Nhân quyền là điểm gặp gỡ
của giáo hội với thời hiện đại
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Nhân
quyền là điểm gặp gỡ của
giáo hội với thời hiện
đại.
Rome
(Zenit 15/04/2002) - Theo ÐHY Nguyễn văn Thuận, nhân quyền
đã vượt qua điểm
của sự kình chống, để trở
nên điểm của sự gặp gỡ giữa Giáo hội và nền văn hóa
hiện đại.
Việc
xác nhận của vị chủ tịch hội đồng tòa thánh về Công lý
và Hòa bình được viết trong mặt sau quyển sách của Giorgio
Filibeck tựa đề "Nhân quyền trong giáo huấn của Giáo hội"
do phòng báo chí tòa thánh xuất bản. Ủy ban tòa thánh đã
thực hiện quyển sách.
Khi
ra mắt quyển sách vào tuần trước, ÐHY Nguyễn văn Thuận nói,
chủ đề về nhân quyền, "mà trong một thời gian dài trong
quá khứ, là đề tài của cuộc tranh cãi giữa Giáo hội và
văn hóa hiện đại, nay đã trở nên
điểm gặp gỡ cho những người xác tín bảo vệ và cổ
võ phẩm giá nhân loại, không phân biệt họ là những người
tin hay không tin."
Hiện
diện trong buổi ra mắt tập sách,
còn có ÐHY Dionigi Tettamanzi, tổng giám mục của Genova, và
hai nhà chính trị khác: ông Giani Letta, phó tổng thư ký thuộc
cánh trung hữu của chủ tịch trong hội đồng bộ trưởng, và
ông Giuliano Amato, thuộc cánh Trung tả, cựu thủ tướng và phó chủ tịch của hội nghị
Âu châu.
Cả
ba đều đồng ý rằng nền tảng của nhân quyền là "phẩm
giá cá nhân của con người," ăn rễ
sâu trong nhân tính của Chúa Giêsu.
Ông
Letta nói, một cách chính xác, sự cống hiến vĩ đại nhất của
giáo hội Công giáo cho nhân
quyền, "cùng với sự xác nhận về "bản chất quyền
bính", đã nói lên sự
bão đảm đầu tiên cho đặc tính phổ quát của nhân quyền."
ÐHY
Tettemanzi nói, "Phúc âm chắc chắn chứa đựng sứ điệp
tôn giáo và thần học, nhưng cũng là một sứ điệp cho nhân
loại và nhân loại học, và sự hiệp nhất của hai khía cạnh,
dựa vào Chúa Kitô, Ðấng là Thiên chúa thật và là
con người thật."
Nhà
xã hội học, ông Amato cũng đồng ý lập luận này, ông nói,
"không có gì nghi ngờ rằng người theo trường phái Kant
phản ảnh tính cách quan trọng của việc "không nên làm
cho những người khác những gì bạn không muốn người khác
làm cho bạn." Tuy nhiên, người ta cũng không thể nghi ngờ
rằng, tôn giáo có tính cách
sinh động hơn trong việc in sâu sứ điệp này vào tận lương
tâm."
Vì
thế, với khả năng là một phó chủ tịch của hội nghị Âu
châu, ông Amato hứa sẽ làm mọi việc có thể, để di sản tôn
giáo của lục địa này - đặc biệt di sản Thiên chúa giáo -
sẽ tìm thấy một nơi thích hợp trong hiến pháp Liên hiệp Âu
châu.
Lập trường này được yêu cầu công khai bởi ông Letta, người quan tâm "làm sao một Âu châu mới và một trật tự thế giới mới, có thể được xây dựng, một cách cấp bách sau ngày 11/09/2001 và những biến cố đang xảy ra trong thời gian gần đây tại Trung đông, mà không có kho tàng của nền văn hóa kitô này?"