Ðức Cha Wilton Daniel Gregory, người da đen
được bầu làm Tân chủ tịch HÐGM Hoa Kỳ
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Ðức
Cha Wilton Daniel Gregory, người da đen , được bầu làm Tân chủ
tịch HÐGM Hoa Kỳ.
Khóa
họp khoáng đại Mùa Thu của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ diễn
ra từ thứ hai 12/11/2001 đến thứ năm 15/11/2001 tại Capitol
Hill, thủ đô Washington, Hoa Kỳ, đã
bầu Ðức Cha Wilton Daniel Gregory, Giám mục giáo phận Belleville (giáo
phận phụ thuộc Giáo Tỉnh Chicago), trong Bang Illinois, thay thế Ðức Cha Joseph
Fiorenza, Giám mục giáo phận Galveston và Houston, mãn nhiệm kỳ
chủ tịch. Hội đồng Giám mục Hoa kỳ có thói quen cứ ba năm
bầu lại một lần vị chủ tịch của mình và cho tới nay,
vị được bầu thay thế chủ tịch mãn nhiệm kỳ, thường
là vị phó chủ tịch. Ðức Cha Wilton Gregory cũng ở trong truyền
thống này. Ngài đã làm phó chủ tịch bên cạnh Ðức Cha
Joseph Fiorenza. Vì thế, có thể nói, ngài không lúng túng trước
những công việc đang chờ đợi. Cũng nên nhắc lại: HÐGM
Hoa kỳ là một trong các Hội đồng giám mục có con số đông
hơn cả, sau Hội đồng Giám mục Brazil. Vì thế, công việc của
vị chủ tịch không phải dễ dàng, nhất là đối với một Hội
đồng Giám mục, như Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, ở trong một
nước tự do dân chủ, có nhiều khuynh hướng khác nhau. Nguyên
việc bầu Ðức Cha Wilton Daniel Gregory, Vị Giám mục người da đen
và là giám mục của một giáo phận trong tổng giáo phận
Chicago, lên làm chủ tịch của HÐGM gồm có những vị Hồng Y và
Tổng Giám Mục nổi tiếng, cho thấy tinh thần dân chủ Hoa kỳ vững mạnh như
thế nào. Trường hợp tương tự cũng đã xảy ra tại Pháp. Mới đây Hội đồng
Giám mục Pháp, trong Khóa khoáng đại Mùa thu tại Lộ
đức, đã bầu Ðức Cha Jean-Pierre Ricard, Giám mục Montpellier làm
chủ tịch, thay thế ÐHY Louis-Marie Billé, TGM Lyon, xin nghỉ vì lý
do sức khỏe).
Trong
cuộc bỏ phiếu, Ðức Cha Wilton Daniel Gregory đã nhận được
186 trên 249 phiếu. Ngài là vị giám mục da đen đầu tiên
được trao trách nhiệm quan trọng như vậy trong HÐGM Hoa kỳ. Xem
ra các Vị chủ chăn Giáo hội Hoa kỳ cũng theo gương Tổng Thống
Bush, vị Tổng thống (thuộc phe hữu) đã chọn hai nhân vật da
đen giữ chức vụ quan trọng trong Chính phủ của Ông: Ngoại trưởng
Colin Powell và Bà Rice, cố vấn an ninh.
Việc
bầu một Vị Giám mục da đen làm Chủ tịch không khỏi gây ngạc
nhiên nơi giới báo chí. Các phương tiện truyền thông xã hội
tại Hoa Kỳ, đều coi đây là một mới lạ. Ðứng trước những
bình luận của giới báo chí, Ðức Cha Gregory, Tân chủ tịch Hội
đồng GM Hoa Kỳ, đã tuyên bố như sau: "Ðây là một dấu hiệu
nói lên rằng yếu tố chủng tộc còn là một yếu tố có ý
nghĩa trong xã hội chúng ta. Việc chiến đấu để xác nhận rằng:
chân lý của Phúc Âm đi ngược hoàn toàn với lý luận của
chính sách kỳ thị chủng tộc, (cuộc chiến đấu đó) vẫn còn
là một dấn thân liên tục của mọi tín hữu Kitô. Ngày nay
chúng ta có thể vui mừng về
những bước tiến dài trong cuộc chiến đấu này, nhưng chúng
ta không được tự phụ là cuộc chiến đấu đã chấm dứt,
bởi vì thực ra nó vẫn tồn tại."
Ý
thức về vai trò của mình như là
vị giám mục đầu tiên người da đen hướng dẫn Hội đồng
Giám mục Hoa kỳ, Ðức Cha Gregory nhất quyết đi trên những dư
luận về mầu da. Ngài tuyên bố, ngay khi được bầu, với
"Catholic new Service", cơ quan thông tin của HÐGM Hoa kỳ, rằng:
"Tôi hy vọng: việc bầu tôi vào chức vụ chủ tịch, được
coi như một dấu hiệu cho sự dấn thân của Giáo hội luôn luôn
trở nên có tinh thần đón tiếp và là một Giáo hội của
nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhưng tôi hy vọng nhất là việc
quan tâm, do biến cố này gây nên, trở thành một dụng cụ
cho việc rao giảng Tin Mừng và đem đến một lý do thêm nữa
cho người dân, để biết lắng nghe những gì các Giám mục của
Hoa kỳ cần nói lên, cả trong những vấn đề khác nữa".
Dù
sao, mầu da không lấn át được hình ảnh khác thường của Vị
Tân Chủ tịch HÐGM Hoa kỳ. Ngoài việc là người da đen, Ðức
Cha Gregory còn là một con người không phải công giáo ngay từ
lúc sinh ra. Thực sự gia đình ngài không phải là một gia
đình có tín ngưỡng. Ngài khám phá đức tin công giáo trong
những năm học tại trường Cao đẳng. Việc khám phá này đã
ảnh hưởng mạnh mẽ đến độ, sau hai năm, ngài xin vào chủng
viện. Ngài được thụ phong Linh mục năm 1973 (lúc 26 tuổi). Một
điểm khác nổi bật của đời Linh mục: ngài được bổ nhiệm
làm Giám mục, hồi còn rất trẻ trung, mới 36 tuổi. Năm nay
54 tuổi, Ðức Cha Gregory đã có một kinh nghiệm dài trong HÐGM
Hoa kỳ, vì ngài đã giữ chức vụ Chủ tịch Ủy Ban Phụng vụ
của Hội đồng GM Hoa Kỳ trong vòng ba năm, không kể những năm
giữ chức phó chủ tịch HÐGM Hoa Kỳ.
Bổn
phận của Vị Tân chủ tịch là hướng dẫn Hội đồng Giám mục
Hoa kỳ trong một giai đoạn của những thách đố lớn lao; những
thách đố này đã được thấy rõ và được đem ra thảo
luận trong Khóa họp vừa qua tại thủ đô Washington.
Trong
chương trình của Khóa họp, dĩ nhiên các vị chủ chăn Giáo hội
công giáo Hoa kỳ đã thảo luận nhiều đến những biến cố
xẩy ra ngày 11 tháng 9/2001 vừa qua tại New York và Washington; chính
trong những ngày của Khóa họp, các Giám mục đã soạn thảo
bức thư mục vụ về vai trò của Giáo hội công giáo Hoa Kỳ
trước giai đoạn khó
khăn hiện nay của Ðất nước.
Cũng
trong Khóa họp này, HÐGM cho biết: Hội Caritas Hoa kỳ đã thu
được 14 triệu Mỹ kim dành cho gia đình của các nạn nhân của
vụ khủng bố.
Các
Giám mục còn bàn đến nhiều đề tài khác nữa. Các ngài
đã chấp thuận chương trình mục vụ mới về những hoạt động
bảo vệ sự sống con người. Ðây là chương trình được Giáo
hội công giáo Hoa kỳ khởi sự từ năm 1975, để cổ võ
trong xã hội việc tôn trọng sự sống trong mọi giai đoạn, từ
lúc thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên. Những điểm cốt
yếu của chiến dịch này là các hoạt động về giáo dục, việc
gây ảnh hưởng trên các lựa chọn chính trị, dấn thân mục
vụ và nhất là cầu nguyện.
Các
Giám mục còn bàn đến một văn kiện có tựa đề là: "Sự
hòa hợp trong đức tin", bàn về những vấn đề liên hệ
đến các người di cư Á Châu và miền nam Thái bình dương.
Ðây là một văn kiện không những bàn về các vấn đề xã
hội, nhưng còn về những hồng ân mà các tín hữu Kitô di
dân từ các miền đất này có thể đem đến cho các cộng đồng
Kitô của Hoa kỳ.
Một đề nghị khác do Ủy Ban phụ trách các vấn đề quốc tế cũng được đưa ra hội nghị; đó là đề tài về Châu phi; đề tài đã được chấp thuận, sau hai năm nghiên cứu: làm cách nào vượt qua được những vấn đề như cảnh nghèo khổ, món nợ ngoại quốc, những vụ tranh chấp đẫm máu tại Châu Phi. Thực sự đây là những vấn đề quá lớn lao, liện hệ các vấn đề chính trị-quân sự, và cần sự đóng góp của Cộng đồng quốc tế. Giáo hội Hoa kỳ, tuy giầu có và quảng đại, nhưng chỉ có thể đóng góp một phần nào mà thôi, để giải quyết các vấn đề nêu trên của Châu Phi ngày nay.