- Nạn đói trên thế giới hiện nay: Trên Trái đất này, còn có khoảng một tỉ 200 triệu (bằng dân số của Trung quốc),  trong khoảng 6 tỉ dân cư thế giới, hiện sống dưới mức một Mỹ Kim mỗi ngày. Trong số các người rất nghèo khổ này có khoảng 75% sống tại miền nông thôn và 25% tại các thành phố.

Thế giới hiện nay được chia thành ba hạng khác biệt nhau:

- Hạng nghèo nàn  cùng cực: gồm khoảng 2 tỉ (tức 1/3 dân cư thế giới), với lợi tức hằng năm dưới một ngàn Mỹ Kim.

- Hạng đang trên đường phát triển: khoảng 3 tỉ 100 triệu (tức hơn một nửa dân cư thế giới) với lợi tức hằng năm mỗi đầu người khoảng từ 1,000 đến 10,000 Mỹ kim;

- Hạng sống trong thịnh vượng: khoảng 900 triệu (tức 1/6 dận cư thế giới) với lợi tức hằng năm trên 10,000 Mỹ kim trở đi.

Xết theo khu vực địa dư: một tỉ 200 triệu người rất nghèo trên thế giới được phân chia như sau:

- 6,5% (tức 80 triệu) sinh sống tại Châu Mỹ Latinh - 24% (tức 290 triệu) tại Châu phi miền Sahara - cũng 24% ( tức 290 triệu ) tại miền Ðông Châu Á và 44% tại miền Nam Châu Á.

Ðứng trước cảnh khổ cực của đa số dân cư thế giới,  ông Jacques Diouf, Tổng giám đốc Fao, đề nghị các quốc gia hội viên, cách riêng các quốc gia giầu thịnh, đóng góp 24 tỉ Mỹ kim cho chương trình tới đây của  việc giảm bớt nạn đói trên thế giới. Ông giải thích: đây là con số phụ thêm cần thiết để chống lại nạn đói, đã được đưa ra trong Khóa họp thượng đỉnh năm 1996. Ông cho rằng: Chương trình của Khóa họp năm 1996 tiến quá chậm, không đạt tới mục tiêu đã dự tính, tức là giảm một nửa dân số đói khổ  đến năm 2015. Nhưng theo thành quả của 6 năm qua, mục tiêu này còn quá xa xăm. Ông quả quyết: "Nếu không có sự đóng góp thêm, thì mục tiêu nhằm đến, chỉ có thể đạt được trong năm 2030". Ông thú nhận: "Chương trình chống nạn đói cho tới nay phải coi là một thất bại, do thiếu thiện chí chính trị", được chứng minh bằng việc giảm bớt những nâng đỡ cho nghề nông, một nghề vẫn tiếp tục đóng vai trò chính trong chiến dịch chống nạn đói, bởi vì 75% trong số một tỉ 200 triệu các người rất nghèo khổ sống tại miền thôn quê. Những người này chỉ có thể có một đời sống no ấm hơn do việc sản xuất thực phẩm cho chính mình và tại nơi mình sinh sống.

Dù đã có những cải cách trong Tổ chức FAO, vẫn còn nhiều nước Tây phương, như Anh quốc và Hoa kỳ, vì không có cảm tình với ông Tổng Giám đốc Jacques Diouf, người Senegal (Châu phi), đã giảm bớt số đóng góp của mình thay vì gia tăng. Nhiều người thấy rằng:  chí phí nội bộ của FAO  quá lớn  (tiền lương và phụ cấp đủ loại cho 4 ngàn công chức lớn, nhỏ và gia đình của họ) chiếm quá nhiều ngân sách của FAO,  đến từ tiền đóng góp của các quốc gia hội viên. Hơn nữa nhiều quốc gia hội viên không bao giờ đóng góp, dù chỉ là một số nhỏ tượng trưng (một hay hai ngàn Mỹ Kim hằng năm). Với những thái độ lãnh đạm này, không biết Ông Tổng Giám đốc có thể thuyết phục các quốc gia giầu có (trong đó có Hoa kỳ vẫn gánh nhận một phần lớn) đóng góp thêm vào chương trình cứu đói  không?

Nhân Khóa họp thượng đỉnh của FAO, Ðức TGM Agostino Marchetto, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh Tổ chức FAO, kêu gọi các Quốc gia giầu thịnh, hãy  thành lập "một liên minh trong lãnh vực cộng tác cho việc phát triển", để có thể giảm bớt nửa con số người đói khổ và thiếu ăn hiện nay trên thế giới từ nay đến năm 2015. Ðức TGM biểu lộ nỗi lo lắng trước những con số được tổ chúc FAO nêu lên. Các con số này cho thấy rõ ràng: số các người đói khổ gia tăng, thay vì giảm bớt - rồi tình hình sản xuất thực phẩm không được bảo đảm. Dó đó, Ðại diện Tòa Thánh yêu cầu Cộng đồng quốc tế, các Chính phủ, các Hội đoàn và dư luận quần chúng... dấn thân tột bậc, để chấm dứt "thảm cảnh của từng triệu, triệu người đang phải sống trong những tình trạng không xứng phẩm giá con người".

 


Back to Home Page