Ðiểm Báo về
Ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi
(24/01/2002)
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Ðiểm Báo về
Ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi (24/01/2002).
Ngày cầu nguyện
cho hòa bình thế giới tại Assisi, 24 tháng Giêng năm 2002, do sáng
kiến của ÐTC Gioan Phaolô II, với sự tham dự của đại diện
các Giáo hội Kitô và 12 tôn giáo lớn trên thế giới, gây
tiếng vang rất sâu rộng nơi báo chí. Ngoài việc truyền hình
lễ nghi trên hệ thống "Truyền
Hình Thế Giới" (Mondovision) liên tiếp trong 12 tiếng đồng hồ,
báo chí lớn nhỏ xuất bản tại Roma và trong nước Ý đều
dành những trang đầu để tường thuật về biến cố lịch sử
này.
Nhật báo
"Corriere della sera" xuất bản tại Milano, thành phố kỹ nghệ
của Ý, để hình mầu trên trang nhất về "một bà mẹ bế
đứa con đang khóc". Trên hình này, tờ báo ghi hàng chữ
sau đây: "Tại Assisi 12 tôn giáo với ÐTC: Ðừng bao giờ gây
chiến tranh nữa - đừng bao giờ gây khủng bố nữa". Dưới
hình, tờ báo Milano viết thêm như sau: "Assisi, đừng bao giờ
gây bao lực nữa - đừng bao giờ gây chiến tranh nữa -
đừng bao giờ gây khủng bố nữa". Nhân danh Thiên Chúa, mỗi
tôn giáo hãy đem đến trên Trái Ðất này Công lý và Hòa
bình, Tha thứ, Sự Sống và Tình Yêu". Ðây là những lời
ÐTC kết thúc Ngày cầu nguyện hôm 24 tháng giêng năm 2002, tại
Assisi với 12 tôn giáo lớn khác nhau trên thế giới... Tờ
báo viết thêm: "Sánh với ngày cầu nguyện năm 1986, có một
sự mới lạ này là "cam kết dấn thân chung cho hòa bình".
Bản văn, được các vị tham dự ký tên, chia thành 10 khoản,
viết như sau: "bạo lực và khủng bố nghịch hẳn với tinh thần
đích thực tôn giáo". Các tín hữu Do thái và Hồi giáo đã
khẩn xin hòa bình cho Thánh Ðịa. Vị Giáo Trưởng Do thái, ông
Israel Singer, tuyên bố: "Chúng
ta hãy tự hỏi mình xem đất và thành phố có quan trọng hơn
mạng sống con người không?
Trên trang hai
và trang ba, tờ Corriere della sera, để hình 12 vị lãnh đạo 12 tôn
giáo lớn thế giới. Dưới các hình này, có chạy tít lớn
cả trang như sau: "Tín hữu
Do thái và Hồi giáo hiệp nhất: hòa bình tại Thánh Ðịa". Dưới
tít bự này, có đăng hình các vị đại diện các Giáo hội
và các tôn giáo đang đặt chiếc đèn cháy sáng trên cái
bàn rộng ở giữa "Hội trường". - Trang ba cũng với tít
lớn cả trang: "Tiếng kêu van của ÐTC: Ðừng bao giờ gây
chiến tranh và bạo lực nữa." Dưới tít này, nhật báo viết
thêm: "Dấn thân chung để loại trừ các căn cớ của khủng
bố" và đăng bức hình ÐTC ở giữa các tu sĩ Phanxicô.
Il Tempo di Roma,
một trong các nhật báo được nhiều người đọc hơn cả tại
Roma và tại Ý, dành ba trang đầu cho biến cố Assisi.
Nơi trang nhất,
báo này đăng hình mầu về các "đại
diện Hồi giáo đang cầu nguyện" . Bên cạnh hình này, là bài
bình luận với tít đề "Sự điên rồ, nhưng hợp lý, của
đức tin".
Giữa trang, il
Tempo để tít lớn cả trang: "Tôn giáo đừng xử dụng gươm
giáo nữa". Lời kêu gọi tha thiết của ÐTC: "Thù ghét chỉ
có thể bị đánh bại bằng tình yêu thương. Mỗi tín ngưỡng,
mỗi tôn giáo có nghị lực đầy đủ để vuợt qua những
chia rẽ". Chính phủ Do thái không cấp hộ chiếu cho các vị đại
diện chính thống ở Giêrusalem. Ðại diện Do thái và Hồi giáo
cùng đi Assisi trong một toa xe lửa.
Trên trang hai,
nhật báo Roma để hình ÐTC và Ðức Giáo chủ chính thống
Bartolomeo đệ nhất ôm hôn nhau. Bên cạnh hình này, là hình của
một đại diện Ấn giáo đang cầu nguyện theo lễ nghi của tôn
giáo này. Trên các hình này, Il Tempo chạy tít lớn cả trang,
trích lại lời của ÐTC: "Hãy
chấm dứt các chiến tranh nhân danh Thiên Chúa". Lãnh tụ Hồi
giáo tuyên bố: "Hãy chấm dứt các cuộc tranh chấp". Lãnh
tụ tôn giáo Châu phi đề nghị đối thoại - Ấn giáo mời gọi
giữ sự hòa hợp - Phật giáo khẩn xin ơn che chở của Trên
Trời.
Chuyện bên lề
- Nhật báo Il Tempo thuật lại lời tuyên bố của Thủ tướng
Chính phủ Ý, ông Berlusconi, nói về ngày cầu nguyện tại
Assisi như sau: "Thực là một ngày kỳ diệu. Cầu nguyện với
ÐTC thực là xúc động".
Báo này cũng tò mò xem ÐTC và các Vị khách của ngài
dùng những thức ăn nào trong bữa trưa tại Tu viện Phanxicô.
Ðây là một bữa ăn thanh đạm: Không có thịt, không có rượu,
chỉ có "món pasta", đĩa trứng, ít rau, nước lạnh hoặc nước
ngọt mà thôi vì là ngày
sám hối. Trên xe lửa, các vị có thể dùng cà phê, ăn kẹo.
Theo báo này, ÐTC chỉ lấy mấy cái kẹo mà thôi. Hành khách
trên xe: có vị đọc báo, có vị đọc kinh, vị khác ngồi nghỉ
hoặc quan sát các nơi qua lại trên lộ trình, hay chuyện vãn với
nhau. ÐTC nhìn ra ngoài cửa sổ, nhưng không chào dân chúng
được, vì không mở kính được. Ngài chỉ giơ tay chào và
ban phép lành ở bên trong mà thôi.
Nhật báo Il
Tempo cũng nhắc lại rằng: trước khi lên đường trở về
Roma, ÐTC đã đến tu viện kín thăm 50 Nữ tu Clarisse. Ðây là
Dòng do Thánh Clara, đồng hương với Thánh Phanxicô lập ra,
theo tinh thần khó nghèo của Thánh Tỗ phụ. Các Nữ tu sống
thực khó nghèo, có thể nói: không có gì cả, sống trong yên
lặng và cầu nguyện. Ðời sống của các Nữ tu
này không phải vô ích. ÐTC hiểu giá trị của lời cầu
nguyện và chiêm niệm. Ngài muốn đến viếng thăm để an ủi
và khuyến khích các Nữ tu tiếp tục sứ vụ âm thầm, nhưng
rất hữu ích cho Giáo hội.
Nơi trang ba, Il
Tempo để tít lớn: "Ðại diện các tôn giáo lớn trên thế
giới đi trong 7 toa xe lửa." Dưới tít lớn này, nhật báo
Roma vẽ lại hình chiếc tàu
lịch sử: "Các hành khách danh dự".
Ngoài động cơ, toa nhất dành cho ÐTC và đoàn tùy tùng
của ngài - Toa hai: các Hồng Y và Giám mục - Toa ba: dại diện
các Giáo hội chính thống - Toa bốn: Ðại diện Do thái và Hồi
giáo - Toa năm: Các cộng động giáo hội: Anh giáo, và các
Giáo hội Tin Lành: Lutherani, Presbiteriani,
Methodisti, Pentecostali và Ðạo binh cứu rỗi. - Toa sáu: Phật giáo,
Tenrikyo, Shintoisme, Confucianisme, Gianisme và Toa bẩy: Ấn giáo,
Zoroastrianesime, Sikhisme.
La Stampa xuất
bản tại Torino, thành phố kỹ nghệ xe hơi của Ý, cũng dành
ba trang đầu về Ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Asssisi.
Trang nhất: ÐTC
nói: Không khủng bố nhân danh Thiên Chúa.
Dưới tít này,
tờ báo Torino đăng bài bình luận với tít đề: Tin vào những
phép lạ. Trong bài bình luận, tác giả viết ÐTC này tin
vào phép lạ. Dĩ nhiên lời cầu nguyện không đình lại
được chiến tranh tại Palestine; chỉ có một phép lạ mới chấm
dứt được mà thôi. ÐTC muốn vừa cầu nguyện, vừa đối
thoại. Chúng ta cần nhớ lại rằng: sau ngày cầu nguyện và đối
thoại giữa các tôn giáo tại Assisi năm 1986, bức tường
Berlin sụp đổ. Dĩ nhiên ngày nay khác hẳn và khó
khăn hơn nhiều, sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Dù
sao, ngài vẫn tin tưởng vào sức mạnh của lời cầu nguyện
và của việc đối thoại.
Trên trang hai,
với tít lớn, la Stampa viết: Một lời cầu nguyện khác nhau
được dâng lên từ mỗi bàn thờ của thành phố Thánh
Phanxicô. Bên cạnh tít lớn này, nhật báo Torino để hình phái đoàn Sikh
giáo đang cầu nguyện. Các vị đại diện ngồi xếp vành trên
thảm mầu sắc, với chiếc khăn trắng, đen trên đầu và bộ
râu dài đáng kính.
Dưới tít và
hình ảnh này, la Stampa viết: Các lời cầu nguyện được dâng
lên cùng một lúc, nhưng tại các địa điểm khác nhau: trong Ðền
thờ phía dưới: Chính thống, Anh giáo, Lutherani, và Công giáo
... cầu nguyện bên cạnh ÐTC, cùng nhau khẩn xin ơn hòa thuận
giữa các tín ngưỡng khác nhau.
Nơi trang ba, nhật
báo Torino dành hai bài về ngày cầu nguyện. Bài nhất: ÐTC nói:
"Ðừng bao giờ gây chiến
tranh, bạo lực và khủng bố nữa". Dưới tít này, nhật báo
để hình ÐTC gặp Tổng thống Cộng hòa Ý, ông Carlo Arzeglio
Ciampi. Tổng thống tuyên bố về Trung Ðông: "Ðừng bỏ qua việc
đối thoại giữa Do thái và Palestine,
cho dù khó khăn".
Bài hai: "Sự
hăng say của "Wojtyla-boys". Bên cạnh tít này nhật
báo để hình ÐTC giữa các đại diện và các tu sĩ trẻ
trung Phanxicô và thanh niên
tham dự Ngày cầu nguyện (hơn 2 ngàn trong "Hội trường). Họ
hò la: "Giovanni Paolo, Giovanni Paolo, Giovanni Paolo".
IL Messaggero, tờ
báo lớn xuất bản tại Roma, cũng dành nhiều trang về Ngày cầu
nguyện tại Assisi.
Trên trang nhất:
tờ báo Roma để hình mầu ÐTC giữa phái doàn Sikh. Phía trên
hình này, có thêm lời bàn như sau: "Tất cả các tôn giáo
chống lại và lên án khủng bố". Cuộc gặp gỡ tại Assisi
kết thúc bằng lời kêu gọi của ÐTC: "Không bạo lực nhân
danh Thiên Chúa". ÐTC trao chiếc đèn sáng cho Tổng thống cộng
hòa Ý, ông Carlo Arzeglio Ciampi. Ðây là cử chỉ gây ngạc nhiên,
vì tổng thống không phải là đại diện Giáo hội hay tôn giáo.
Nhưng mọi người biết rõ rằng: cử chỉ của ÐTC là một cử
chỉ tôn trọng và yêu mến đối với Tổng thống và Phu nhân
hiện diện trong lễ nghi ban chiều tại Assisi, lúc các phái đoàn
nhận lãnh chiếc đèn sáng trong tay và sau đó đặt trên chiếc
bàn giữa lễ dài.
Cũng trang nhất,
il Messaggero đăng bài bình luận: "Một hình thức nối kết đất
và trời".
Trang hai chạy tít
lớn cả trang rằng: ÐTC: Các bóng tối không tan đi bằng vũ khí. Dưới
tít lớn này, còn thêm: "Assisi, dấn thân chung cho hòa bình
của tất cả các lãnh tụ tôn giáo. Lời kêu gọi của ÐTC:
"Ðừng bao giờ gây khủng bố nữa".
Tờ báo Roma
để hình lớn nơi trang hai: Ðức Gioan Phaolô II giữa các đại
diện tôn giáo. Báo này nhắc lại lời ứng khẩu của ÐTC,
so sánh luồng gió thổi mạnh
vào "Hội trường", như là "Chúa Thánh Thần thổi vào những
nơi Ngài muốn".
Trang hai đăng
bài bình luận khác nữa với tít đề: "Các tín hữu ngày
nay không thể lãnh đạm, hay câm điếc trước những biến cố
kinh khủng xẩy ra".
Hơn các báo
khác, Il Messaggero còn nói qua đến lịch sử của mỗi tôn giáo
tham dự ngày cầu nguyện và đăng biểu hiệu của mỗi tôn
giáo. Báo này cũng nói đến con số các phái đoàn tham dự:
tất cả là 48, vượt hẳn con số tham dự năm 1986.
Nơi trang ba, nhật
báo Roma nhắc lại lời đề nghị của Tổng Thống Ý: "Các
quan sát viên quốc tế tại Trung Ðông". Bên cạnh tít này,
il Messaggero để hình mầu: ÐTC gặp Tổng thống.
Bên dưới, nhật báo Roma để hình Thủ tướng Berlusconi kính chào ÐTC lúc ngài đến Assisi và lời tuyên bố của Ông: "Cầu nguyện với ÐTC thật là tốt đẹp. Ðây là một lễ nghi gây xúc động". Nhật báo ngạc nhiên: các nhà chính trị xen lẫn với các đại diện tôn giáo. Hai thế giới xa nhau. Nhưng Có cả một số lãnh tụ cộng sản của ông Bertinotti, Tổng bí thư Ðảng cộng sản.