ÐTC xin lỗi về những lầm lỗi

trong quá khứ tại Trung quốc

và đề nghị bình thường hóa ngoại giao

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

ÐTC xin lỗi về những lầm lỗi trong quá khứ tại Trung quốc và đề nghị bình thường hóa liên lạc ngoại giao .

Vatican (Zenit 25/10/2001). ÐTC đưa ra một sứ điệp lịch sử xin lỗi người Trung quốc về những lầm lỗi mà con cái giáo hội đã phạm phải trong quá khứ, và đề nghị việc bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao giữa Bắc kinh và Tòa thánh. Sứ điệp của ÐTC được đọc tại cuộc hội nghị quốc tế về cha Matteo Ricci, được tổ chức tại Rome bắt đầu hôm thứ tư (24/10/2001). Trong sứ điệp, ÐTC lưu ý đến những cuộc bàn cãi về sự hội nhập văn hóa của các tín hữu tại Trung quốc, cũng như việc ủng hộ Giáo hội bởi các thế lực Âu châu, những thế lực được xem là thù nghịch đối với Bắc kinh thời bấy giờ. Thí dụ điển hình, trong suốt thời kỳ nổi dậy chống người ngoại quốc (Boxer Rebellion) giữa những năm 1898 và 1900, nhiều Kitô hữu đã bảo vệ sự hiện diện của người ngoại quốc tại Trung hoa. Và năm 1934, tòa thánh là quốc gia đầu tiên nhìn nhận bang Manchukuo, là bang duới quyền kiểm soát của Nhật bản. ÐTC nói, "vì những điều này, tôi kêu gọi một sự tha thứ và thông cảm của những người, một cách nào đó, có thể cảm thấy đau lòng vì những hành động như vậy của các Kitô hữu." Ngài giải thích, "lịch sử nhắc nhở chúng ta về những sự việc đáng tiếc rằng, công việc của các thành viên của Giáo hội tại Trung quốc, không luôn luôn là hoàn hảo, hậu quả tai hại củasự hạn chế cá nhân và những hành động giới hạn của họ. Hơn thế nữa, hành động của họ thường được đặt trong những điều kiện khó khăn, liên hệ với những biến cố phức tạp lịch sử và những tranh chấp lợi ích chính trị. Cũng không phải  việc thiếu tranh luận về thần học, đã tạo nhiều cảm giác không tốt và tạo ra nhiều sự khó khăn nghiêm trọng trong việc rao giảng Tin mừng."

Chính cha Ricci là một mục tiêu cho những cuộc tranh cãi này. Phương pháp truyền giáo của ngài đã khởi động nhiều cuộc tranh cãi, Ngài ăn mặc như người Trung hoa, và hội nhập vào truyền thống Trung hoa, điều này đã làm cho nhiều người trí thức Trung hoa chấp nhận nhưng lại bị chỉ trích bởi những người lãnh đạo giáo hội. ÐTC nhìn nhận, "trong nhiều giai đoạn của lịch sử hiện đại,  một kiểu bảo vệ từ  các thế lực Âu châu thường không đưa đến kết quả trong việc hạn chế hành động tự do của Giaó hội và có ảnh hưởng tiêu cực đối với Giáo hội tại Trung quốc. Sự tổng hợp của nhiều trường họp và các biến cố khác nhau này tạo ra nhiều trở ngại trong đường lối của Giáo hội và ngăn cản Giáo hội thực hiện hoàn toàn - vì lợi ích của người dân Trung quốc. - sứ mạng được trao cho Giáo hội bởi đấng sáng lập - chúa Giêsu Kitô." ÐTC nói tiếp, "tôi cảm thấy rất lo buồn vì những lầm lỗi và giới hạn trong quá khứ, và tôi hối tiết rằng đối với nhiều người, những thất bại này có thể đã làm cho họ có cảm giác  của việc thiếu tôn trọng và quí trọng đối với người dân Trung quốc từ phía Giáo hội. Ðiều này khiến họ cảm thấy rằng, giáo hội được thúc đẩy bởi cảm giác thù nghịch hướng về Trung quốc."

Hướng về một tương lai mới, ÐTC nói, "ngày nay Giáo hội Công giáo không tìm kiếm một sự ưu đãi từ Trung quốc cũng như từ các nhà lãnh đạo của họ, nhưng chỉ muốn tiếp tục lại sự đối thoại để xây dựng mối liên lạc dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và sự hiểu biết sâu xa hơn." ÐTC nói thêm, "Hãy cho người dân Trung quốc biết rằng: giáo hội Công giáo ước muốn cống hiến, một lần nữa, sự phục vụ khiêm tốn và vị tha vì lợi ích của người Công giáo Trung quốc cũng như cho toàn thể người dân tại quốc gia này.

Trong sứ điệp, ÐTC Gioan Phaolô II cũng ca tụng "những xác tín truyền giáo vượt bực của các nhà truyền giáo - Nam Nữ - cũng như những công tác phát triển nhân bản, đã đạt được nhiều thành quả trong nhiều thế kỷ qua. Các nhà truyền giáo đã thực hiện nhiều sáng kiến quan trọng về xã hội, đặc biệt trong các lãnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục, được chấp nhận và biết ơn một cách rộng rãi bởi người dân Trung quốc."

Hiện tại có khoảng 11 đến 12 triệu người Công giáo tại Trung quốc. Trong số này, ít hơn một nữa thuộc hội công giáo yêu nước do nhà nước kiểm soát. Những người công giáo trung thành với Vatican không được hưởng nhiều quyền tự do tôn giáo và thỉnh thoảng là mục tiêu của các cuộc bách haị nặng nề.


Back to Home Page