ÐTC kêu gọi

đừng nới rộng khoảng cách

giữa nghèo và giàu

 

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

ÐTC kêu gọi đừng nới rộng khoảng cách giữa nghèo và giàu.

Vatican (Zenit 11/04/2002) - ÐTC Gioan Phaolô II kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế hãy có những biện pháp sáng tạo, để bảo đảm rằng việc toàn cầu hóa sẽ không làm tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. ÐTC hô hào, "Việc đầu tiên, và là việc thật phù hợp để các nhà cầm quyền chính trị và kinh tế làm mọi điều có thể, để việc toàn cầu hóa không làm hại đến người không được may mắn và yếu kém nhất, và không gia tăng  khoảng cách giữa người giàu và nghèo, giữa những quốc gia giàu và quốc gia nghèo."

ÐTC đưa ra lời yêu cầu này khi ngài tiếp kiến các thành viên của học viện giáo hoàng về khoa học xã hội, những người đang họp trong tuần này tại Vatican. Các vị này đang tiếp tục phản ảnh về chủ đề dân chủ và toàn cầu hóa, và đang  chú ý đặc biệt đến  tình liên đới.

ÐTC lập lại lời giải thích nhiều lần rằng, toàn cầu hóa trình bày nhiều khía cạnh tích cực cũng như "những đe dọa lo âu", đặc biệt "tính cách trầm trọng của sự không  cân bằng giữa những quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh  và những quốc gia lệ thuộc." Ngài nói thêm, "sự kiện này thúc giục ta suy nghĩ lại, trong một đường hướng đổi mới về vấn đề của  tình liên đới."

Vị giám mục Roma (ÐTC) nói rằng, "thật thích hợp đối với môi trường chính trị qui định thị trường, khuất phục luật thị trường  theo viễn tượng của tình liên đới, ngõ hầu các cá nhân và xã hội không bị hi sinh bởi sự thay đổi kinh tế  trong mọi lãnh vực, và được bảo vệ từ những sự thúc đẩy liên kết đối với việc hủy bỏ luật lệ của thị trường."

Ngài khuyến khích "các cơ quan đời sống xã hội, chính trị và kinh tế hãy đi xa hơn nữa trên con đường họp tác giữa mọi người, thương mại và quốc gia để việc quản  trị thế giới của chúng ta sẽ là việc phục vụ cho những cá nhân và nhân loại chứ không phải chỉ trên lợi nhuận."

Ðể đạt được mục đích này, ÐTC đề nghị, "những quyết định tập thể"  ở "cấp bực thế giới",  trực tiếp,  "để thi hành những quyết định này qua một tiến trình thiên về trách nhiệm tham gia của mọi người, được kêu gọi để cùng nhau xây dựng tương lại của họ."

ÐTC nói thêm, "thúc đẩy những kiểu mẫu dân chủ của chính phủ,  khiến cho toàn thể dân chúng thích thú tham gia trong việc quản trị những công tác công cộng, dựa trên khái niệm công bằng của con người." Ngài giải thích, "đoàn kết xã hội ám chỉ đến việc đặt sang một bên những mưu cầu lợi ích đơn giản cá biệt, vốn phải được định giá và hòa hợp trong việc gìn giữ  trong hệ thống của những giá trị cân bằng." Vì thế, chìa khoá chính yếu đối với tương lai, đòi hỏi trong "việc giáo dục thế hệ trẻ trong tinh thần của sự đoàn kết, một nền văn hóa đích thực của việc cởi mở phổ quát, và của sự chú ý đến toàn thể mọi người dân, không phân biệt sắc tộc, văn hóa hoặc tôn giáo."

Trong sự liên kết này, ÐTC đưa ra "sự tiến triển lâu dài  của cuộc sống nhân bản, đầy tình liên đới giữa các thế hệ,  phải trở nên mục tiêu của sự chú ý, chăm sóc đặc biệt đối với những thành viên yếu kém nhất, trẻ em và người cao niên."

Ngài kết luận, "trong cuộc hành trình hướng về sự đoàn kết hơn, xin toàn thể nhân loại hôm nay hãy truyền đạt đến thế hệ tương lai sự tốt lành của tạo vật và niềm hi vọng của một tương lai tốt đẹp hơn."

ÐTC đã thành lập học viện Khoa Học Xã Hội này vào năm 1994 để "cỗ võ nghiên cứu và phát triển xã hội, kinh tế, chính trị và pháp lý trong ánh sáng của học thuyết xã hội của Giáo hội. Số học giả của Viện này không thể ít hơn 20 vị và không nhiều hơn 40 vị,  Bao gồm mọi tôn giáo và được chọn theo khả năng trong lãnh vực xã hội của họ."

 


Back to Home Page