Vatican và Thổ nhỉ Kỳ

ký thỏa thuận về đối thoại liên tôn

 

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Vatican và Thổ nhỉ Kỳ ký thỏa thuận về đối thoại liên tôn.

Vatican (Zenit 28/04/2002) - Tòa thánh và chính phủ Thổ nhỉ Kỳ, một quốc gia Hồi giáo chính yếu, đã ký một thỏa thuận chưa từng xảy ra từ trước đến nay, để cổ võ việc  đối thoại liên tôn.

Bản thỏa thuận được ký hôm thứ sáu (26/04/2002) bởi ÐHY Francis Arinze, chủ tịch hội đồng tòa thánh về đối thoại liên tôn, và ông Mehemt Nuri Yilmaz, chủ tịch ủy ban tôn giáo Thổ nhỉ Kỳ.

Ðức Cha Micheal Fitgerald, tổng thư ký của hội đồng Tòa thánh đối thoại liên tôn, nói cho đài phát thanh Vatican rằng, thỏa thuận này xác định ước muốn  "cũng cố đối thoại giữa Tòa thánh và một văn phòng của chính phủ", đây là một công việc có vẻ khác thường. Ngài nói, "Ðiều này không thường xảy ra, và trong thực tế, chúng tôi nhận được  đặc quyền để thực hiện  thỏa thuận này, bởi vì  tại những quốc gia Hồi giáo,  không có sự  khác nhau hoặc  khác biệt thực sự giữa tòa thánh và nhà cầm quyền chính phủ." Ngài nói thêm, "Nếu chúng ta tìm kiếm đối tác cho việc đối thoại với Hồi giáo tại Thổ nhỉ Kỳ, văn phòng này là một cơ quan của chính phủ. Ðây là cách đã được giải thích trong thoả thuận.

Trong quá khứ hội đồng tòa thánh đối thoại liên tôn, đã thành lập nhiều thỏa thuận với các cơ cấu Hồi gíao, để cổ võ đối thoại giữa các tín hữu của hai tôn giáo, tuy nhiên việc này chưa bao giờ thực hiện, với các cơ cấu chính phủ.

Thí dụ, hội đồng tòa thánh đối thoại liên tôn, đã hình thành một ủy ban làm việc với Al-Ahzar, một trung tâm nghiên cứu và học hỏi  danh tiếng của thế giới Hồi gíao, tại Cairo, nơi mà các giáo sĩ được chỉ định bởi chính phủ, nhưng lại độc lập từ chính phủ.

Dạo tháng ba, hội đồng tòa thánh đã đạt được một thỏa ước, với "Hiệp hội thế giới đến với Hồi giáo" (World Society for the call to Islam), một tổ chức mà cơ quan đầu não đang đặt tại Tripoli, Libya.

Ðức Cha Fitgerald giải thích, "không có trung tâm quyền lực trong thế giới Hồi giáo, tương đương như ÐTC,  và không có hàng giáo phẩm. Nhưng với sự tế nhị cụ thể, chúng tôi cũng có bổn phận tham gia vào cuộc đối thoại với những quốc gia khác như Iran, Thổ nhỉ Kỳ, Libya, Ai cập..." Ðức Cha còn cho biết thêm như sau: "Bản thỏa thuận cổ võ một sự hiểu biết tốt giữa Hồi giáo và Thiên chúa Giáo, và tìm kiếm phương thế để loại bỏ các thành kiến. Thỏa ước ủng hộ sự tự do tôn giáo, tự do đức tin và tự do lương tâm. Tôi nghĩ thật quan trọng để nhấn mạnh đến việc xác định sự tự do này."

Ngài nói thêm, "tài liệu cũng chủ ý nhằm khuyến khích các chương trình huấn luyện tôn giáo,  chẳng hạn như  giảng giải về Hồi giáo cho Kitô hữu,  và giảng giải Thiên chúa giáo cho người Hồi giáo; ngoài ra cần cổ võ đối thoại trong tất cả mọi hình thức, đặc biệt giữa các cơ cấu giáo dục. Cuối cùng, mọi người đồng ý  gặp nhau theo định kỳ, để theo dõi thỏa ước này."


Back to Home Page