Tường thuật về
Ngày cầu nguyện cho Hòa bình thế giới
tại Assisi (24/01/2002)
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Tường thuật
về Ngày cầu nguyện cho Hòa bình thế giới tại Assisi
(24/01/2002).
Sau vụ khủng
bố khinh hoàng tại New York và Washington, gây nên nhiều lo lắng
cho hòa bình thế giới,
ÐTC Gioan Phaolô II trong giờ
đọc Kinh Truyền tin với Dân chúng tại Quảng Trường Thánh
Phêrô vào trưa ngày 18 tháng 11 năm 2001, đã đưa ra hai sáng
kiến sau đây: (1). toàn thế giới công giáo sẽ ăn chay vào
ngày 14 tháng 12 năm 2001,
và (2). mời gọi Ðại diện
các Giáo hội Kitô và các Tôn giáo thế giới để cầu
nguyện cho Hòa bình ngày 24.01.2002 tại Assisi, Thành phố của Thánh
Phanxicô, sứ giả hòa bình và tình huynh đệ giữa các dân
tộc, không phân biệt tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ, mầu da...
ÐTC đã cùng với các vị
này tụ họp tại Assisi hai lần: lần thứ nhất vào ngày
27 tháng 10 năm 1986, lúc thế giới sống trong đe dọa về
một chiến tranh nguyên tử giữa hai Khối kình địch nhau: Tư bản
và Cộng sản, và lần thứ
hai vào tháng 3 năm 1993 lúc
chiến tranh diệt chủng tại miền Balcan trở nên vô cùng dã
man.
Ðối với ÐTC,
lời cầu nguyện là thứ vũ khí thiêng liêng, vô hình, nhưng
là một thứ vũ khi rất thần hiệu. Chỉ có lời cầu nguyện
cùng nhau dâng lên Ðấng
Tối cao mới có thể đem đến ơn trở lại tâm hồn và ơn hòa
bình cho thế giới mà thôi. Ðây là lý do mạnh hơn cả thúc
đẩy ÐTC mời gọi đại diện
các Giáo hội Kitô và các tôn giáo cùng nhau đến Assisi một
lần nữa, để gặp nhau trong tình huynh đệ và mỗi tôn giáo
cầu nguyện theo thể thức của mình cho hòa bình thế giới. Lời
mời của ngài đã được các vị đáp lại một cách quảng
đại và đông đảo, thậm chí Tòa Giáo chủ chính thống Moscowa từ lâu
có thái độ giá lạnh với Vatican, nhưng lần này cũng cử
nhân vật số hai, sau Ðức Giáo chủ Alexis đệ nhị, đến tham dự.
Về phía Tòa Giáo chủ chính thống đại kết Constantinopoli, đại
diện Giáo hội chính thống hoàn cầu, chính Ðức Giáo chủ
Bartolomeo đệ nhất đích thân tham dự. Lần này, Hồi giáo cũng
gửi một phái đoàn đông đảo hơn hai lần trước đây đến
Assisi. Nhìn vào con số các vị tham dự ngày cầu nguyện lần này,
chúng ta có thể hy vọng vào một thế giới tốt đẹp hơn,
sau vụ khủng bố kinh khủng ngày 11 tháng 9/2001 vừa qua. Hơn 300 đại
diện đến từ khắp thế giới đều là khách của Ðức Gioan
Phaolô II
trong Nội Thành Vatican. Tất cả cùng đi đến Assisi trên chuyến
xe lửa đặc biệt với ÐTC; và sau đó vào trưa thứ
sáu 25 tháng giêng năm 2002, tất
cả được ÐTC mời dùng bữa thân mật tại Phủ Giáo Hoàng.
Ðây là một biến cố chưa từng có trong lịch sử Giáo hội.
Trong bài tường
thuật nầy, chúng tôi xin trình
bày sơ qua về nhà ga xe lửa
của Vatican - Chuyến tầu lịch sử chở Ðức Gioan Phaolô II và các Vị
khách của ngài từ nhà ga tí hon Vatican đến nhà Ga thành Phố
Asssisi và buổi cầu nguyện ở "Hội trường"
tại Quảng trường Thánh Phanxicô ở thành phố Assisi.
1 - Nhà Ga tí hon của Vatican
Nói đến một
ga xe lửa tại Quốc gia-Thành phố Vatican (--
một quốc gia chỉ rộng gần
nửa cây số vuông--), nhiều người ngạc nhiên. Nhưng thực
sự có một ga xe lửa trong Nội Thành Vatican. Ga xe lửa này
được xây cất giữa những năm 1929 và 1933, tức sau khi Tòa
Thánh và Nước Ý đã ký thỏa ước quốc tế tại Ðền
Lateranô ngày 11 tháng 2 năm 1929, giữa ÐHY Gaspari, Quốc Vụ
Khanh Tòa Thánh và Ông
Mussolini,Thủ tướng Ý.
Ðường xe lửa
Vatican chỉ dài chừng vài trăm thước, do kiến trúc sư và kỹ
sư Giuseppe Mormo đứng ra xây cất. Trong hơn 70 năm qua, con
đường xe lửa này chỉ được nói đến ít lần. Trong đệ nhị
thế chiến 1939-1945, nhà Ga Vatican bị bom phá hủy, đã được sửa
sại và vẫn giữ dấu vết của chiến tranh. Ðây là trái bom
duy nhất rớt xuống lãnh thổ Quốc gia-Thành phố Vatican.
Ga xe lửa
được nói đến một lần nữa vào
ngày 11 tháng 4 năm 1959, khi
hài cốt Thánh Giáo Hoàng Pio X (1903-1914) được ÐTC Gioan
XXIII (1958-1963) cho phép rước
về Venezia, để cho các tín hữu tôn kính và cầu nguyện, vì
Thánh Pio X, trước khi được bầu làm Giáo Hoàng, đã giữ
chức Giáo chủ Venezia, cũng như Ðức Gioan XXIII.
Cũng tại ga xe
lửa này, truớc khi khai mạc Công đồng chung
Vatican II (1962-1965), ngày mùng 4 tháng 10 năm 1962, chính
Ðức Gioan XXIII đã dùng xe lữa từ đây đi hành hương
Loreto và Assisi, để phú thác cho Ðức Mẹ Maria và Thánh
Phanxicô công việc của Công đồng, một biến cố lớn nhất
của thế kỷ XX.
Sau Ðức Gioan
XXIII, Ga xe lửa Vatican được dùng rất ít trong việc chuyên chở
hành khách, có thể nói chỉ được dùng chở hàng hóa từ
biên giới Ý vào Vatican mà thôi. Từ năm 1962, phải chờ
đợi mãi đến ngày mùng 8 tháng 11 năm 1979, tức sau 17 năm, mới có một Vị Giáo Hoàng khác làm cho nhà ga này được
nói đến. Ngày đó, Ðức Gioan Phaolô II dùng xe lửa để tham dự Ngày
thứ XXI của Nhân viên hỏa xa. Và ngày 24 tháng Giêng năm
2002, cũng chính Ðức Gioan Phaolô II dùng xe lửa từ đây để cùng với
những đại diện các Giáo hội Kitô và tôn giáo hành hương
Assisi để cầu nguyện cho hòa bình thế
giới.
2 - Chuyến xe lửa lịch sử
Chuyến xe lửa
chở Ðức Gioan Phaolô II, đại diện các Giáo hội và các tôn giáo,
nhiều Hồng Y, Tổng Giám mục và Giám mục tham dự Ngày cầu
nguyện cho hòa bình, khởi hành từ ga Vatican lúc 8:40 ngày 24
tháng Giêng năm 2002 và tới Ga Assisi lúc 10:40, sau hai tiếng đồng
hồ, với tốc độ 120 cây số giờ. Chuyến xe lửa này không
dừng lại ga nào cả trên
quãng đường dài 200 cây số. Dù sao, tại nhiều nơi, dọc
đường, nhiều đoàn thể và dân chúng tuốn đến cạnh
đường xe lửa đề chào mừng ÐTC,
và những đại diện các Giáo hội và các tôn giáo,
sứ giả hòa bình.
Chuyến xe lửa đặc biệt gồm 7 toa, thuộc loại đi "Liên Tỉnh" (Intercity) với tiện nghi đầy đủ, nhưng không phải loại xe có "Tiện Nghi cao" (de luxe) như các loại đi "Liên Âu Châu" (Eurostar), vì theo ước muốn của ÐTC, chuyến xe này cần có tính cách hành hương và sám hối. Các toa đã được lau chùi rất sạch sẽ và đánh bóng. ÐTC và đoàn tùy tùng của ngài chiếm toa thứ bốn có 18 chỗ.
7 toa xe lửa đã
được một động cơ "Diesel" kéo vào Nhà Ga Vatican nửa
giờ trước lúc khởi hành; nhưng khi ra khỏi biên giới
Vatican, tại ga San Pietro (kế bên Vatican) chặng dừng duy nhất,
thì động cơ Diesel được
thay thế bằng đầu máy điện. Phải dùng động cơ Diesel trong
nội thành Vatican, vì trong Vatican không có đường giây điện
cho Xe Lửa chạy bằng động cơ điện.
Chiếc xe lửa
đặc biệt này từ chiều hôm trước, đã đậu tại Ga
Prenestino bên ngoài Vatican, và đã được
giới thiệu cho giới báo chí. Nhân viên hỏa xa
của chính phủ Ý, gồm một nhân viên đầu máy, ba kỹ
thuật viên và bốn nhân viên lo
dịch vụ. Bốn nhân viên này, trong các chuyến tầu thường,
có nhiệm vụ kiểm soát vé của hành khách; nhưng trên chuyến
tầu lịch sử, bốn nhân viên này, thay vì kiểm vé, lại phát
vé cho hành khách, một loại vé đặc biệt của một chuyến tầu
lịch sử, để mỗi hành khách giữ làm kỷ niệm. Vé này như
một bảng số với kích thước riêng, trên có ghi chặng
đường và ngày tháng của chuyến đi lịch sử Vatican-Assisi.
Trên tầu không được hút thuốc và cũng không có dịch vụ
giải lao, để nhấn mạnh tính cách hành hương của lộ trình.
Cùng đi trên
chuyến xe lửa lịch sử này, ngoài các vị Khách của ÐTC, còn
có ông Bộ trưởng Công chánh, Ông chủ tịch Hỏa xa Ý. Tại
nhà Ga Assisi, Thủ tướng Chính phủ, nhiều Bộ trưởng, Dân biểu,
Nghị sĩ và Nhà cầm quyền miền, Tỉnh, thị xã chờ đón ÐTC
và các đại diện Giáo hội và các tôn giáo.
Ban chiều ngày 24/01/2002, khi từ Assisi về lại Roma, ÐTC và quý vị quan khách đã được Tổng thống cộng hòa Ý, ông Carlo Arzegli Ciampi, đến chào từ giả. Tổng thống Italia chỉ đến tham dự phần kết thúc ngày cầu nguyện mà thôi.
3 - Ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi
Sau lễ nghi đón
tiếp tại Nhà Ga Assisi, ÐTC lên xe bọc kính chạy trên con
đường dài bốn cây số, với 8 xe cảnh sát hộ tống, để
đến "Hội Trường" (Hall), nơi diễn ra các lễ nghi của Ngày
cầu nguyện. Ðây là một chiếc lều thật lớn được dựng lên trong những ngày
trước đây, được chia thành hai phần: phần trên (như cung
thánh của một nhà thờ) dùng làm lễ đài, nơi đây
được trải thảm đỏ, được trang hoàng bông hoa, dành cho
ÐTC (ngồi ghế ở giữa) và những đại diện các Giáo hội
(ngồi bên phải ÐTC) và những đại diện các tôn giáo
(ngồi bên trái ÐTC); phần dưới
như cung lòng nhà thờ, có 2,500 ghế dành cho các người
được mời và cho anh chị em tín hữu tham dự. Bên phải, một
khoảng cách rộng dành cho ca đoàn, với nhiều nhạc khí, và
cho các tu sĩ Dòng Phanxicô.
Giữa "Hall" (Hội trường) có một bàn lớn,
để vào buổi chiều của ngày Cầu Nguyện, các vị đại
diện tham dự đến đặt
chiếc đèn sáng của mình, sau khi đã đọc bản tuyên ngôn nói
lên quyết tâm dấn thân hoạt động cho hòa bình. Phía trên bên
phải của Hội Truờng, có đặt một đài cao, nơi đây ba Vị
Hồng Y, chủ chốt trong Ban tổ chức và những đại diện các
Giáo hội và các tôn giáo phát biểu ý kiến trong biến cố
đầu ngày Cầu Nguyện và sau đó, trong buổi gặp gỡ ban chiều,
đọc bản tuyên ngôn chung, trong
biến cố kết thúc Ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới.
Lễ nghi khởi sự bằng lời chào mừng của ÐTC gủi tới các vị tham dự. Với giọng mạnh mẽ, nét mặt vui tuơi, ÐTC nói: Tôi đón chào quý ngài với niềm vui. Tôi cảm ơn các ngài đã đáp lại lời mời gọi của tôi. Ngày cầu nguyên hôm nay là một sự kéo dài ngày cầu nguyện năm 1986". Rồi ÐTC chào thăm cách riêng Ðức Giáo chủ đại kết thành Constantinopoli, Ðức Bartolomeo đệ nhất - phái đoàn các Giáo hội chính thống, Anh giáo, Tin Lành, Giáo hội cải cách, và những đại diện Hồi giáo thế giới, Do thái giáo, Phật giáo, Ấn giáo, các tôn giáo truyền thống Châu phi, những đại diện các tôn giáo khác tại Nhật Bản và Nam Hàn và tất cả các vị khách - Rồi ngài chào thăm các Hồng Y, cách riêng ÐHY Egan, TGM New York, nơi bị nạn khủng bố mới đây, đại diện các GM thế giới, cách riêng các GM tại những nơi có chiến tranh. Ngài không quên các Tu sĩ Phanxicô tại Assisi đã góp công lớn trong những ngày này. Sau cùng ÐTC chào thăm Thủ tướng chính phủ, các Bộï trưởng, Nhà cầm quyền địa phương và tất cả những ai đã góp công bất cứ bằng cách nào để Ngày cầu nguyện được tốt đẹp.
Sau lời chào
thăm của ÐTC, ÐHY Nguyễn văn Thuận, chủ tịch Hội đồng Tòa
Thánh về Công lý và Hòa bình, đọc diễn văn vắn tắt
khai mạc. Ngài nói: Ðẹp thay những bước chân của các
sứ giả rao giảng Hòa bình. Chúng
ta hội nhau đây để làm gì? Ðể đáp lại lời mời của ÐTC,
cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Tôn giáo không
bao giờ được trở nên lý do của tranh chấp. Ðây là giờ
phút lịch sữ: giờ phút của hy vọng và của hòa bình cho nhân
loại.
Kế tiếp, các
đại diện lần lượt phát biểu ý kiến riêng và nói lên
chứng tá của mình. Bắt đầu bằng lời của Ðức Bartolomeo
đệ nhất, Giáo chủ chính thống Constantinopoli. Ngài nói: Chúa
Giêsu là Vua Hòa bình. Hòa bình của Thiên Chúa là phước lành
hoàn toàn hơn hết, gồm đủ mọi ơn phước khác. Ðể làm
cho thế giới hòa bình, trước hết trong tâm hồn con người
phải có hòa bình với Thiên Chúa đã. Hòa bình của Thiên
Chúa là gì? Là thực thi công bình, tôn trọng sự sống, các
quyền của con người, sống trong tình huynh đệ, tha thứ và liên
đới.
Vị đại diện
Anh giáo kêu gọi hãy cùng nhau tiến lên, cùng nhau cổ võ và
hoạt động cho hòa bình, dù gặp khó khăn, cản trở. Ðại
diện Giáo hội Luther coi đây là "Ngày Thiên Chúa đã làm". Ðại diện các Giáo hội cải cách thuật lại dụ ngôn người
Samaritano nhân hậu. Chúng ta cũng phải theo gương người này
được Chúa Giesu đề cao: "Hãy ra đi và làm như vậy".
Sau ít phút nghỉ,
đến lượt các đại diện tôn giáo. Trước hết đại diện
Phật giáo đọc một kinh bằng tiếng Tây Tạng - Rồi đến hai
dại diện các tôn giáo Châu Phi, một vị phát biểu bằng tiếng
Anh, một vị bằng tiếng Pháp, nói về
Hòa bình thế giới tùy thuộc vào hòa bình giữa con nguời
với con nguời và mỗi một người với Thiên Chúa.
Ðại diện Ấn
giáo (-- một phụ nữ--) cảm ơn Hội đồng Tòa Thánh về
đối thoại liên tôn. Thật là một vinh dự cho bà
được lên tiếng trước Ðức
Gioan Phaolô II và những đại diện các Giáo hội và tôn giáo thế giới.
Bà nhấn mạnh: hòa bình không cho phép xử dụng bạo lực.
Tôn giáo đích thực không thể và không được phép đi đến
bạo lực, tranh chấp, chiến tranh, trái lại phải rao giảng sự
hoà hợp, bình an, chung sống hòa bình. Tất cả phải nhờ vào
những cuộc đối thoại, bởi vì dối thoại sẽ đưa đến sự
hiểu biết nhau và một nền nhân đạo huynh đệ.
Tiếp đến đại
diện Hồi giáo (đến từ Iran) quả quyết rằng: Các tôn giáo
độc thần đều tôn thờ một Thiên Chúa: Thiên Chúa của
Abraham, của Noe, của Maisen. Tôn giáo bắt buộc tôn thờ một
Thiên Chúa và có bổn phận rao giảng các giá trị cao siêu,
các giá trị luân lý, đạo đức - có nghĩa vụ cổ võ công
bình, hòa bình. Vị đại diện cảm ơn Tòa Thánh và Ðức Gioan
Phaolô
II luôn luôn ủng hộ cuộc tranh đấu tự do của dân tộc
Palestine. Vị đại diện tuyên xưng thành thực rằng: Chúng tôi
tham dự với xác tín Ngày cầu nguyện này do Ðức Gioan
Phaolô II cổ
võ. Chúng tôi biết ơn ngài.
Tiếp đến đại
diện Do thái giáo. Ông nói: Thiên Chúa là Thiên Chúa của
hòa bình. Trong các thế kỷ vẫn có những cuộc chiến đấu.
Các cuộc chiến đấu vẫn
tiếp tục cả thời nay. Dân Do thái, ham chuộng hòa bình, nhưng
sẵn sàng chiến đấu cho quyền lợi, sự sống còn và an ninh
của mình. Trong Do thái giáo, không có quan niệm về chiến tranh. Chúng tôi chiến đấu vì trong Kinh Thánh và sách Talmud có nói
đến những cuộc chiến đấu, khi có những lý do chính đáng,
để bảo vệ quyền lợi mình. Do
thái giáo luôn luôn muốn sống trong hòa bình và trong tình
huynh đệ, cách riêng với Kitô giáo.
Tiếp đến những
nhân vật nổi tiếng của các
phong trào trong Giáo Hội công
giáo phát biểu. Bà Chiara Lubich, sáng lập Phong trào Tổ Ấm,
nói: Thiên Chúa là Thiên Chúa hòa bình. Hòa bình là một
trong các mục tiêu Giáo hội công giáo rao giảng hơn cả.
Ðức Gioan XXIII công bố Pacem in terris. Ðức Phaolô nói lên cách
mạnh mẽ tại Trụ sở LHQ: "Ðừng bao giờ
xẩy ra chiến tranh nữa". Còn Ðức Gioan Phaolô II, trong sứ điệp
Ðầu Năm nay quả quyết: "Sẽ không có hòa bình, nếu không
có công lý - Sẽ không có công bằng , nếu không có tha thứ". Một nhân
vật khác, giáo sư Andrea Riccardi, sáng lập Cộng đồng
Sant' Egidio, quả quyết rằng: Sau cuộc gặp gỡ năm 1986, tính
thần Assisi vẫn tiếp tục trong 15 năm nay. Giáo sư nói đến
tiến trình hòa bình tại Nam Phi, tại Mozambic. Tại nhiều nơi, các
nhà truyền giáo hy sinh cả
mạng sống để rao giảng Tin mùng hòa bình, huynh đệ và yêu
thương. Máu các ngài đổ ra gieo vãi hạt giống của hòa bình.
Ðể thế giới có hòa bình, mỗi một cộng đồng, mỗi một
giáo hội, mỗi một gia đình ... phải trở nên trung tâm hòa bình
trước đã. Giáo sư kết thúc: Trong giờ phút gay go và lo sợ
này, chúng ta hãy đáp lại lời
kêu gọi của Ðức Gioan Phaolô II.
Sau giáo sư
Riccardi, đại diện Giáo hội chính thống Rumani, do Ðức Giáo
chũ Teoctist cử đi. Giáo hội chính thống Rumani là giáo hội
đầu tiên mời Ðức Gioan Phaolô II viếng thăm. Trong dịp này vị dại
diện của Ðức Giáo chủ cảm ơn ÐTC về chuyến viếng thăm và
do đó việc xích lại gần
giữa hai Giáo hội Roma và chính thống Rumani mỗi ngày mỗi gia
tăng. Ðây là một bước tiến đến hòa bình và hiệp nhất.
Sau các bài
phát biểu ý kiến, các phái doàn đi đến những địa điểm
dành sẵn để cầu nguyện theo thể thức của mình cho hòa bình
thế giới. ÐTC chủ tọa buổi cầu nguyện của các Giáo hội
Kitô trong Ðền thờ Santa Maria degli Angeli cùng với các tín hữu
công giáo, chính thống, Tin lành. Buổi cầu nguyện đại kết
này được tổ chức theo hình thức cử hành Lời Chúa.
Sau giờ cầu
nguyện riêng, các Phái đoàn và các vị khách dược mời dùng
bữa chung với ÐTC Tu viện Phanxicô, kế bên Ðền thờ Santa
Maria degli Angeli. Sau đó được nghỉ tới 15:30.
ÐTC và các
phái đoàn lại tụ họp trong "Hall" (Hội trường) như ban
sáng, để nghe đọc bản tuyên ngôn nói lên quyết tâm dấn
chung cho hòa bình. Trước khi đọc bản tuyên ngôn, ÐHY Francis
Arinze, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về đối thoại liên tôn
nói ít lời nhập đề. Một
số đại diện các Giáo hội và tôn giáo, thay mặt tất cả,
đọc bản tuyên ngôn từng đoạn bằng tiếng Anh, Ý và Ả rập. Dấn thân hoạt động
cho hòa bình. Lên án mọi hình thức bạo lực, khủng bố và
chiến tranh - dấn thân loại trừ mọi căn cớ gây nên khủng
bố - dấn thân giáo dục về hòa bình - chung sống hòa bình -
dấn thân cổ vò mợt nền văn hóa về đối thoại - dấn thân
tha thứ, từ bỏ mọi thành kiến - Hòa bình không có tha thứ,
sẽ không có hòa bình đích thực - dấn thân sống bên cạnh
người đau khổ - nỗ lực làm giảm bớt đau khổ của nhân
loại và nên nhớ rằng: không ai hạnh phúc một mình được
- dấn thân góp phần để nhân loại hy vọng được hòa bình
thực sự và bền bỉ - dấn thân để thực hiện công bình.
Công lý và hòa bình không
thể tách lìa nhau được.
ÐTC kết thúc
bằng lời sau đây: Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta và
các dấn thân chung của chúng ta. Rồi ngài cảm ơn tất cả các
phái đoàn đã đáp lại lời mời gọi của ngài tụ họp
nhau tại Assisi, quê hương Thánh Phanxicô, vị thánh được mọi
nguời không phân biệt tôn giáo, ngôn ngữ, mầu da, văn hóa
... biết đến và yêu mến.
Trong lúc ca đoàn
hát Kinh của Thánh Phanxicô: "Hãy ca ngợi Thiên Chúa",
các Tu sĩ Phanxicô tiến lên lễ đài trao cho ÐTC và các đại
diện mỗi vị một chiếc đến dầu cháy sáng. Mỗi vị đứng lên
khỏi chỗ ngồi tiến đến chiếc bàn tròn lớn giữa Lễ
đài,
để đặt chiếc đèn sáng của mình. Người đặt chiếc đèn
sau cùng là Tổng Thống Cộng hòa Ý, ông Carlo Arzegli Ciampi.
Trước khi đặt
chiếc đèn lên bàn, ÐHY Kasper, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh
về cổ võ sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, giải thích ý
nghĩa của cử chỉ tượng trưng này.
Ngày cầu nguyện kết thúc bằng một cử chỉ huynh đệ: các vị tham dự trao bình an cho nhau và các vị đại diện các Giáo hội và các tôn giáo đến bắt tay và ôm hôn ÐTC. Thật là một cử chỉ cảm động.
Trong khi các vị tham dự giải lao tại Tu viện, ÐTC viếng thăm các Nữ tu kín Clarisse, để cảm ơn vì đã cầu nguyện nhiều cho Ngày hòa bình và viếng thăm các Tu sĩ Phanxicô đã vất vả góp công vào việc tổ chức Ngày cầu nguyện. Sau đó, ÐTC và các vị đại diện lên xe lửa như ban sáng để trở về Vatican. Trưa thứ sáu, ngày 25 tháng giêng năm 2002, ÐTC mời tất cả các vị tham dự Ngày cầu nguyện dùng bữa tại Palazzo Ducale của Phủ Giáo Hoàng. Ðây là một biến cố chưa bao giờ xẩy ra.