Quan sát viên thường trực Tòa thánh
tại Liên Hiệp Quốc, ÐTGM Renato Martino:
Trả đũa bừa bãi
sẽ không đánh bại được chủ nghĩa khủng bố
Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Quan
sát viên thường trực Tòa thánh tại Liên Hiệp Quốc, ÐTGM
Renato Martino: Trả đũa bừa bãi
sẽ không đánh bại được chủ nghĩa khủng bố.
Vatican
(Zenit 23/10/2001). Một viên chức
Vatican nói tại cuộc họp Liên Hiệp quốc rằng, "chủ nghĩa
khủng bố không thể bị đánh bại với "việc trả thù" hoặc
"trả đũa bằng cách tấn công một cách bừa bãi lên những
thường dân vô tội." Lời nhận xét của quan sát viên thường
trực Tòa thánh tại Vatican, ÐTGM Renato Martino, lên tiếng về lập
trường của tòa thánh đối với những vấn đề phát sinh do
việc đáp trả quân sự đối với các cuộc tấn công khủng
bố tại Hoa kỳ. ÐTGM phát biểu tại cuộc hội nghị của Liên
hiệp quốc về chủ đề "Văn hóa của Hòa bìnhø" rằng,
"Hành động trả thù sẽ không chữa lành sự thù hận. Trả
đũa tấn công bừa bãi lên thường dân vô tội tiếp tục
làm tăng sự bạo động và là cách giải quyết sai lầm để
ngăn ngừa chủ nghĩa khủng bố." ÐTGM nói thêm, "Tốt hơn,
chúng ta nên từ bỏ các yếu tố hiển nhiên gây thêm thù
hận và bạo động, trái ngược
với những trào lưu hướng về hòa bình." Ngài lưu ý
đến "sự nghèo khổø" cũng như những hình thức khác của
việc vi phạm nhân quyền."
Thông
tấn xã FIDES tường trình về bài diễn văn rằng, "ÐTGM
Renato Martino nói lên tính cách khó xử của Tòa thánh về
chiến dịch quân sự chống khủng bố được phát động bởi
liên quân Hoa kỳ và Anh quốc tại Afghanistan."
ÐTGM nói, "Những hoàn cảnh bị loại trừ của quá nhiều người trên thế giới, bao gồm việc từ chối phẩm giá con người, thiếu sự tôn trọng quyền làm người và những quyền tự do căn bản, sự loại bỏ xã hội, những hoàn cảnh bất khoan dung của người tị nạn, tình trạng vô gia cư, và sự đàn áp thể lý cũng như tâm lý đang gieo trồng và chỉ đợi được châm ngòi bởi các tay khủng bố."
Ngài
nói thêm, "bất
cứ chiến dịch chống khủng bố nào cũng cần phải lưu ý đến
những điều kiện xã hội, kinh tế và chính trị những điều
kiện này đang khuyến khích chủ nghĩa khủng bố, bạo động và
tranh chấp."
ÐTGM giải thích
các cuộc tấn công tự tử không chỉ là những hình thức
của khủng bố ngày nay. "Trong một vài
trường hợp, những hình thức này hầu hết được đưa vào
thể chế dựa trên hệ thống phá hủy tự do và quyền của
mỗi cá nhân mà họ cho là "phạm tội",
vì không đưa tư tưởng của họ vào cùng đường với
hệ thống tư tưởng thống trị."
ÐTGM
yêu cầu, "những
người này, ngày nay, không thể thu hút được sự chú ý
và ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhưng họ không
bị bỏ quên hay bi loại bỏ. Những ai kính trọng Thiên Chúa
phải là người đứng đầu chống lại tất cả những hình thức
khủng bố."
Ngài trích lời của ÐTC Gioan Phaolô II, "là
thành viên của gia đình nhân loại, và con cái yêu thương của
Thiên chúa, chúng ta có bổn phận hường về những người
khác, với tư cách là một tín hữu, chúng ta không thể bỏ
qua."
Ngài nói, hòa bình, trong hoàn cảnh hiện tại, tùy thuộc vào
đối thoại."
Ðể làm sáng tỏ đề nghị của ngài, ÐTGM mục trích sứ điệp của ÐTC cho ngày hòa bình thế giới năm 1983, "Tôi hãnh diện xác tín rằng đối thoại - một cuộc đối thoại thực sự - là điều kiện thiết yếu cho một nền hòa bình như thế. Vâng, sự đối thoại này là việc cần thiết, không chỉ là cơ hội." ÐTGM nói tiếp, "Trong ánh sáng này, thế giới phải nhìn nhận rằng đang có một sự hi vọng. Xây dựng một nền văn hóa của hòa bình không phải là một giấc mơ thái quá hoặc không thể thực hiện." Nếu vì những lý do này, chúng ta xác tín rằng hòa bình "là tốt" và chúng ta phải xây dựng một nền văn hóa hòa bình, Hòa bình trước tiên được biết, được nhìn nhận, ước muốn và yêu mến từ trong tâm hồn.