ÐTC tiếp chung các Giám mục Ðài loan
đến Roma viếng Tòa Thánh
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC tiếp chung
các Giám mục Ðài loan đến Roma viếng Tòa Thánh.
Vatican 29/01/2002 - Sau các Giám mục Việt nam, đến lượt các Giám mục Ðài Loan đến Roma viếng thăm Tòa Thánh và tường trình về tình hình các Giáo hội địa phương, được phú thác cho các ngài, thế vị các Thánh Tông đồ, trong hiệp thông với Vị Kế nghiệp Phêrô. Trong diễn văn trao cho mỗi giám mục sáng thứ ba 29 tháng Giêng năm 2002, ÐTC vui mừng được gặp chung các vị chủ chăn của Giáo hội công giáo tại Ðài Loan, một Giáo hội nhỏ bé, nhưng ÐTC hy vọng rằng: tất cả các tín hữu đều trở nên, với Bí tích Rửa tội và Thêm sức, như men, như muối đất, như ánh sáng, trong một xã hội mỗi ngày mỗi bị tục hóa; nhưng trong một xã hội như vậy, vẫn có biết bao người nam nữ khát khao tìm kiếm Thiên Chúa. ÐTC vui mừng vì mỗi chuyến viếng thăm Tòa Thánh (Ad Limina) của các Giám mục chịu trách nhiệm về các Giáo hội địa phương, là cơ hội biểu lộ giây liên kết chặt chẽ giữa các Vị Chủ chăn địa phương với Vị Kế nghiệp Phêrô. Trong phục vụ Tin Mừng của Chúa Kitô và trong lúc quì cầu nguyện bên mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô-Phaolô, các vị chủ chăn có cơ hội suy tư sâu xa về Thừa tác vụ đã lãnh nhận từ Chúa, theo ánh sáng của giáo huấn và gương sáng của Hai Thánh Tông đồ, cột trụ Giáo hội.
ÐTC nhắc đến
Năm Ðại Toàn xá 2000: "một biến cố vui mừng cho toàn Giáo
hội, trong đó chúng ta chứng kiến những việc kỳ diệu Thiên
Chúa đã làm. Biết bao tín hữu hành hương tuốn đến Roma,
cũng như các nơi khác của các Giáo phận, các quốc gia,
để canh tân đời sống, bằng dấn thân cầu nguyện và
lãnh các Bí tích, cách riêng Bí tích Hòa giải". Trong ngày
bế mạc Năm Ðại Toàn xá, ÐTC quả quyết: "Kitô giáo
sinh ra và luôn luôn tiếp tục sinh lại do việc chiêm ngưỡng
vinh quang chiếu dọi trên khuôn mặt của Chúa Kitô" (Bài giảng
6.01.2001). Công việc canh tân thiêng liêng này đã được ÐTC
trao cho các Giáo hội địa phương, như ngài đã viết trong Tông
thư bế mạc Năm Toàn xá, có tựa đề: "Bước vào ngàn
năm mới" (Tertio Millennio ineunte).
Ðáp lại lời
mời gọi của ÐTC, Cộng đồng công giáo Ðài Loan trong năm
qua đã suy tư về chủ đề quan trọng này: "Thế kỷ mới, việc
rao giảng Tin Mừng mới", với mục đích góp công vào việc
canh tân đời sống Giáo hội trong các Giáo phận. ÐTC khuyến
khích các Giám mục hãy khởi sự chương trình mục vụ này với
tín nhiệm vào Chúa, để đối phó với những thách Ðố của
Ngàn Năm mới.
ÐTC giải thích
thêm chương trình mục vụ của HÐGM như sau: "Các sáng kiến
của các Ðức Cha có hai chiều kích: "Ad intra" và "Ad
Extra". "Ad intra"
(hướng về bên trong): một tinh thần cầu nguyện và suy tư
, đây là sinh lực của đời sống Kitô; tinh thần này phải
là đặc tính của tất cả những gì chúng ta nói và làm:
"Không gì sánh được với việc cầu nguyện, bởi vì việc
cầu nguyện làm được cái không thể làm được; làm cho cái
khó khăn trở nên dễ dàng" (Thánh Gioan Crisostomo, De Anna, 4,
5)- "Ad extra" (hướng về bên ngoài) Ðó là: Bổn phận rao
giảng Chúa Kitô và phổ biến Tin Mùng của Người: đây là
phục vụ đầu tiên Giáo hội có thể đem đến cho mỗi một
con người và cho toàn thể nhân loại trên thế giới hiện
nay" (xem Redemptoris missio, số 2). ÐTC nhấn mạnh: "Hai chiều kích
này không thể tách lìa nhau được, bởi vì con đường thiêng
liêng biểu lộ tính cách đích thực của mình, trong việc rao
giảng và làm chứng cho Chúa Kitô; công việc truyền giáo chỉ
có thể đem lại những thành quả tích cực, nếu được ăn
rễ sâu trong một sự hiệp thông thân mật với Thiên Chúa;
không cầu nguyện, việc rao giảng Tin mừng của chúng ta sẽ vô
ích; không có việc truyền giáo, cộng đồng Kitô sẽ mất đi
mùi vị và hương thơm của mình".
ÐTC khuyến khích
các Giám mục Ðài Loan đừng bao giờ nản chí hay lùi bước
trước những khó khăn, như các môn đệ xưa kia đã thưa Chúa
"Lạy Thầy chúng con vất vả cả đêm mà không bắt được
con cá nào" (Lc 5,5). ÐTC nhắc lại lời Thánh Tông đồ Phaolô:
"Chúng ta trồng, chúng ta tưới, còn Chúa làm cho mọc lên"
(xem 1 Cor, 3,6). Chúa luôn luôn mời gọi chúng ta đừng sợ hãi
và "hãy thả lưới" (Lc 5, 4).
Ðức Gioan
Phaolô II nhắc lại Khóa Họp Thượng Hội đồng Giám mục
thế giới về Giám mục cách đây ít tháng
(30/09/2001-27/10/2001). Trong khóa họp này, hình ảnh của Chúa Giêsu,
Chủ chăn nhân lành, được đề cao như hình ảnh của Thừa
tác vụ Giám mục và như gương mẫu các Giám mục phải sống
phù hợp mỗi ngày mỗi thêm mãi. ÐTC nói: "Là những vị
chủ chăn tại Ðài Loan, các Ðức Cha đại diện Chúa Kitô
tại các Giáo hội địa phương, bởi vì các Ðức Cha lãnh
nhận quyền thánh, để hành
động "in persona Christi capitis" (nhân danh Chúa Kitô, Ðầu Giáo
hội), về giáo huấn và về quản trị với quyền bính của Người.
Ðiều này đòi các Ðức Cha một sự thân mật sâu xa với
Chúa; vì thế, trong khi lãnh nhận hình thức của một nô lệ (xem
Phil 2, 7), các Ðức Cha có thể hành động với sự khiêm tốn,
lòng quảng đại và dấn thân cho ích lợi của các tín hữu,
đã được phú thác cho sự lo lắng mục vụ của các Ðức
Cha. Trong khi thi hành bổn phận thứ nhất và chính yếu
này "cura animarum" (lo lắng về các linh hồn), Giám mục
phải gần gũi người dân và hiểu biết họ, để cổ võ những
gì tốt lành và tích cực, nâng đỡ và hướng dẫn tất cả
những ai yếu đuối trong
đức tin (xem Rm 14, 1) và nếu cần, can thiệp bằng cách phanh
phui những sai lầm và sửa chữa những lạm dụng" (bài giảng
Thánh lễ bế mạc THÐ, 27.10.2001).
Cũng như với
các Giám mục khác đến Roma "Ad Limina", ÐTC
luôn luôn nhắc các Giám mục phải lưu ý đến các linh
mục, những người cộng tác trực tiếp của mình. Với các
Giám mục Ðài loan, ÐTC nhấn mạnh nhấn mạnh thêm rằng: "Các
Ðức Cha phải làm tất cả những gì có thể, để cổ võ giây
liên kết chặt chẽ về tình huynh đệ linh mục và ý nghĩa của
một mục đích chung". ÐTC nói đến việc cổ võ các ơn kêu
gọi và phải làm mọi nỗ lực để trình bày với giới trẻ
lý tưởng cao quí của đời sống linh mục, như một lựa chọn
luôn luôn có giá trị, để giúp họ có một sự hiểu biết
sâu xa về Chúa Giêsu Kitô. ÐTC tin tưởng
rằng: "Các cộng đồng Kitô sẽ ủng hộ mọi nỗ lực
trong lãnh vực ơn kêu gọi này, mỗi khi các Ðức Cha xin họ
cầu nguyện nhiều cho ơn kêu gọi và mỗi khi các Ðức Cha giải
thích: ơn kêu gọi linh mục hay tận hiến là một ơn lớn lao,
là một đặc ân cho gia đình khi có một người con
được Chúa gọi".
Qua các Giám
mục ÐTC cảm ơn các Tu sĩ nam nữ cộng tác vào
công việc mục vụ và truyền giáo tại Ðài Loan. Ngài
nói: "Các Ðức Cha hãy khuyến khích các Tu sĩ nam nữ luôn
luôn tiên phong trong việc cầu nguyện, vì cầu nguyện là sức
sống của Kitô giáo (xem Millennio ineunte, số 32)
ÐTC nhắc đến
sứ vụ của người giáo dân: họ có một trách nhiêm riêng
biệt trong xã hội. Họ được mời gọi trở nên muối đất,
ánh sáng
thế gian. Qua Bí tích Rủa tội và Thêm sức, mọi tín hữu
giáo dân đều là những
người truyền giáo và
được mời gọi phổ biến Tin Mừng của Chúa Kitô trong Giáo
hội địa phương tại Ðài Loan. Nhiệm vụ của họ rất quan trọng
và cần thiết cho một xã hội, như xã hội Ðài Loan. ÐTC giải
thích: "Trong lúc sống ơn gọi Kitô của họ, người giáo dân
nhìn vào các Ðức Cha để tìm sự khuyến khich, nâng đỡ và
hướng dẫn. Các Ðức Cha có nhiệm vụ giáo huấn họ, hướng
dẫn họ, bằng lời nói và nhất là bằng gương sáng đời
sống, để họ sống đời sống Kitô đích thực, hầu có khả
năng minh chứng Chúa Kitô trong gia đình, nơi làm việc và
trong mọi hoạt động hằng ngày.
Trong phần cuối
diễn văn, ÐTC nhắc lại trách nhiệm của các Giám sát đối
vối Giáo Hội hoàn cầu: "Bởi vì Giáo hội địa phương sống
trong hiệp thông với Giáo hội hoàn cầu, Giám mục không thể
không nhậy cảm trước các nhu cầu của Giáo hội hoàn cầu.
Ðây chính là "Sollicitudo omnium Ecclesiarum" (sự lo lắng về mọi
Giáo hội) mà Thánh Phaolô nói đến (x. 2 Cor 11, 28).
ÐTC cảm ơn Giáo hội Ðài loan đã đáp lại những nhu cầu và ước vọng của các tín hữu Kitô khắp mọi nơi, cách riêng trên cấp bậc miền của Châu Á. ÐTC nhấn mạnh đến những nỗ lục đã thực hiện để cỗ võ sự hiểu biết nhau, việc hòa giải và tình huynh đệ giữa các tín hữu Kitô của đại gia đình Trung quốc. ÐTC nói: "Tôi tin rằng tất cả các nỗ lực này, được thực hiện trong hiệp thông với các Giáo hội khác và với Tòa Phêrô, sẽ góp phần vào việc vượt qua các khó khăn của quá khứ, và do đó có thể trở nên những cơ hội của đối thoại và của việc phong phú lẫn nhau về phương diện thiêng liêng và nhân bản".