ÐTC đòi hỏi

nguyên nhân của nạn buôn người

phải được đề cập

trong hội nghị quốc tế của các vị đại sứ

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

ÐTC đòi hỏi nguyên nhân của nạn buôn người phải được đề cập trong hội nghị quốc tế của các vị đại sứ.

Vatican (Zenit 16/05/2002) - ÐTC Gioan Phaolô II đòi hỏi rằng, nếu muốn nạn buôn nguời được chấm dứt, thì những nguyên nhân của nó phải được đề cập.  Trong một sứ điệp gởi đến cho hội nghị quốc tế của các vị đại sứ và các đại diện của Giáo hội Công giáo đang hội thảo về vấn đề này, ÐTC nói rằng, "chú ý cần được nhấn mạnh đến những nguyên nhân sâu xa của việc gia tăng "đòi hỏi",  đang khích động thị trường nô lệ con người, và cái giá phải trả do sự dung dưỡng của con người về  tệ nạn nầy." ÐTC nói tiếp, "một sự phân tích như thế sẽ dẫn đến một cuộc kiểm điểm cách sống, đặc biệt trong  quan niệm về những hình ảnh của phụ nữ; những hình ảnh  đó gây ra những gì đang trở thành một kỷ nghệ khai thác tính dục tại những quốc gia phát triển.

Ngài nói tiếp, "tại những quốc gia kém phát triển, quốc gia gốc của các nạn nhân, cần phải phát triển một chương trình hữu hiệu, để ngăn ngừa nạn buôn người và tái hội nhập các nạn nhân.

ÐTGM Jean Louis Tauran, bộ trưởng ngoại giao Tòa thánh, đã đọc sứ điệp của ÐTC hôm thứ tư (15/05/2002), tại buổi khai mạc hội nghị quốc tế với chủ đề, "nô lệ thế kỷ thứ 21 ---  chiều kích nhân quyền đối với nạn buôn người." Cuộc họp được tổ chức tại Ðại học Gregorian ở Roma. Hội nghị này là sáng kiến của ông Jim Nicholson, đại sứ Hoa kỳ tại Tòa thánh.

Nhiều nguồn tin của quốc hội Hoa kỳ tường trình rằng, có hơn 700,000 người đang bị buôn bán hàng năm, và hơn 50,000 đàn bà và thiếu nữ, đã bị đưa vào Hoa kỳ. Nạn nô lệ thế kỷ 21 này gây nhiều đau khổ cho mọi lục địa và có rất ít quốc gia tránh khỏi được những ảnh hưởng hủy hoại của nó.

Tình trạng này góp phần vào việc phát triển các tổ chức tội phạm, bệnh tật, đổ vỡ xã hội, và làm mất quyền tự do và phẩm giá con người. Ðây là một dịch vụ có nhiều lợi tức nhất. Theo tổ chức quốc tế về di dân, mỗi năm các tổ chức này kiếm được từ  từ 5 đến 7 tỉ mỹ kim từ việc buôn người đem lại.

ÐTC nói, "việc buôn người tấn công cách mạnh mẽ chống lại phẩm giá nhân loại và vi phạm trầm trọng những quyền căn bản của con người." Ngài nói thêm, "thêm vào đó, những hoàn cảnh như thế, là một hành động thiếu tôn trọng những giá trị nền tảng được chia sẻ bởi tất cả các nền văn hóa và các dân tộc, những giá trị đã ăn sâu vào trong bản tính của một nhân vị."

ÐTC nhận định rằng, "báo động đang gia tăng trong việc buôn người là một trong những vấn đề đang đè nặng lên chính trị, xã hội, và kinh tế,  kết hợp với tiến trình toàn cầu hóa; nó biểu hiện một sự đe dọa đối với an ninh của mỗi quốc gia và là một vấn nạn mà công pháp quốc tế không thể bị ép  phải quy phục." Ngài nói, "đặc biệt, việc khai thác tính dục đàn bà và trẻ em là một khía cạnh ghê tởm cụ thể của việc mậu dịch này, và phải được nhìn nhận như một sự vi phạm nội tại của phẩm giá và các quyền của con người. Khuynh hướng đáng lo ngại  trong việc đối xử nạn mại dâm, như  là một kỷ nghệ buôn bán, không chỉ đóng góp vào dịch vụ buôn người, nhưng chính nó, là một bằng chứng của việc gia tăng chiều hướng nhằm tách sự tự do ra khỏi luật luân lý, và để làm giảm đi sự phong phú bí mật của tình dục con người, đến mức độ chỉ còn là một món hàng." ÐTC kết luận như sau: "tôi tin rằng, Hội nghị, trong khi đang xử  lý những vấn đề chính trị và pháp lý quan trọng có liên quan đến việc đáp trả đối với cơn dịch thời đại. Sẽ khảo sát những vấn đề luân lý thâm sâu tạo ra do việc buôn người đem lại."

 


Back to Home Page