Danh Sách các phái đoàn tham dự
Buổi cầu nguyện cho hòa bình thế giới
tại Assisi ngày 24/01/2002
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Danh Sách các
phái đoàn tham dự Buổi cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại
Assisi ngày 24/01/2002.
Tin Roma
(16/02/2002) - Cho tới lúc
này, số các vị đại diện các Giáo hội và các Tôn giáo lớn
trên thế giới đáp lời mời của ÐTC tham dự buổi cầu
nguyện cho hòa bình thế giới, vào ngày 24 tháng Giêng năm
2002, tại Assisi, lên tới ít
ra 300, thuộc 44 Phái đoàn
khác nhau đến từ khắp thế giới. Nhật báo công giáo Ý
"Tương Lai", số ra ngày 16.01.2002, viết: Ðây chỉ là danh sách
tạm thời mà thôi, có thể sẽ có thêm nữa trong những ngày
cuối cùng. Trong lúc này, vẫn vắng bóng của đại diện Tòa
Giáo chủ chính Thống Moscowa. Nhật báo viết thêm: Ðây là lần
thứ nhất sánh với hai buổi gặp gỡ năm 1986 và 1993, phái
đoàn Hồi giáo Iran, một Cộng hòa Hồi giáo,
tham dự buổi cầu nguyện tại Assisi.
Cho tới lúc
này các phái đoàn sau đây đã bảo đảm sự tham dự của
mình:
Mười một
Tòa Giáo chủ chính thống, do Ðức Bartolomeo đệ nhất,
Giáo chủ chính thống đại kết thành Constantinopoli, hướng
dẫn - Sáu Giáo hội kỳ cựu bên Ðông và mười sáu
Giáo hội và Công đồng Kitô bên Tây.
Ngoài phái đoàn
các Giáo hội Kitô, còn có phái đoàn của các tôn giáo
sau đây: Do thái, Phật giáo, Tenrikyo, Shintoisme, Giainisme, Sikhisme
- Ấn giáo - Zoroastrinesime và các tôn giáo truyền thống Châu
phi...
Tất cả các vị
tham dự sẽ cùng đi trên chuyến xe lửa đặc biệt
với ÐTC, từ Ga Vatican đến Ga Asisisi, sáng ngày 24 tháng Giêng
năm 2002.
Ngoài đại diện
của các Giáo hội Kitô và của các Tôn giáo, còn có một
số nhà chính trị cũng tham dự buổi cầu nguyện tại Asisisi,
như Ông Carlo Arzeglio Ciampi, Tổng Thống Cộng hòa Ý, ông Silvio
Berlusconi, Thủ tướng Chính phủ Ý, ông Pietro Lunardi, Bôï trưởng
Vận tải và một số Dân biểu và Nghị sĩ Quốc Hội Ý và
Liên hiệp Châu Âu.
Trong số các vị
được mời riêng, có các vị đại diện các phong trào và
cộng đồng giáo hội, như: phong trào Tổ Ấm (Focolare), cộng
đoàn Sant'Egidio, Phong trào
Hiệp Thông và Giải Phóng (Comunione e Liberazione),
phong trào Tân chầu nhưng, Cộng đồng Taizé ... và mười
hai vị đại diện của 12 Hội đồng Giám mục thế giới, các
thành viên của Ban thường vụ HÐGM Ý và của Ủy ban về Ðại
kết và Ðối thoại cũng của
HÐGM Ý.
Về phía Do
thái giáo, cần nhắc đến một
số vị nổi bật sau đây: Giáo sư Elio Toaf, cựu Giáo trưởng
Do thái ở Roma, người đã đón tiếp ÐTC Gioan Phaolô II viếng
thăm nguyện đường Do thái ở Roma, và Bác sĩ Riccardo di Segni,
kế vị Giáo sư Toaf trong chức vụ Giáo trưởng Do thái ở
Roma, cùng với sáu đại
diện quan trọng của Do thái giáo thế giới, trong đó có Ðại
Giáo trưởng Do thái Pháp, Samuel-René Sirat và David Rosen, chủ
tịch Hội "Con cái của Giao ước".
Về phía Hồi
giáo, không có lần nào bằng lần này, các vị tham dự rất
đông đảo đến từ các nước Hồi giáo: Arabia Saudita -
Pakistan - Iran, Philippines, Liban, Ai cập - Hoa kỳ - Albania - Bulgaria - Jordanie - Libia -
Kazakhstan - Thổ nhĩ kỳ - Bosnia-Erzegovina ...
Về phía Phật
giáo - Vị đại diện của Risso Kosei-Kai, Thượng Tọa Nichiko
Niwano, người con của vị sáng lập Hội Phật giáo này tại Nhật.
Cố Thượng Tọa Nichiko Niwano, thân phụ của Thượng tọa hiện
nay, là vị quan sát viên đầu
tiên không phải tín hữu Kitô tham dự Công đồng chung Vatican
II. Thượng tọa đã tham dự buổi
cầu nguyện tại Assisi năm 1986 và 1993.
Về phía các
Giáo sĩ cấp cao, con số tham dự cũng rất đông, khác hẳn
với hai lần trước đây. Các Hồng Y sau đây đã ghi tên
trong danh sách các vị tham dự:
ÐHY Angelo Sodano,
Quốc vụ Khanh - ÐHY Camillo
Ruini, Chủ tịch HÐGM Ý và Tổng Ðại diện Giáo phận Roma -
ÐHY Giovanni Battista Re, Tổng trưởng Bộ Giám mục - ÐHY
Ignace Mossa Daoud, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Ðông phương -
ÐHY Etchegaray, cựu chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý
và Hòa bình - ÐHY Marco Cè,
cựu Giáo chủ Venezia- ÐHY
Carlo Maria Martini, TGM Milano - ÐHY Dionigi Tettamanzi, TGM Genova - ÐHY
Francis Arinze, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về đối thoại liên
tôn - ÐHY Joseph Tomko, cựu Tổng trưởng Bộ Rao giảng Tin Mừng
cho các dân tộc - ÐHY Martinez Somalo, Tổng trưởng Bộ các Dòng
Tu - ÐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Chủ tịch Hội dồng Tòa
Thánh về Công lý và Hòa bình - ÐHY Silvestrini, cựu Tổng trưởng
Bộ các Giáo hội Ðông phương - ÐHY Giordano, TGM Napoli - ÐHY
Murphy O' Connor, TGM Westminster, Giáo chủ Giáo hội công giáo tại
Anh quốc - ÐHY Walter Kasper, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về cổ
võ hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô - ÐHY Saraiva Martins, Tổng
trưởng Bộ Phong Thánh -ÐHY Sabastiani, Chủ tịch Ủy Ban tài chánh
Vatican.
Các giám mục
của các quốc gia sau đây được mời tham dự: Algérie -
Angola - Philippines - Indonesia - Nigeria - Pakistan - Rwanda - Sri Lanka và
Sudan... Ðây là những quốc gia, nơi các tín hữu Kitô thường
bị bách hại về phía Hồi giáo quá khích.
Các vị sau
đây đại diện của các Phong trào và Cộng đồng giáo hội:
Bà Chiara Lubich, sáng lập Phong trào Focolare - Giáo sư
Andrea Riccardi , sáng lập Cộng đồng Sant'Egidio - Ông Kiko Arguello,
sáng lập Phong trào Tân chầu nhưng - Thầy Roger, sáng lập Cộng
đồng đại kết Taizé và Nữ Tu Nirmala, Bề trên Tổng quyền
Dòng các Nữ tu thừa sai bác ái, người kế
vị Mẹ Têrêsa thành Calcutta.
Ðáp lời mời gọi của Ðức Gioan Phaolô II bằng sự tham dự đông đảo, các phái đoàn các Giáo hội và các Tôn giáo hiểu rằng: trong lúc thế giới bị đe dọa bởi chiến tranh và nhất là bởi chính sách khủng bố lan tràn khắp nơi, chỉ có việc cầu nguyện và ăn chay, là vũ khí thiêng liêng và hiệu nghiệm có thể thay đổi tâm hồn con người. Một khi tâm hồn con người đã thay đổi, trở nên tốt lành hơn, thế giới sẽ có hòa bình thực sự và bền bỉ. Và để góp công vào việc xây dựng một thế giới công bình hơn, tốt đẹp hơn, các Giáo hội và các tôn giáo không những có bổn phận rao giảng hòa bình, nhưng còn nắm giữ một vai trò rất quan trọng, bởi vì chỉ có các Giáo hội và các tôn giáo khẩn xin Ðấng Tối Cao ban ơn cải hóa tâm hồn con người nơi tận thâm tâm và chỉ có các Giáo hội và các tôn giáo biết khẩn xin ơn Hòa bình từ trên cao cho nhân loại. Họp nhau cầu nguyện tại Assisi, Thành phố của Thánh Phanxicô, vị thánh rao giảng Tình huynh đệ, hòa bình và yêu thương giữa nhân loại, là cử chỉ rất ý nghĩa và một phương tiện hiệu nghiệm để cùng nhau khẩn xin ơn hòa bình cho thế giới.