Hi vọng rằng chủ nghĩa đa nguyên
không ngăn cản việc phúc âm hóa
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Hi
vọng rằng chủ nghĩa đa nguyên không ngăn cản việc phúc âm
hóa.
Milan, Ý. (Zenit 19/04/2002) -
Các tham dự viên tại cuộc bàn thảo kết luận rằng Kitô hữu ngày nay phải chấp nhận chủ nghĩa đa
nguyên như một giá trị, nhưng không được thiếu sót
trong việc loan báo Tin
mừng như là chân lý duy nhất.
Cuộc
bàn thảo, được tổ chức hôm 8/04/2002 tại Milan, miền bắc
Italia, với sự tham dự của ÐHY Walter Kasper, chủ tịch hội đồng
tòa thánh về cổ võ hiệp nhất Kitô, và Ðức giám mục
Margot Kassmann, thần học gia của giáo hội tin lành Luthêrô.
Trong
bài diễn văn, được nhật báo Tương lai của Ý cho đăng tải,
ÐHY Kasper giải thích rằng, "chủ nghĩa đa nguyên là một thách
thức nền tảng đối với Thiên chúa giáo ngày nay." Ngài
nói, thách thức này nổi lên trong cuộc bàn thảo về sự
nguy hiểm của một "cuộc xung đột giữa các nền văn minh."
Ngài nói thêm, "Một sự
thách thức như thế, phải được đối phó bằng cách đi trên
con đường đối thoại, đặc biệt giữa các tôn giáo."
Khi
được hỏi liệu có nguy
hiểm khi cho rằng tất cả các
tôn giáo sẽ được xem như giống nhau hay không. ÐHY trả lời:
Chúng ta phải nhìn nhận lập trường được chỉ dẫn trong sắc
lệnh của Công Ðồng Vaticaniô II về đối thoại liên tôn; đó
là sắc lệnh "Nostra Aetate";
sắc lệnh này không từ
chối bất cứ điều gì là
đúng thật và thánh thiện, trong các tôn giáo khác.
ÐHY
Kasper đã làm sáng tỏ rằng, "ơn cứu độ được đem đến
một lần và cách vĩnh viển bởi Chúa Kitô;
nhưng ơn cứu độ đó đã được mạc khải trong các tôn
giáo khác, như những "hạt giống" của chân lý".
Ngài nói tiếp, "Vì thế
người Kitô hữu có sứ mệnh để công bố ơn cứu độ
này, đặt Thiên chúa vào trung tâm mà chính Ngài đã mạc
khải về chính mình như là tình yêu tuyệt đối. Chân lý này
không phá vỡ những chân lý khác, nhưng biết cách để tìm
một chỗ cho chính nó, trong mức
độ nó nói lên những khía
cạnh của một mầu nhiệm, mà
không một khái niệm nhân loại nào có thể thấu hiểu."
Thần
học gia Margot Kassmann đồng ý với ÐHY trong các diễn đạt của
ngài về chủ nghĩa đa nguyên, như là một một sự nguy hiểm
to lớn, và nguy hiểm không
phải chỉ cho riêng Thiên chúa giáo mà thôi.
Ngài
nói, "Nếu Âu Châu mất đi
"linh hồn kitô" của nó, thì
âu châu sẽ đi vào nguy cơ phản bội
những giá trị mà các Kitô hữu đang tiếp tục sống
trong sự xác tín, ngay cả, có lẽ, với cái giá
phải trả là những khó khăn giữa họ," Nhà thần
học Lutheran nhấn mạnh rằng: "chúng ta đồng ý để nói rằng,
Hiến chương Âu châu đã tỏ ra lơ là một cách vô lý, đối
với khía cạnh này."
Phần ÐHY Kasper, ngài nói thêm, "không một phục vụ tốt nào được thực hiện cho các tôn giáo khác, nếu chúng ta để cho chính mình bị lôi cuốn theo những lập trường khác; tôi đã nhìn thấy những người Thiên chúa giáo, những người biết mọi chuyện về kinh thánh Koran của Hồi giáo, nhưng chính họ, trong nhiều năm, lại không bao giờ mở quyển kinh thánh công giáo. Ðây không phải là cách thế của việc cùng nhau bước đi."