ÐHY Lustiger chỉ trích ông Le Pen
trong việc sử dụng
những từ ngữ của ÐTC Gioan Phaolô II
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
ÐHY Lustiger chỉ trích ông Le Pen trong việc sử dụng những từ
ngữ của ÐTC Gioan Phaolô
II.
Vatican (Zenit 22/04/2002) - Ứng
viên tổng thống Pháp, ông Le Pen đã dùng những lời nói
danh tiếng của ÐTC, đã làm
cho ÐHY TGM Paris phải kinh ngạc.
Hôm chúa nhật, người lãnh đạo đảng cực hữu "Mặt trận quốc gia Pháp", ông
Jean-Marie Le Pen đã làm kinh ngạc những người thăm dò ý kiến
và các quan sát viên chính trị do việc ông đã thắng 16.9% số
phiếu, trong vòng đầu của các cuộc bầu cử tổng thống
tại Pháp.
Giới quan sát viên, trước
đó, đã tiên đoán là ông ta sẽ đứng vào hạng ba sau ông
Lionel Jospin, thủ tướng thuộc đảng xã hội Pháp;
tuy nhiên, với kết quả này, ông sẽ
tranh cử với tổng thống Pháp, ông Chirac,
trong vòng nhì của cuộc bầu cử.
Ông Le Pen, 73 tuổi, đã dùng câu nói thời danh của ÐTC, nói cho dân chúng Pháp rằng: "Ðừng sợ" và "hãy bước qua ngưỡng cửa hi vọng." ÐHY Jean-Marie Lustiger, tổng giám mục Paris, đã nhanh nhẹn đáp trả đối với việc sử dụng lời nói trên. ÐHY nói, "Giáo hội và các Kitô hữu không thể chấp nhận rằng, ý nghĩa của dấu chỉ và khái niệm tôn giáo, được thay đổi để phục vụ cho các cuộc tranh cải chính trị."
ÐHY cũng nhấn mạnh rằng, "kết quả vòng đầu của các cuộc bầu cử nhấn mạnh đến cơn khủng hoảng và sự thay đổi sâu xa mà xã hội Pháp đang trải qua trong nhiều thập niên." Ngài nói thêm, "sự cảnh giác này sẽ vô ích, nếu nó không đưa đến một sự nhận thức và cố gắng đích thực phản ảnh trên cuộc sống của các nhà lãnh đạo chính trị, truyền thông, xã hội, và toàn thể người dân, để chuẩn bị tương lai xã hội của chúng ta trong hòa bình và trong sự tôn trọng lẫn nhau."
Ông Le Pen, có lần đã gọi
"việc tàn sát người Israel chỉ như một chi tiết của lịch
sử", đã được giai cấp
lao động Pháp chọn lựa, thay
thế cho đảng xã hội và cọng sản;
trong cuộc bầu cử Tổng
thống, vòng thứ nhất vừa qua, ông đã đứng đầu tại 9
trong 22 vùng của Pháp.
ÐHY Paris giải thích rằng, "hòa bình dân sự nằm trong sự tranh chấp dân chủ" và rằng "bạo động không bao giờ là dụng cụ của lý trí hoặc bác ái."