Lễ Hiển Linh (hay còn được gọi là Lễ Ba Vua )
là Ngày Truyền Giáo của các Trẻ em
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Lễ Hiển
Linh (hay còn được gọi là Lễ Ba Vua) là Ngày Truyền Giáo
của các Trẻ em.
Hằng
năm, vào ngày mồng 6 tháng Giêng, thế giới công giáo cử
hành Lễ Hiển Linh (Lễ Ba Vua): nhớ lại việc Chúa Hài Nhi mới
sinh tỏ mình ra cho các Dân ngoại, được đại diện bởi Ba
Vua (ba nhà trí thức) do Ngôi Sao lạ hướng dẫn từ Phương
Ðông đến thờ lạy và dâng
lễ vật cho Chúa Hài Nhi trong Hang đá Be lem. Vì thế ngày Lễ
Hiển Linh (Lễ Ba Vua) cũng là ngày truyền giáo và là ngày
truyền giáo dành riêng cho các Trẻ em, thuộc Hội Nhi Ðồng
truyền giáo.
Khẩu
hiệu của Ngày Nhi Ðồng truyền giáo là: "Các Trẻ em giúp
đỡ các trẻ em". Các trẻ em tại các giáo xứ sẽ trở
thành những "ca sĩ của Ngôi sao", mặc y phục Ba Vua, chia
thành từng nhóm nhỏ, đem sứ điệp hòa bình và tình liên
đới đến cho từng gia đình. Các trường, các nhóm
của Hội Hướng đạo, và của tổ chức Công giáo Tiến
hành ngành Nhi đồng-Thiếu nhi đều
được huy động tham dự sáng kiến của Hội Nhi Ðồng truyền
giáo đưa ra. Hoạt động hăng hái hơn cả, có lẽ là trẻ em
và thiếu nhi Cộng hòa Liên Bang Ðức. Nhớ các em, hằng năm
Hội Nhi Ðồng truyền giáo nhận được một số tiền lớn.
Hội
Nhi Ðồng truyền giáo ---
(Pontificia Opera per l' Infanzia missionaria,
viết tắt là POIM )---- được thành lập vào những
thập niên đầu của năm 1800 và thu nhận các trẻ em và thiếu
niên trên cả thế giới, muốn tham dự vào công việc truyền
giáo, với điều kiện này: cầu nguyện cho các trẻ em và dâng
cúng số tiền các em đã để dành được, do những hy sinh
nhỏ, để góp vào việc truyền giáo cho các trẻ em trên cả
thế giới chưa được biết Chúa.
Sơ Maria Têrêsa Crescini, thư ký của Hội Nhi Ðồng truyền giáo quốc gia Ý, nhận xét như sau: Trong các xí nghiệp, các bệnh viện, trại lính, các đồn điền, tại miền thôn quê, tại các thành thị, tại các vùng ngoại ô thành phố .... các trẻ em đang đi tìm một niềm hy vọng cho tương lai. Vì thế, "các nhóm trẻ em ca sĩ của Ngôi sao" đi từng nhà chúc hòa bình, đồng thời quyên tiền hay các tặng vật, để góp vào các chương trình của Hội Nhi Ðồng truyền giáo.
Trong năm
thánh 2000 vừa qua, Hội Nhi Ðồng
giáo đã góp khoảng 5 tỉ Lire Ý, do trẻ em trên cả thế
giới dâng cúng, vào các dự án nhằm giúp đỡ các trẻ
em và thiếu niên tại nhiều nước trên thế giới. Ngày Lễ
Hiển Linh năm nay, mồng 6 tháng Giêng năm 2002, Hội Nhi Ðồng truyền
giáo đưa ra khẩu hiệu này: "đồng tiền sau cùng cho các em
nhỏ trên cả Trái đất này". Ðồng tiền sau cùng nghĩa là
gì? Từ ngày mồng một Tháng
Giêng năm 2002, tại các nước trong Khối Liên hiệp Châu Âu, mọi người bắt đầu dùng tiền mới, được gọi là
tiền EURO. Vì thế Hội Nhi Ðồng truyền giáo kêu gọi tất
cả các trẻ em thu lượm những đồng tiền nhỏ cũ sau cùng,
để góp vào dự án "Nhà của tình yêu"
cho các trẻ em và thiếu nhi mồ côi, tại Cộng hòa Nam
Phi, vì cha mẹ các em bị chết bởi chứng bệnh AIDS, một chứng
bệnh lan tràn như dịch tễ tại một số quốc gia của Lục địa
này.
Thực
sự, có từng chục sáng kiến khác nhau được đưa ra trong
Mùa Giáng sinh. Phần lớn
các sáng kiến này là tổ chức làm các Hang đá. Tại Roma,
"Bảo tàng viện quốc tế các Hang đá", do Hội các bạn hữu
của Hang đá điều hành, thu lượm và trình bày hơn ba ngàn
hang đá thuộc các nước khác nhau trên thế giới.
Cuộc triển lãm Hang đá được khai mạc từ ngày mồng
6 tháng Giêng năm 2002 này trong nhà thờ
kính hai thánh Quirico và Giuditta, cho dân chúng thấy những
kiểu trình diễn khác nhau về Hang đá, theo các môi trường
và truyền thống văn hóa khác nhau của từng miền
trong nước Ý và tại các quốc gia khác trên thế giới.
Cũng
tại Roma, các bạn hữu của Hang đá đã tổ chức trong nhà
thờ Santa Maria in Via (trên đường Corso, ở trung tâm) triển
lãm lần thứ XII về nghệ thuật Hang đá. Triển lãm này cũng
được mở cửa từ mồng 6 đến 13 tháng giêng năm 2002. Ðây là
triển làm về nghệ thuật Hang đá quan trọng hơn cả của nước
Ý.
Tại Calvari, thuộc tỉnh Genova, miền Tây bắc nước Ý, các hoc sịnh công giáo và hồi giáo của nhà trường, đã cùng nhau thực hiện một Hang đá, do sự đóng góp của tất cả các em, không phân biệt tôn giáo. Cững trong tỉnh Genova, tại xã Sestri Ponente , sáng mồng 6 tháng Giêng năm 2002 Lễ Hiển Linh, Ba Vua cỡi ngựa và được dân chúng địa phương hướng dẫn đến tận Hang đá kính Chúa Cứu Thế. Tại Sant' Antioco, gần thị xã Cagliari (đảo Sardegna) người dân làm một Hang đá hoàn toàn băng bánh mì, bên cạnh các Hang đá truyền thống của miền này.
Hang đá là sáng kiến đầu tiên của Thánh Phanxicô Thành Assisi từ thế kỷ 13 và được phổ biến nhanh chóng trên cả thế giới công giáo. Các cuộc triển lãm Hang đá, ngoài mục đích trình bày nghệ thuật tôn giáo về Lễ Giáng sinh, còn nhằm đến việc thu tiền để giúp đỡ các trẻ em nghèo khổ trên cả thế giới. Các trẻ em trong dịp lễ Giáng sinh được cha mẹ dẫn đi xem các Hang đá, để hiểu biết phần nào Mầu nhiệm Giáng sinh, nhưng đồng thời cũng là dịp để các em dâng cúng vào các Hang đá một vài đồng tiền nhỏ cho công việc từ thiện. Ðây là bài giáo lý sống động và một việc giáo dục hiệu nghiệm, giúp các em hiểu ý nghĩa của Lễ Giáng sinh. Bài học này sẽ ghi sâu vào trí óc các em. Sau này lớn lên, các em sẽ biết tiếp tục sống đạo và phục vụ người khác.