Hội đồng giám mục Thụy sĩ cảnh giác

việc phá thai mở đường cho việc trợ tử

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Hội đồng giám mục Thụy sĩ cảnh giác việc phá thai mở đường cho việc trợ tử.

Zurich, Thụy sĩ (Zenit 3/06/2002) - Thông tấn xã Reuter tường trình rằng  Hội đồng giám mục Thụy sĩ đau buồn về quyết định của người dân trong việc hợp pháp hóa phá thai,    cho rằng việc này đang mở cửa cho việc trợ tử.

Hội đồng giám mục Thụy sĩ nói trong một thông báo rằng, "thực tế, từ nay về sau, bộ luật này có thể dùng để chấm dứt mạng sống của một đứa trẻ chưa được sinh ra, trong thời gian mang thai không quá 12 tuần, nghĩa là trong vòng 3 tháng, mà không bị phạt;  và đạo luật  như vậy đang mở cửa cho nhiều việc nguy hiểm hơn đối với việc tôn trọng  sự sống ngay từ lúc khởi đầu - như  việc nới rộng thời gian phá thai,  việc phá bỏ nhưng thai nhi nào được cho là có khả năng bị tàn tật, và  cuối cùng  đi đến việc trợ tử." Thông báo quả quyết rằng: "Bộ luật nói trên không thể chấp nhận được  trên phương diện luân lý. Và Hội  đồng giám mục Thụy sĩ kêu gọi lương tâm của mỗi cá nhân."

Hôm Chúa nhật (2/06/2002), Thụy sĩ đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý; và kết quả là  3 trên 1, tức khoảng 80% dân số,  chấp nhận luật phá thai. Bộ luật mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/10/2002.

Hội đồng giám mục Thụy sĩ nói rằng "thật cần thiết để nhắc lại rằng, đối với giáo hội công giáo, phá thai là một hành động chống lại giới răn của Thiên chúa. "Ngươi không được giết người!" Mỗi mạng sống là món quà của Thiên chúa." Các giám mục cho biết, họ không tìm cách "đổ lỗi cho các Kitô hữu, nam cũng như nữ, nhưng  muốn làm cho mỗi người kitô  đối diện với những trách nhiệm của họ."

Các giám mục nhấn mạnh rằng:  những giá trị căn bản, như việc tôn trọng mạng sống con người,  luôn luôn hiện diện trong tất cả các tôn giáo, và không thể thay đổi tùy theo chiều gió. Giáo hội sẽ tiếp tục giữ  vững xác tín  trong việc cổ võ và bảo vệ những giá trị đó."

Cuối cùng các giám mục cho biết, "để bảo vệ mạng sống, thật  không đủ nếu chỉ cấm phá thai mà thôi;  điều cần thiết là, xã hội của chúng ta hãy lớn tiếng phát biểu cách mạnh mẽ điều mà xã hội mong muốn, mặc cho dấu hiệu trái ngược do cuộc trung cầu dân ý này đem lại, để làm giảm thiểu "bao nhiêu có thể" con số phá thai;  và rằng thật cần thiết để xử dụng những phương tiện nhằm giúp xã hội nhận thức được những ước muốn quí giá  bảo vệ mạng sống  con người."

Các giám mục nói cách trực tiếp cho chính phủ và quốc hội rằng, "Giải Pháp mới phải được tìm thấy trong việc cống hiến sự giúp đỡ cần thiết cho những người đàn bà đang gặp khó khăn, và trợ giúp gia đình cách hiệu quả."

Theo bộ luật mới, một người đàn bà có thể phá thai sau khi viết một đơn yêu cầu, trong đó bà giải thích "tình trạng khó khăn" mà bà ta có thể phải chịu đựng, nếu phải sinh con.

Hiện tại, hàng năm có khoảng 12,000 trường hợp phá thai tại Thụy sĩ, một quốc gia với 44.1% Công giáo, 36.6% tin lành; 11.7% không tôn giáo, và 2.3% Hồi giáo.

 


Back to Home Page