Azerbaijan lãnh nhận đức tin Kitô từ lúc nào

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Azerbaijan: Azerbaijan lãnh nhận đức tin Kitô từ lúc nào?

(1) - Nhân chuyến viếng thăm của ÐTC tại Azerbaijan, nhiều người đặt câu hỏi: Vậy Azerbaijan lãnh nhận đức tin Kitô từ lúc nào?

Có người quả quyết: Từ thế kỷ thứ ba, nghĩa là từ thời lập quốc của người dân Albani. Giáo hội tự trị Ðông phương tại đây, tiếp tục tồn tại đến năm 1836. Nếu thực như vậy, thì Azerbaijan là quốc gia đầu tiên theo Kitô giáo, trước cả Arménie (Arménie vừa mừng kỷ niệm 17 thế kỷ theo Kitô giáo, dịp ÐTC viếng thăm, tháng 9 năm 2001). Di tích đổ nát của nhiều nhà thờ thời xưa trong miền Caucase minh chứng điều quả quyết này.

Trong miền trung Azerbaijan có hai làng hơn tám ngàn dân cư vẫn giữ được nhiều truyền thống Kitô. Họ thuộc về chủng tộc các người Udini, từ trước tới giờ vẫn chống lại việc hồi giáo hóa người dân và trung thành giữ các lễ nghi và lễ kính của Giáo hội xưa kia của người dân Albani. Con cháu của họ đang khám phá ra nguồn gốc riêng tôn giáo của mình, để tìm hiểu biết nhiều hơn đức tin của cha ông xưa và ước mong được gặp ÐTC. Họ muốn ngài đi đến với họ, bằng trực thăng. Nhưng vì không thể đón tiếp ÐTC tại làng mạc của họ, nên có một số đại diện người dân Udini đến Baku, để kính chào ÐTC và để dâng cho ngài một thánh giá rất cổ thời, gọi là "Thánh giá Albana". (viết theo báo Avvenire 22.5.2002)

 

(2) - Cha sở họ Baku chống lại những người thắc mắc về  chuyến viếng thăm của ÐTC  tại   Azerbaijan.

Có người đặt câu hỏi: Vị chủ chăn toàn Giáo hội đến Azerbaijan làm gì, trong lúc chỉ có 120 người công giáo mà thôi?

Cha Jozef Daniel Pravda, 54 tuổi, trách nhiệm về "Missio sui juris" (địa điểm truyền giáo tự trị) tại Baku, không thể nghe đi nghe lại câu hỏi trái tai này, vì sự thật đã đáp lại cách mạnh mẽ: "Nếu chúng ta nhìn mọi sự theo con mắt đức tin, thì cái nhìn này là một trong điểm tuyệt cao của các hoạt động truyền giáo của Vị Giáo Hoàng này. Ngài không chỉ đi đến những nơi có từng triệu, triệu người công giáo, như tại Brazil, Hoa kỳ.... Ngài cũng cần đi đến những nơi chỉ có vài chục người công giáo, để củng cố đức tin, để minh chứng cho thế giới rằng: không một nơi nào xa lạ đối với ơn thánh Chúa.

Cha nói tiếp: Có người viết rằng: Chuyến viếng thăm Azerbaijan là để giữ thế quân bình đối với Armenie (một quốc gia cạnh bên Azerbaijan và trong chiến tranh với Azerbaijan), thì Cha đã trả lời như sau: "Tôi không nhìn mọi sự theo kiểu cách này. Thiên Chúa dùng mọi sự. Chuyến viếng thăm này là  "một kỳ công vĩ đại của Chúa Thánh Thần". ÐTC đã khởi sự chuyến viếng thăm này, lúc sức khỏe của ngài yếu kém nhiều, do bởi tuổi cao, bởi bệnh tật. Ðây là một chứng tá gây xúc động về sự thánh thiện đời sống của ngài.

Cha cũng cho biết thêm: Giáo hội chính thống đã giúp một tay đắc lực để chuyến viếng thăm của ÐTC có thể thực hiện được. Ngài  nói: Chúng tôi đã cùng nhau làm việc trong hòa hợp hoàn toàn, và liên lụy cả vị giáo trưởng Hồi giáo nữa.

Tại Azerbaijan cũng như tại các nước Hồi giáo, có luật cấm các hoạt động truyền giáo, nhưng có rất nhiều người lại gần Giáo hội công giáo. Cha Pravda không từ chối ai cả. Cha Pravda, người Slovak, thuộc Dòng Salesien, đến Baku năm 2000, sau khi đã làm việc nhiều năm tại Siberia.  Ban đầu, việc  đón tiếp tại Azerbaijan không được nồng hậu. Cha nói: Trên thực tế, tôi bị coi như bất hợp pháp. Từ Mùa hè năm 2001, mọi sự đã thay đổi. Vị phụ trách mới về Tôn giáo vụ của chính phủ, đã hợp thức hóa phần nào các cộng đồng tôn giáo và đã đẩy mạnh công việc chuẩn bị chuyến viếng thăm của ÐTC.

 


Back to Home Page