Bàn về việc Chủ tịch Palestine
Ông Yasser Arafat
bị ngăn cản đến Betlem trong dịp Lễ Giáng Sinh
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Bàn về việc
Chủ tịch Palestine, Ông Yasser Arafat, bị ngăn cản đến Betlem trong
dịp Lễ Giáng Sinh.
Tại Belem, chính
nơi Chúa sinh ra, trong dịp lễ Giáng sinh năm
2001, Chính phủ Do thái đã ngăn cản Chủ tịch Palestine, ông
Yasser Arafat, tham dự thánh lễ nửa Ðêm, do Ðức Cha Michel
Sabbah, Giáo chủ Giêrusalem, chủ tế, trong nhà thờ kính Thánh
Catarina của Thành phố Belem. Chủ tịch Arafat không phải là tín
hữu công giáo, nhưng từ nhiều năm nay ông vẫn đến Belem để
tham dự Thánh lễ với các tín hữu công giáo. Cử chỉ của
ông có thể là một cử chỉ có tính cách chính trị hơn là
tôn giáo. Ông cần sự ủng hộ của Tòa Thánh và của thế
giới công giáo trong việc tranh đấu cho dân tộc Palestine. Ông
đã đến Vatican 12 lần để gặp Ðức Gioan Phaolô II. Ðàng khác,
Belem, thành phố lịch sử, lôi cuốn nhiều du khách, thuộc lãnh
thổ Palestine; nhưng trong những tuần vừa qua đã bị bom và bị
Quân dội Do thái kiểm soát. Trong chuyến viếng thăm tại
Palestine tháng ba năm 2000, Chủ tịch và Nhà Cầm quyền Palestine
đã đón tiếp ÐTC tại đây, vì Belem trong lúc này được coi
như là "thủ đô" của
Palestine.
Trước Lễ Giáng
sinh ít ngày, Chủ tịch Arafat đã loan báo cho Nhà Cầm quyền Do
thái biết: ông sẽ tới Belem dự thánh lễ Ðêm Giáng sinh, với
bất cứ giá nào, kể cả việc đi bộ để đến đây. Nhưng ý
chí cương quyết của Ông đã bị xe tăng, súng ống, quân đội
hùng hậu của Do thái chặn lại. Ông không thể ra khỏi
Ramallah, bản doanh của Ông. Các sứ quán Tây phương, các nước
thuộc Liên hiệp Âu Châu, Hoa kỳ và Tòa Thánh đã can thiệp;
nhưng cũng không được Nhà Cầm quyền Do thái chấp nhận.
Nhiều chính phủ lên tiếng phản đối thái độ "độc tài" của Thủ tướng Do thái, ông Sharon. Chính phủ Pháp, Nga, Ai cập, Hy lạp... lên án thẳng ngặt thái độ của Thủ tướng Do thái. Trung quốc cho rằng: thái độ này không giúp gì vào việc làm giảm bớt những căng thẳng hiện nay tại Trung Ðông.
Các Vị cộng
tác chặt chẽ hơn cả của Thủ tướng Sharon trong Chính phủ Do
thái, tuyên bố: việc cô lập Chủ tịch Arafat sẽ tiếp tục,
cho tới lúc nào ông này không bắt giam những người chủ mưu
trong vụ sát hại Bộ Trưởng Du lịch của Do thái, ông Rehavam
Ze evi, bởi vì Nhà Cầm quyền Palestine biết rõ những người
này là ai và hiện đang ở đâu trong lúc này.
Ðại Sứ Bỉ,
hiện đang giữ chức vụ chủ tịch luân phiên của Liên hiệp
Âu Châu, nhấn mạnh đến "Cử
chỉ có một tầm mức rất quan trọng" của Arafat, bởi vì
không có vị lãnh đạo nào thuộc khối Hồi giáo tham dự thánh
lễ của người công giáo. Cử chỉ của ông cho thấy rằng: ông
chủ trương đường lối khoan dung tôn giáo".
Trong chính phủ
Do thái, dĩ nhiên không phải mọi người đồng ý với thái
độ cứng rắn của Thủ tướng Sharon. Ngoài Tướng Moshe Katsav,
Tham mưu trưởng, Giáo trưởng tối cao của Do thái giáo, ông
Meir Lau, hy vọng rằng: Chính phủ Do thái sẽ nghĩ lại và thay đổi
lập trường. Ông tuyên bố: "Ngày nay Ông Arafat đã thành
công trong việc trình bày hình ảnh của một nước Do thái không
tôn trọng sự tự do kính viếng các Nơi Thánh".
Trái lại ông
Ehud Olmert, thị trưởng Thủ đô Do thái, cùng Ðảng Likud với
Thủ tướng Sharon, cho rằng: Chính phủ tìm cách ngăn cản chủ
tịch Arafat thiết lập một mối liên kết giữa Nhà Cầm quyền
Palestine và các Nơi Thánh của Kitô giáo tại Giêrusalem.
Ông Yossi Sarid,
thuộc phe đối lập, tuyên bố: "Quyết định kỳ quặc của thủ
tướng Sharon đã làm cho chủ tịch Arafat, một người Hồi giáo,
trở thành vị anh hùng của các tín hữu Kito. Ông Saul Ayalon,
một trong các lãnh tụ của Ðảng quốc gia tôn giáo Do thái,
quả quyết: "Thủ Tướng Sharon
đã phạm một sai lầm lớn lao". Trái lại Bộ trưởng
Môi sinh, ông Tzahi Haneghi, cho rằng: "Không nên quá xúc động
về những phản ứng quốc tế. Quyết định của thủ tướng
Sharon đã được cân nhắc cẩn thận. Cơn bão táp của
mass-media sẽ qua đi nhanh chóng". Ông Rafi Yisraeli, sử gia thời
danh của Ðại Học Do thái ở Giêrusalem, quả quyết: "Quyết
định của thủ tướng Sharon đã được đa số (tuy vừa khít!)
của các Bôï trưởng chấp thuận. Thủ Tướng Sharon đáng
được ca ngợi vì cái nhìn xa thấy rộng của ông, trong việc
hiểu biết của bối cảnh chung, bối cảnh này vượt qua khỏi
những hoàn cảnh của hiện tại". Sử gia Do thái ngạc nhiên
bởi vì nhiều tín hữu Kitô coi chủ tịch Arafat là nguời bênh
vực họ. Ông nói: "Tại Belem cách đây 50 năm, số người
công giáo chiếm 80%, phần còn lại 20% thuộc Hồi giáo. Ngày
nay tình hình hoàn toàn đảo ngược lại". Do đó ông đặt
ra câu hỏi này: "Nếu các tín hữu Kitô thực sự được
chủ tịch Arafat bảo vệ, tại sao họ đã ra đi? Câu hỏi này cần
đặt ra cách nghiêm chỉnh và
cần phải suy tư ". Sử gia nói thêm: "Dự án xây cất một
đền thờ Hồi giáo bên cạnh Ðền thờ Truyền Tin ở Nagiaret
là một mối lo lắng lớn lao cho thế
giới công giáo. Thế giới công giáo liên kết để phản đối
dự án gây hấn này. Như vậy, thế giới công giáo,
theo sử gia Rafi Yisraeli, cũng phải thiết lập một khối như vậy
để bảo vệ Belem và các người công giáo tại đây. Hồi
giáo chủ trương chiếm hoàn toàn Thánh địa và trục xuất
các tín hữu Kitô ra khỏi các nơi thánh này".
Trong bầu khí căng thẳng và khó thở này, cuộc thăm dò dân ý cho thấy kết quả sau đây: 60% người dân Palestine thuộc khu vực Cisjordania và Gaza ước mong các thù địch được chấm dứt tức khắc - 70% cần phải trở lại các cuộc đàm phán, cho dù trong lúc này xem ra không có thể thực hiện được - và 36% cho rằng: Ông Arafat còn là vị lãnh đạo bình dân hơn cả của Palestine.