Fatima
biến cố lịch sử của Thế giới
và của Giáo hội Công giáo trong thế kỷ XX
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Fatima, biến cố
lịch sử của Thế giới và của Giáo hội Công giáo trong thế
kỷ XX.
(Radio Veritas Asia - 14/05/2002) - Ngày mùng 5 tháng 5 năm 1917, lúc Ðệ nhị thế chiến (1914-1918), bước vào giai đoạn khốc liệt, ÐTC Benoit XV (1914-1922) kêu gọi các người Công giáo trên cả thế giới tham dự chiến dịch cầu nguyện, để xin Ðức Maria bầu cử, cách riêng trong Tháng năm, tháng đâng kính Mẹ Thiên Chúa, để chấm dứt những cuộc tàn phá, đau khổ, chết chóc. Ngoài ra, ngài còn đặt tượng Ðức Mẹ bế Chúa Con bằng cẩm thạch, trong Ðền thờ Ðức Bả Cả, với hàng chữ : "Regina Pacis " (Nữ vương hòa bình).
Tám ngày sau, tức 13 tháng 5/1917, tại thung lũng Cova da Iria (Fatima) bên Bồ đào nha, Ðức Trinh Nữ Maria hiện ra với ba em mục đồng: Lucia, Phanxicô và Giaxinta. Phanxicô và Giaxinta, hai anh em ruột, đã qua đời sau ít năm. Mộ của hai em hiện nay trong nhà thờ Fatima.
Ngày 13 tháng
5, trong Năm Ðại Toàn xá 2000, ÐTC Gioan Phaolô II đã đích thân đến
hành hương lần thứ ba tại Fatima, để tôn phong hai em lên bậc
Chân phước. Ðây là hai vị thánh trẻ nhất, không tử đạo,
được cất nhắc lên danh dự bàn thờ. Cũng trong dịp này,
vào cuối thánh lễ, nhân danh ÐTC, ÐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ
Khanh, đã tiết lộ "Phần thứ ba của Bí mật Fatima", sau
khi đã tham khảo ý kiến Nữ
Tu Lucia (95 tuổi), hiện còn sống trong Tu viện kín ở
Coimbra, và thỉnh thoảng vẫn còn được Ðức Mẹ hiện ra. Phần
thứ ba của Bí mật Fatima, được giữ kín trong nhiều năm, gây
thắc mắc và lo sợ trong dân chúng, bởi vì có một số người
đã giải thích như một "biến cố kinh khủng", giống những
hiện tượng và dấu hiệu được
báo trước về ngày tận thế. Nhưng
thực sự không phải vậy. "Phần thứ ba của Bí mật Fatima", theo sự tiết lộ chính thức của Tòa Thánh trong ngày 13
tháng 5 năm 2000, là việc bách hại đẩm máu, dữ dội, xẩy
đến trong thời chế độ cộng sản Liên xô cầm quyền, nhất
là "vụ mưu sát Vị lãnh đạo tối cao Giáo hội". Bí mật
thứ ba đã nói đến hình ảnh: "Một vị giám mục mặc áo
trắng bước qua những xác chết ngổn ngang và chính vị đó cũng
bị mưu sát". Việc tiết lộ bí mật thứ ba của Fatima, hôm
ngày 13.5.2000, không
thuyết phục một số người,
nhất là những người đã giải thích "Bí mật Fatima" theo
cái nhìn riêng của họ, căn cứ trên
"hình ảnh": "vị mặc áo trắng bị mưu
sát". Thực ra, nếu không có phép lạ Ðức Mẹ Fatima,
thì "Vị giám mục mặc áo trắng
này không thể thoát chết". Chính anh Ali Agça, người
đã bắn những cú chí tử vào Ðức Gioan Phaolô II, đã
hết sức ngạc nhiên, tại sao bị thương như vậy, mà ÐTC
đã không chết. Việc ÐTC không chết, là vì có bàn tay Ðức
Mẹ Fatima. Chính ÐTC đã công nhận như vậy và ngày
12-13/05/1982, ngài đã đến Fatima hành hương, để tạ ơn Ðức
Mẹ và tuyên bố rõ ràng: "Ðức Mẹ Maria đã cứu sống
tôi".
Ðể ghi nhớ muôn đời, một trong các viên đạn được lấy ra lúc giải phẫu cho ÐTC, tại Bệnh viện Bách Khoa Gemelli ở Roma, đã được ghép vào triều thiên của Ðức Mẹ tại Ðền Thánh Fatima trong dịp ÐTC đến hành hương tạ ơn 13/05/1982. Trong cuộc hành hương Năm Thánh 2000, ÐTC còn để lại một kỷ niệm khác nữa: đặt dưới chân Mẹ chiếc nhẫn Giám mục quí giá, do Ðức Cố Hồng Y Stefan Wyszynski, Giáo chủ Ba lan và TGM Varsovie, tặng cho ngài khi được bầu làm Giáo Hoàng (16/10/1978). Còn chiếc giây lưng trắng bị đẩm máu trong vụ mưu sát tại Quảng trường Thánh Phêrô lúc 17giờ 10 phút ngày 13/05/1981, đã được để lại làm kỷ niệm tại Czestochowa, Ðền Thánh quốc gia Ba lan, nơi ÐTC đã đến hành hương nhiều lần trong những năm sinh sống tại Ba lan và cả sau khi đã làm Giáo Hoàng.
Nhưng một cử
chỉ có tính cách hoàn vũ và để nhớ ơn Mẹ Maria Fatima trong
muôn thế hệ tương lai, là việc ÐTC lập lễ kính các lần
Ðức Trinh Nữ Maria hiện ra tại Fatima, và năm nay (2002), ngày
13/05/2002 là lần thứ nhất lễ kính này được cử hành trên
cả thế giới công giáo. Nhật báo "Người đưa Tin (Il
Messaggero), một trong các tờ báo
lớn xuất bản ở Roma, số ra ngày Chúa nhật 12/03/2002, đã
viết nơi trang nhất, với tít đề khá lớn như sau: "ÐTC thánh
hiến niên hiệu của vụ mưu sát". Bên cạnh tít này, nhật
báo Roma viết: "Trong năm 1981, ngày 13 tháng 5, ngày mà những
phát đạn của Ali Agça bắn vào Ðức Gioan Phaolô II, được dâng kính
Ðức Mẹ Fatima". Từ nay, theo Lịch phụng vụ, ngày 13/05, lễ kính
Ðức Mẹ Fatima sẽ được cử hành trong toàn Giáo hội,
cũng như ngày 11 tháng 2, ngày kính nhớ những lần
Ðức Mẹ hiện ra với cô Bernardette (từ 11 tháng 2 năm 1858
đến ngày 16 tháng 7 cũng năm 1858), trong 18 lần tại Hang đá,
kế bên sông Gave, thuộc thành phố Lourdes (Lộ đức), miền
nam nước Pháp.
Ngày 13/05/1917, sẽ được ghi nhớ như ngày kính các lần Ðức Mẹ hiện ra với ba em mục đồng, để kêu gọi thế giới trở lại với Thiên Chúa, lần hạt Mân côi và cầu nguyện cho nước Nga-cộng sản trở lại; những cũng là ngày được ghi vào lịch sử nhân loại, cách riêng lịch sử Giáo hội công giáo: ngày anh Ali Agça xả súng bắn vào Ðức Gioan Phaolô II, trùng hợp với ngày Ðức Mẹ hiện tại Fatima và Ðức Mẹ đã cứu ÐTC khỏi chết.
Biến cố Fatima - Cách mạng tháng 10 tại Liên xô năm 1917 - và vụ mưu sát Ðức Gioan Phaolô II có liên lạc mật thiết với nhau. Nước Nga trở lại đã được Ðức Mẹ nói với ba em, khi Mẹ dạy các em hy sinh và cầu nguyện . "Nếu không, nước Nga sẽ tiếp tục phổ biến chủ nghĩa cộng sản vô thần trên cả thế giới". Nước Nga ngày nay như thế nào, ai cũng biết. Chế độ cộng sản tại Liên Sô và các nước thuộc khối Trung-Ðông-Âu sụp đổ cuối năm 1989. Vụ mưu sát xẩy ra đã được Ðức Mẹ loan báo cho ba em biết và nay chỉ còn mình Nữ Tu Lucia là người giữ bí mật này. Ngày 13/05/2000, Chị Lucia đã hiện diện tại Fatima, trong lúc tiết lộ Bí mật, sau thánh lễ Phong Chân phước cho hai em Phanxicô và Giaxinta.
Trước khi tuyên bố "Phần thứ ba của bí mật Fatima", Ðức TGM Tarcisio Bertone, Tổng Thư ký Bộ Giáo lý Ðức tin, đã nhiều lần đến Tu viện Coimbra để tiếp xúc với Nử Tu Lucia. Và nữ tu Lucia đã xác nhận bản tuyên bố là đúng với những điều Ðức Mẹ đã tiết lộ cho ba em.
Biến cố Fatima - Cách mạng vô sản Liên Sô bùng nổ - Chế độ cộng sản bách hại Giáo hội và các tín hữu Kitô - Ðệ nhất thế chiến chấm dứt năm 1918 và Ðệ nhị thế chiến (1939-1945) bùng nổ dữ dội hơn (vì thế giới không nghe lời cảnh cáo Fatima) - Chế độ cộng sản lan tràn khắp nơi, chiếm nửa thế giới với lực lượng hùng hậu đe dọa trầm trọng hòa bình, gây căng thẳng giữa hai khối Ðông và Tây trong hơn nửa thế kỷ. Tiếp đến việc sụp đổ nhanh chóng và bất ngờ chế độ cộng sản và bức tường Berlin. Sau đó Nước Nga trở lại, tuy còn nhiều khó khăn, do Giáo hội chính thống hơn là do quyền bình chính trị hiện nay tại Nga. Nhìn vào những biến cố kinh khủng của thế giới trong thập niên vừa qua, không thể phủ nhận vai trò chủ chốt của Ðức Mẹ Fatima và của Ðức Gioan Phaolô II, Vị Giáo Hoàng đã được Ðức Mẹ chuẩn bị và chọn cách lạ lùng, để lãnh nhận việc hướng dẫn Giáo hội trong giai đoạn cực kỳ khó khăn.
Lập lễ kính
Ðức Mẹ hiện ra tại Fatima, để ghi nhớ các lần Mẹ
hiện ra, nhưng cũng để ghi nhớ một biến cố thê thảm
của Triều Hoàng của Ðức Karol Wojtyla, vị Giáo hoàng đã nhận
khẩu hiệu "Totus Tuus" (tất cả cho Mẹ),
mang một ý nghĩa rất sâu xa, bởi vì ngày 13/05 không phải
chỉ để nhớ lại biến cố tôn giáo: là việc hiện ra tại
Fatima, nhưng còn kính nhớ tất cả một thế kỷ đầy
đau khổ của thế giới và của Giáo hội: hai đại chiến
thế giới, chủ nghĩa cộng sản vô thần và cuộc bách hại
giáo hội.
Nhật báo Il Messaggero viết: "Trong vòng vài thế kỷ nữa, chỉ còn có các sử gia nhớ đến những biến cố và những công việc của Triều Giáo Hoàng Ðức Karol Wojtyla. Người dân sẽ không còn nhớ đến nũa". Tác giả bài báo đặt câu hỏi: "Ai trong chúng ta nhớ đến Ðức Gioan II (532-535), vị Giáo Hoàng đầu tiên đổi tên của mình "Mercurio" (tên của một vị thần, có tính cách ngoại giáo) và nhận tên khác là Gioan II? Chỉ ít người còn nhớ Ðức Phaolô II (1464-1471) cho xây cất toà nhà thời danh "Palazzo Venezia" ở trung tâm Roma, còn cho tới lúc này. Trái lại, sau ngàn năm nữa và có thể mãi mãi, mỗi lần người Công giáo cử hành lễ kính ngày 13/05, ngày Ðức Mẹ hiện ra tại Fatima, tức khắc nhớ đến vụ mưu sát Ðức Gioan Phaolô II và công việc của Triều Giáo Hoàng đặc biệt này, cũng như hằng năm, ngày 7 tháng 10, lễ kính Ðức Mẹ rất thánh Mân côi, các tín hữu Công giáo nhớ lại chiến thắng người Hồi giáo tại vụng Lepanto, đồng thời cũng nhớ đến Ðức Thánh Giáo Hoàng Pio V (1566-1572) đã lập lễ này, và là vị Giáo Hoàng có công lớn lao trong việc áp dụng giáo huấn Công đồng chung Trento (1545-1563), cách riêng về phương diện kỷ luật và phụng vụ.
Nói tóm lại: Từ nay trở đi, ngày 13 tháng 5 hằng năm, sẽ giúp con cái Giáo hội nhớ đến Ðức Gioan Phaolô II, với những biến cố liên, hệ đến đời sống đau khổ của Triều Giáo Hoàng hơn là những cử chỉ, những văn kiện và những chuyến viếng thăm mục vụ quốc tế.