Ðức thượng phụ theo nghi lễ la tinh Hi lạp
nhìn thấy tia sáng hy vọng yếu ớt
sau ngày 11/09/2001
Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Ðức
thượng phụ theo nghi lễ la tinh Hi lạp nhìn thấy tia sáng hy
vọng yếu ớt sau ngày 11/09/2001.
Vatican
(Zenit 24/10/2001). Thượng phụ Công
giáo theo nghi lễ Latin nói, tiếp theo các cuộc tấn công ngày
11.9 tại Hoa kỳ, "hoàn cảnh đang thay đổi; và tạo một liên
minh rộng lớn hơn cho đời sống và hòa bình." Lời của
đức thượng phụ Gregory Laham III của thành Antioch rất quan trọng
bởi vì giáo hội của ngài đã thấm nhập rất sâu tại
Trung đông, đồng thời Ngài cũng là thượng phụ cai quản
Jerusalem trong vòng 26 năm. Ðức thượng phụ nói, "hiện tại
hoàn cảnh có chiều thuận lợi cho nền hòa bình bởi vì ông
Tony Blair thủ tướng Anh quốc và tổng thống George W. Bush của
Hoa kỳ đang có chiều hướng ủng hộ cho việc xây dựng một
quốc gia Palestine." Theo Ðức thượng phụ, "nhiều chương trình
phát triển và công tác phải được chuẩn bị" để bảo quản
nền hòa bình. Chỉ trong đường lối này mới có thể chiến
đấu được với chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa kỳ thị, và
chủ nghĩa khủng bố." Ngài nói thêm, "chúng ta phải ý thức
một sự thật rằng, sự giận dữ của các tay cực đoan cũng
trực tiếp chống lại các nhà lãnh đạo trung dung Ả rập."
Ðức
thượng phụ nói chuyện với báo chí hôm thứ ba (24/10/2001)
trong lúc nghĩ giải lao từ cuộc họp Thượng Hội Ðồng Giám
Mục thế giới. Ngài gợi lại rằng trong khi ngài đang nói thì
một cuộc diễn hành đang được tổ chức tại Palestine với
các nhà lãnh đạo của 13 giáo hội Thiên chúa giáo. Sáng
kiến này là một hành động cầu nguyện và hòa bình, tiếp
theo việc quân đội Do thái chiếm đóng nhiều thành phố tại
vùng Tây ngạn để trả đủa cho vụ ám sát bộ trưởng du lịch
Do thái, ông Rehavam Zeevi.
Ðối
với hoàn cảnh của Do thái, ngài nói, "đây không phải một
mặt trận của chiến tranh, theo sau các cuộc tấn công tại Hoa
kỳ, hoàn cảnh đã thay đổi và có thể tạo một liên minh rộng
lớn cho sự sống và hòa bình."
Về mối liên hệ với thế giới hồi giáo, Ðức thượng phụ nói, "Hồi giáo không phải là một khối cấu kết chặt chẽ, điều này khác nhau theo từng địa phương," về vần đề Syria, ngài nói thêm, "mối tương quan giữa người Hồi giáo và Thiên chúa giáo đã cãi thiện từ sau khi các cuộc tấn công tại hoa kỳ. Ðối thoại đang gia tăng để đáp trả với khủng bố."