Phỏng vấn Ðức Giám Mục Erkolano Lodu Tombe

Giáo phận Yei, Sudan:

Những chính phủ nào là chính phủ của khủng bố

 

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Phỏng vấn Ðức Giám Mục Erkolano Lodu Tombe, Giáo phận Yei, Sudan: Những chính phủ nào là chính phủ của khủng bố.

Rome - Fides 17/10/2001 - Những chính phủ nào xúi dục thành phần dân chúng hay tôn giáo để chống lại những nhóm khác đều thuộc vào loại khủng bố. Trên đây là lời phát biểu của Ðức Giám Mục Erkolano Lodu Tombe, Giáo Phận Yei, Sudan. Ngài cho biết, Những xung đột hiên nay tại Sudan không phải là những xung đột về tôn giáo. Tôn giáo chỉ là một chiêu bài được đưa ra như một chiếc vỏ để che đậy những mưu đồ thống trị và đàn áp những người công dân hợp pháp thuộc vào những thành phần thấp bé của xãhội gọi là những "dân tộc thiểu số". Ðức Giám Mục Lodu Tombe, năm nay 57 tuổi, sinh ở Juba, Tỉnh Equatoria, Sudan, đang tham dự khóa họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới ở Roma. Hãng Thông Tấn Công Giáo Fides đã phỏng vấn ngài về tình trạng căng thẳng hiện nay giữa người Hồi Giáo và thế giới Tây Phương ảnh hưởng gì đến tình hình đất nước hiện nay của ngài, một quốc gia được lãnh đạo bởi một chính quyền Hồi Giáo.

Fides: Tình hình căng thẳng hiện nay của thế giới có ảnh hưởng gì đến Sudan không?

Ðức Giám Mục Lodu Tombe: Chính thức mà nói, chính phủ Sudan đã lên án vụ khủng bố ở New York và Washington, tuy nhiên vẫn có những thành phần chủ trương rằng vụ tấn công này là đúng và cho rằng tấn công Afghanistan là một điều sai lầm vì dân Afghanistan là những người Hồi Giáo, là những người đề cao tôn giáo của Thiên Chúa. Những người Hồi Giáo cực đoan ở Sudan nghĩ rằng tấn công vào người dân Afghanistan là tấn công vào người Hồi Giáo và Ả Rập, cho dù người dân ở Afghanistan không phải là người Ả Rập, nhưng họ vẫn tự đặt cho mình địa vị của người Ả Rập ở Sudan. Và vì thế, đối với họ, người Hoa Kỳ và thế giới Tây Phương thường ghét người Ả Rập, ghét người Hồi Giáo, cuộc tấn công vào Afghanistan là một hành động nói lên sự thù ghét người Hồi Giáo và người Ả Rập. Tuy vậy, họ vẫn có một thái độ rất tế nhị. Có lẽ họ sợ rằng nếu họ biểu lộ ra qúa lộ liễu, họ cũng sẽ bị chọn như một mục tiêu để tấn công. Ba năm trước, họ đã là một mục tiêu bị tấn công, vì họ đã sản xuất vũ khí hóa học, và chính vì Bin Laden cũng đã từng ở Sudan trước khi sang Ả Rập Saudi, và trước khi lưu vong ở Afghanistan.

Fides: Một giám mục trong Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục đã nói "chủ nghĩa cực đoan là mầm mống của khủng bố" và một khi có một nhà nước ủng hộ cho chủ nghĩa cực đoan, có nghĩa là nhà nước đó đang tạo nên những tiềm năng khủng bố.  Ngài nghĩ gì về điều này?

Ðức Giám Mục Lodu Tombe: Tôi nghĩ rằng, chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan tự nó đã là bạo động, đó là một sự thật. Những người bạo động này họ sẵn sàng làm mọi chuyện để đạt được mục đích của họ, ngay cả việc tấn công khủng bố. Và do đó, như chúng ta biết, chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố và đưa đến cả những quyết định phải tấn công. Tôi đồng ý với Ðức Tổng Giám Mục Nigeria, Ðức Cha John Onaiyekan, Giáo Phận Abuja, rằng những kẻ cực đoan phải được kiểm soát chặt chẻ. Một số lớn những hoạt động quá khích là những hành động khủng bố và những cá nhân nào hay những quốc gia nào đề cao chủ nghĩa cực đoan có nghĩa là đề cao chủ nghĩa khủng bố. Những hoạt động của họ cần phải được kiểm soát hằng ngày, ngày này qua ngày khác, bởi vì vào một lúc chúng ta không ngờ, người trong bọn họ sẽ gây nên những vụ khủng bố. Như vậy, khi chúng ta lên án chủ nghĩa khủng bố vì đã phá hoại và gây nên sự chết chóc trong vụ khủng bố xảy ra ở Hoa Kỳ, một cách tổng quát, chúng ta đã coi những kẻ đề cao chủ nghĩa cực đoan như là những kẻ khủng bố.

Fides: Ở Sudan có xảy ra những sự xung đột giữa dân chúng hoặc những xung đột về tôn giáo không?

Ðức Giám Mục Lodu Tombe: Tôi nghĩ rằng, như trường hợp ở Sudan, nếu không tìm ra một giải pháp chính trị để giải quyết, thì chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt. Bởi vì, vấn đề không phải là chuyện tôn giáo mà là chuyện chính trị. Nhìn ở một khía cạnh nào đó, chúng ta thấy có hai nền văn hóa khác nhau: văn hóa Ả Rập ở miền Bắc và văn hóa Phi Châu ở miền Nam. Yếu tố tôn giáo chỉ được người Ả Rập đưa ra như là lý do để tấn công người Phi Châu, bởi vì họ nói rằng người Hồi Giáo thường bị đe dọa bởi những người"vô đạo" chữ mà họ thường dùng để chỉ những người kitô hữu, và điều đó thì không đúng sự thật. Nhưng đó chỉ là chuyện để lấp che những hoạt động của họ. Vấn đề thật sự chính là những tranh chấp quá độ về chính trị và về văn hóa giữa miền Nam và miền Bắc. Tôi chưa muốn nói đến những xung khắc vũ trang. Nói thí dụ, nếu người miền Nam Sudan và có lẽ cả những người thuộc những miền hỗn hợp, có được những quyền để tự suy xét và rồi được tự quyết định, nhờ vào một tổ chức kiểm soát quốc tế, để họ có thể hoặc tiếp tục sống chung với những anh chị em người Ả Rập, hoặc họ có thể đi nơi mà họ muốn và có riêng một đất nước cho họ.

Fides: Tại Sudan ngày nay, Ðức Cha phải làm sao để làm tròn nhiệm vụ của một vị Giám Mục: một chứng nhân của hy vọng?

Ðức Giám Mục Lodu Tombe: Tôi nghĩ rằng, Giám Mục trước hết phải là một người bạn, một người anh em, một mục tử theo tinh thần của Ðức Kitô là vị Mục Tử Nhân Lành và là gương mẫu của chúng ta. Chúng tôi những Giám Mục ở Sudan cũng không là ngoại lệ. Ðối với chúng tôi, tất cả những người dân Sudan đều là dân của Thiên Chúa. Tôi có rất nhiều bạn Ả Rập, và cũng có những bạn Hồi Giáo.

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page