Bài Phát Biểu của
Ðức TGM Tadeuz Kondrusiewicz
tại THÐGM về Giáo hội công giáo tại Nga
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Bài
Phát Biểu của Ðức TGM Tadeuz Kondrusiewicz tại THÐGM về Giáo hội
công giáo tại Nga.
Trong
bài phát biểu tại Khóa họp thường lệ thứ 10 của THÐGM về
đề tài: "Giám mục người phục vụ Tin Mừng của Chúa Giêsu
Kitô cho niềm hy vọng của thế giới", Ðức Cha Tadeuz
Kondrusiewicz, TGM giám quản Tông tòa Moscowa, đã trình bày về tình
hình hiện nay của Giáo hội công giáo tại Nga.
Từ 10 năm nay, Ðức TGM, vị chủ chăn đầu tiên được
bổ nhiệm quản trị Giáo hội Moscowa và miền Nga bên Tây, đã
can đảm lèo lái con thuyền Giáo hội, vừa ra khỏi Hang Toại
đạo, vượt qua biết bao khó khăn, sau khi chế độ cộng sản
Liên xô sụp đổ.
Ngài
nói: "Chế độ cộng
sản và chủ nghĩa duy vật hiện nay bên Tây cũng như bên
Ðông và tất cả những gì đang xẩy ra hiện nay, nhất là vì
người ta quên Thiên Chúa và từ bỏ nguồn gốc Kitô của nền
văn hóa (chúng ta)".
Theo
Ðức TGM Kondrusiewicz, trong việc xây dựng một tương lai trung
thành với đức tin, cần phải đẩy mạnh các hoạt động
chung của các giám mục. Ðây là một nhận xét chắc chắn phát
xuất bởi 10 năm kinh nghiệm của việc cai quản Giáo hội công
giáo tại Nga, sau khi chế độ cộng sản Liên xô tan rã. 10 năm
này thực sự đã thay đổi hẳn bộ mặt của nước Nga. Theo
Ðức Cha Tadeuz Kondrusiewicz, đây là một sự lạ lùng, bởi vì
tất cả sự việc đã xảy ra mà không phải đổ máu. Ngài
quả quyết: "Ðối với chúng tôi đã rõ ràng: đây là lúc
lời hứa của Ðức Mẹ Fatima đã được thực hiện". Trong
những lần hiện ra với ba em mục đồng tại thung lũng Cova da
Iria (Fatima) Ðức Mẹ đã nói: "Hãy cầu nguyện cho nước Nga
trở lại".
Tại
Nga, Ðức TGM cho hay: dưới thời cộng sản, chỉ còn hai linh mục
già nua, và hai nhà thờ công giáo. Những lời hứa kia đã
là một dấu hiệu của hy vọng, niềm hy vọng liên hệ ngay đến
tương lai, sau khi chế độ vô thần bách hại tôn giáo, bị sụp
đổ.
Nói đến đây, Ðức
TGM nghĩ rằng: mọi người muốn đặt câu hỏi lúc nào ÐTC có
thể viếng thăm Moscowa được?
Ðức
Cha Kondrusiewicz trả lời ngay câu hỏi này như sau: "Ðã có những
dấu hiệu nói lên rõ ràng. Những cuộc thăm dò dân ý đã
thực hiện cho biết: đa số người dân Nga ủng hộ chuyến viếng
thăm của ÐTC. Vì thế, tôi nghĩ rằng: lời mời của các vị
Tổng Thống Mikhail Gorbaciov, Tổng thống Boris Eltsin và Tổng thống
Vladimir Putin, sẽ
được đáp lại cách tích cực trong năm tới. Hơn nữa, mới
đây cả Ðức Giáo chủ Alexis đệ nhị của Giáo hội chính
thống, từ trước tới giờ vẫn không chấp nhận chuyến viếng
thăm của Ðức Gioan Phaolô II tại Nga, nay cũng không loại trừ
một cuộc gặp gỡ với ngài, khi các điều kiện chín muồi. Vì
thế, tôi nghĩ rằng: việc phủ quyết của Ðức Giáo chủ chính
thống nay đã trở nên ít cứng rắn hơn, nhất là sau chuyến
viếng thăm mới đây của ÐTC tại Kazakhstan và Arménie (22-27/09/2001),
cả hai quốc gia này trước đây thuộc khối Liên xô. Ảnh hưởng
của chuyến viếng thăm này rất mạnh mẽ, dù trong chuyến viếng
thăm tại Kazakhstan thiếu sự hiện diện của Ðức Giáo chủ
Moscowa".
(Tưởng
cũng nên nhớ rằng: tuy Kazakhstan nay đã độc lập về chính trị,
nhưng Giáo hội chính thống tại đây, còn
dưới quyền của Vị Giáo chủ Moscowa và toàn nước Nga).
Ðức
Giám quản Tông Tòa Nga cho biết thêm: "Trong dịp này, không
một người nào, ngay tại chính nước Nga, nghĩ rằng: ÐTC
được đón tiếp cách thân thiện, nồng hậu
như vậy bởi tất cả các tôn giáo và nhất là về phía
các tín hữu chính thống. Hiện nay, đối với các tín hữu chính
thống Nga, việc ÐTC đến Moscowa không phải như của một Vị Quốc
trưởng, nhưng là một chuyến viếng thăm có tính cách mục vụ
(viếng thăm Cộng đồng công giáo tại đây) và có tính cách
đại kết (nghĩa là nhằm xúc tiến việc hiệp nhất và hiệp
thông giữa các tín hữu chính thống và công giáo).
Trong
bài phát biểu phiên họp chung của THÐGM, nhiều lần Ðức Cha
Tadeusz Kondrusiewwics nhắc đến "những năm sống trong lén lút"
dưới chế độ cộng sản bách hại. Trong thời kỳ
đen tối này, biết bao tín hữu Kitô (không những công
giáo, nhưng cả chính thống nữa) đã giữ vững đức tin và
thông truyền cho con cái, trước biết bao đe dọa, bách hại và
nhiều lúc liều cả mạng sống. Rất nhiều câu chuyện minh chứng
sự can đảm của các tín hữu này. Họ đã thấy các nhà thờ
giáo xứ bị phá hủy bình địa hoặc bị trưng dụng cho những
công việc trần tục. Họ đã thu lượm những viên gạch, tảng
đá của
nhà thờ bị phá hủy, đem về nhà, đặt trên bàn thờ với
bình hoa tươi và đền nến, hằng ngày quì cầu nguyện và coi
đây là nhà thờ của họ. Ðức TGM
nhấn mạnh: "Nhờ những viên gạch và tảng đá này,
chúng tôi đã giữ được đức tin và truyền thống tôn giáo
của chúng tôi".
Dù
có những biến chuyển tiêu cực hiện nay tại miền Ðông Âu,
phải công nhận rằng: Giáo hội đã được chuẩn bị
để đối phó. Dù gặp biết bao khó khăn, ngày nay có
rất nhiều cuộc trở lại. Nhiều người, nhất là giới trẻ,
đang đi tìm ý nghĩa đích thực của cuôīc sống. Những vụ trở
lại nhiều lúc gây ngạc nhiên và rất khích lệ. Ðức TGM
Kondrusiewicz thuật lại rằng: "Lúc hài cốt Thánh Nữ Têrêsa
Hài Ðồng Giêsu
được rước đến Nga, để thực hiện một cuộc hành hương
vào năm 1999, tại Pietroburgo, có một số gia đình đến với các
linh mục xin giúp
đỡ, bởi vì họ lo lắng nhiều đến việc mất đức tin dần
dần của con cái họ. Và khi hài cốt Thánh Nữ Têrêsa
được rước đến Thành phố này, người ta thấy rất đông
thanh niên tham dự.
Có một vấn đề khó khăn khác hiện nay: đó là việc đối thoại với Giáo hội chính thống. Về vấn đề này, Ðức Cha Tadeuz Kondrusiewicz cho biết: công việc đối thoại vẫn tiếp tục, và mối quan hệ, dù còn nhiều khó khăn, vẫn được tăng cường. Ngài nói: "Một thế giới được toàn cầu hóa, một thế giới gồm nhiều chủng tộc, nhiều tôn giáo và nền văn hóa khác nhau, gây nên những thách đố mới cho chúng ta, trước những môi trường hoạt động của các nhà chính trị, của các vị lãnh đạo xã hội và tôn giáo; chúng ta phải vượt qua những thách đố này bằng cách làm thế nào để từ những thách đố, được phát xuất một thực tại mới, nghĩa là một thế giới, như ÐTC đã nói lên nhiều lần, không có bạo động, một thế giới được xây dựng trên nền văn minh tình yêu".