Các giám mục Hồng kông nói

lời xin lỗi của ÐTC cho thấy sự cởi mở

về đối thoại với Trung quốc

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

Các giám mục Hồng kông nói, lời xin lỗi của ÐTC cho thấy sự cởi mở về đối thoại với Trung quốc.

Hồng kông (UCAN 25/10/2001). Một giám mục phó và một giám mục phụ tá Hồng kông lưu ý rằng lời xin lỗi của ÐTC Gioan Phaolô II cho người dân Trung quốc đã nói lên sự cởi mở của ngài trong việc đối thoại giữa Tòa thánh và Trung quốc.

Giám mục phó, Ðức Cha Joseph Zen ze-kiun nói rằng, "mặc dầu với lời xin lỗi của ÐTC về những lỗi lầm của một vài nhà truyền giáo tây phương trong quá khứ, tuy nhiên, ngài không lạc quan về những viễn tượng  bình thường hóa mối bang giao giữa toà thánh và Trung quốc."

Ðức Cha Zen nói cho thông tấn xã công giáo Á châu, UCAN hôm 25/10/2001 rằng, ÐTC đã chứng tỏ sự cởi mở và quảng đại trong việc nhìn nhận lỗi lầm của một vài nhà truyền giáo Tây phương tại Trung quốc trong những thế kỷ trước đây, những người có thể không hiểu con người và văn hóa của Trung quốc.

Ðức giám mục phụ tá, Ðức Cha John Tong cũng cho thông tấn xã UCAN biết rằng, việc xin lỗi cho thấy dấu hiệu hy vọng  của việc đối thoại. Nhưng lại quá sớm để bình luận rằng liệu cử chỉ này, có thể giúp cho các cuộc bàn thảo nhắm đến việc bình thường hóa mói bang giao hay không.

Ðức Cha Zen cho rằng, nhà cầm quyền Trung quốc vẫn còn hạn chế  về tôn giáo tại Trung quốc, giới hạn sự phát triển của giáo hội tại đây, thêm vào đó Ðức Cha Zen chưa nhận ra dấu hiệu chứng tỏ rằng nhà cầm quyền Trung quốc thực tình để cải thiện mối bang giao với Tòa thánh. Ngài cũng cho biết, từ đầu tháng 10/2001, các chủng viện và các giáo xứ tại Giáo phận Thượng hải đã bị nhà cầm quyền cấm không cho  nhận những tờ báo xuất bản từ Hồng Kông và Ðài loan được gởi qua bưu điện từ bên ngoài Trung quốc. Một vài thần học gia từ bên ngoài Trung quốc đã bị cấm dạy tại các đại chủng viện.

Việc kiểm soát người công giáo tại Trung quốc chưa được nới lỏng kể từ khi  Vatican phong thánh cho 120 vị tử đạo Trung quốc hôm 1/10/2000. Ðức Cha Zen nói, Ngay cả việc mặc dầu, ÐTC đã xin lỗi người dân Trung quốc, nhà cầm quyền cộng sản cũng phải xin lỗi vì những sự đàn áp giáo hội công giáo của họ tại Trung quốc trong nhiều thập niên qua, đã làm cho nhiều người vô tội bị hành hạ và bị giết chết.

Tuy nhiên, cha Anthony Chang Sang-loy, một cựu nghiên cứu gia của giáo phận Hồng kông về giáo hội công giáo tại Trung quốc cho thông tấn xã UCAN biết hôm (25/10/2001) rằng, việc ÐTC xin lỗi chứng tỏ sự thành thật và thiện chí của ngài đối với Trung quốc, như ngài đã thực hiện trong thời gian gần đây đối với Hồi giáo và các tôn giáo khác.

Nhưng, cha Chang nói, việc ÐTC xin lỗi về những lỗi lầm của vài nhà  truyền giáo trong quá khứ, là một đề tài không liên quan gì đối với việc phong thánh dạo năm ngoái (1/10/2000). Cha nói thêm, thật sự Tòa thánh có thể tránh ngày 1/10/2000, ngày quốc khánh của Trung quốc, để phong thánh. Mặc dầu ÐTC không đưa ra nhiều chi tiết về những lầm lỗi của các nhà truyền giáo trong quá khứ tại Trung quốc, ngài chỉ nói một vài nhà truyền giáo tây phương một cách không chủ ý đã giúp các thế lực thực dân tây phương xâm lăng Trung quốc. Cha Chang cũng cho rằng, thời gian này là thời điểm thuận tiện để giáo hội nhìn nhận lỗi lầm của giáo hội trong quá khứ. Với việc Trung quốc tham gia vào tổ chức mậu dịch thế giới, tổ chức hội nghị kinh tế Á châu thái bình dương (APEC) tại thượng hải và đã thành công trong việc xin tổ chức thế vận hội năm 2008, Cha Chang tỏ ra lạc quan về một việc cởi mở hơn tại Trung quốc, và điều này có thể giúp việc bình thường hóa mối bang giao với Tòa thánh. Ðiều này chắc chắn mang lại một sự thay đổi mới và tích cực cho Turng quốc cũng như cho Giáo hội tại Trung quốc. Ngài nói, Tòa thánh có thể đòi hỏi sự nhìn nhận hoàn toàn quyền tự do tôn giaó tại Trung quốc trong cuộc đối thoại với nhà cầm quyền Trung quốc, bởi vì việc này có thể giúp những người công giáo của hội công giáo yêu nước và giáo hội thầm lặng hòa giải với nhau.


Back to Home Page