Bài phỏng vấn

Ðức Tổng Giám Mục John Onaiyekan

Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Nigeria

 

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Bài phỏng vấn Ðức Tổng Giám Mục John Onaiyekan, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Nigeria: Hãy để dành tiền bom đạn để xây dựng những bệnh viện cho người Afghan và người nghèo thì vẫn hơn.

Rome - (Fides 15/10/2001) - Cho đến khi có công lý và có mức sống đồng đều trên thế giới, nếu không thì sự giận dữ và những vụ khủng bố vẫn cứ còn tồn tại. Ðể đánh bại Bin Laden, Tổng Thống Bush nên ngưng thả bom và nên xây dựng những bệnh viện cho người Afghan. Trên đây là lời phát biểu của Ðức Tổng Giám Mục John Onaiyekan, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Nigeria, một ngày sau khi xảy ra vụ bạo loạn ở Kano, Nigeria, và đã làm cho hằng trăm người bị chết. Ðức Tổng Giám Mục John Onaiyekan đang ở Rome để tham dự Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới cho biết, những cuộc bạo động xảy ra trên đất nước của ngài là do những xung đột của một số người quá khích, chống đối cuộc tấn công Afghanistan của Liên Quốc Hoa Kỳ và Anh Quốc, chứ không phải là những xung đột về tôn giáo. Nigeria là một quốc gia có một nữa dân số theo Hồi Giáo và một nữa còn lại theo Kitô Giáo. Sau đây là bài phỏng vấn:

Fides: Phản ứng của ngài như thế nào trước cuộc bạo động xảy ra ở Nigeria gây nên hằng trăm người chết?

ÐTGM John Onaiyekan: Tôi rất buồn khi nghe tin về vụ bạo động ở Kano, Nigeria. Trong khóa họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục, tôi đã trình bày về quốc gia Nigeria là một quốc gia có dân Hồi Giáo và dân Kitô Giáo sống chung hòa bình với nhau. Nhưng bây giờ thì đã có và sẽ có những xung đột xảy ra. Sáng nay tôi đã nói chuyện với Ðức Giám Mục Kano và ngài đã cho tôi biết thêm chi tiết về vụ bạo động. Rất nhiều người chết và bị thương. Nguyên do của cuộc bạo động là như thế này. Một nhóm người Hồi Giáo quá khích tổ chức cuộc biểu tình để ủng hộ Bin laden và để chống lại cuộc tấn công của Liên Quân vào Afghanistan. Lý do tấn công mà thế giới tây phương đưa ra đã không thuyết phục được những người dân này. Họ nói rằng cuộc chiến tấn công khủng bố chỉ là cớ biên minh để tấn công vào một nước Hồi Giáo. Họ cho rằng để chống lại khủng bố, không cần phải đi xa như vậy. Tuy nhiên vụ khủng bố ngày 11/09/2001 qủa thật là nghiêm trọng.

Fides: Sự việc gì đã xảy ra ở Kano?

ÐTGM John Onaiyekan: Chính phủ Nigeria có lập trường chính trị của riêng họ, và họ đã không ủng hộ những cuộc biểu tình quá khích, đặc biệt là trong hoàn cảnh thế giới hiện nay. Bởi vậy cảnh sát đã cố gắng giải tán những đám người biểu tình trên các đường phố với những tấm hình  của Bin Laden. Ðám biểu tình đã đập phá những cửa tiệm, những văn phòng, và bạo loạn đã xảy ra. Vì người kitô hữu thường được người Hồi Giáo xếp chung vào với thế giới tây phương, bởi vậy họ đã tấn công nhà thờ. Nhưng cả những đền thờ Hồi Giáo cũng đã bị đập phá. Sự việc đã xảy quá mức bình thường, và quân đội đã được triệu tập tới để dẹp loạn. Những người biểu tình là những người dân không sợ chết và bởi thế đã gây nên tử thương cho rất nhiều người dân. Nhưng đến ngày hôm nay thì mọi việc đã êm diụ trở lại, mặc dù sự giận dữ và những ấm ức của người dân vẫn còn trong lòng, điều này cũng có thể đem đến những vụ xung đột khác sau này nữa. Nhiều người Hồi Giáo đã âm ỉ những nỗi ấm ức sau vụ bạo động ở Jos xảy ra một vài tuần trước đây và những người đó đã kéo nhau tạo nên cuộc biểu tình ở Kano. Ðức Giám Mục Kano cũng cho tôi biết rằng, những khu vực khác của những người kitô hữu vẫn không xảy ra chuyện gì. Thí dụ như nhà thờ chính tòa Kano, một điển hình của người Kitô hữu vẫn không có hề hấn gì.

Fides: Nhưng đâu là ý nghĩa của tất cả những sự việc này?

ÐTGM John Onaiyekan: Có những nhóm qúa khích, và những nhóm quá khích này có một tổ chức quốc tế liên lạc với nhau qua video, qua băng thu âm cassette, qua đài phát thanh Ả Rập, qua những thông tin được truyền lại theo từng ngôn ngữ địa phương; họ thường được dạy dỗ và hướng dẫn trong các đền thờ Hồi Giáo bởi các Thầy Ðạo Hồi là những người đã từng tốt nghiệp ở Ai Cập, ở Lybia hoặc Pakistan, và ngay cả ở Afghanistan. Mà chính từ những quốc gia này họ đã nhen nhóm trong lòng những mầm mống chống đối. Hơn nữa, chính quyền cũng không có cách gì để kiềm chế niềm tin của người Hồi Giáo và bởi vậy không ai có thể ngăn chận nỗi sự bành trướng chống đối của họ.

Fides: Nhưng có phải những tổ chức quá khích của nhóm quốc tế này đã tạo nên những xung đột trong dân chúng hoặc những xung đột giữa người Hồi Giáo và người Kitô giáo không?

ÐTGM John Onaiyekan: Tất cả những điều này còn tùy thuộc vào sự trả lời từ thế giới tây phương. Khi ông Bush nói đến thế giới tây phương thì ông muốn nói đến chính ông ta, đến ông Blair, và cả đến những quốc gia tây phương khác. Họ muốn nhắc nhỡ rằng cuộc chiến này là cuộc chiến của "chúng ta", của tất cả mọi người, nhưng thực ra thì chỉ có họ mà thôi. Họ dường như đã quên rằng ngoài họ ra hãy còn hàng tỷ hàng tỷ người vẫn chủ trương không phải chiến tranh là phương tiện duy nhất để giải quyết mọi vấn đề. Cho đến khi người tây phương nhận ra điều này thì lúc đó những bạo động và những khủng bố mới có thể chấm dứt. Bởi vì vẫn luôn có những sự tức giận, những bất mãn, những thất vọng. Và rồi sẽ còn có những người tự tử đặt bom vì họ vẫn luôn cảm thấy rằng họ "chẳng có gì để mà sợ mất mát cả".

Fides: Ngài có cảm thấy rằng cuộc chiến này rồi sẽ gây thêm căng thẳng giữa thế giới Kitô hữu và thế giới Hồi Giáo không?

ÐTGM John Onaiyekan: Những nhóm khủng bố thường nhắc đến "những người Kitô hữu" và "những người Hồi Giáo" với mục đích cố ý tạo nên những căng thẳng vì vấn đề tôn giáo. Chúng ta biết rõ rằng, những người giàu có của thế giới tây phương chưa hẵn đã theo đúng với tinh thần của Ðức Kitô. Ðây không phải là một vấn đề giữa người Kitô hữu với người Hồi Giáo. Dĩ nhiên nếu chúng ta nói đến những người Kitô hữu, có lẽ chính chúng ta là những người Kitô hữu chúng ta phải chống lại với những gì vẫn còn bất công trong thế giới tây phương. Chính Ðức Thánh Cha đã nói rằng những cách biệt giữa người giàu và người nghèo không phải là ý của Thiên Chúa.

Nói thí dụ, một hỏa tiển được sử dụng trong cuộc chiến trị giá hằng triệu dollars. Mỗi một hỏa tiển này có thể xây được ít nhất 20 bệnh viện ở Nigeria. Ðó có phải là một điều vô lý không? Chúng ta phải tự hỏi rằng những hạng người nào có thể quyết định những điều này? Có phải nếu muốn truy bắt Bin Laden thì hãy xây hằng chục bệnh vện ở Afghanistan vẫn còn hiệu lực hơn là thả bom xuống những vùng sa mạc? Chúng tôi muốn yêu cầu ông Bush hãy ngưng thả bom một ngày để sử dụng chi phí đó và xây dựng những bệnh viện cần thiết ở Nigeria. Nhưng chúng tôi đã nói điều này rất nhiều lần và đều đã bị từ chối. Số tiền chúng ta sử dụng cho bom đạn là số tiền phung phí đi vì chúng ta sẽ không bao giờ sử dụng đến chúng. Ngược lại nếu so với những nhu cầu nhân đạo, điều này đáng làm cho chúng ta mắc cở và thật là vô nghĩa. Chúng tôi hy vọng và chúng tôi cầu nguyện để từ những biến cố này sẽ dẫn đến sự tự vấn lương tâm của mọi người để làm sao có được một nền công lý và những phân phối đồng đều mức sống cho mọi người dân ở khắp nơi. Lúc nào còn có những bất quân bình thì lúc đó vẫn không thể có hòa bình. Tình trạng này sẽ rất nguy hiểm và sẽ chỉ dẫn tới những vụ khủng bố và những kẻ đặt bom tự tử vẫn cứ trở thành như những anh hùng trong lòng bọn quá khích. Nếu chúng ta từ chối để cho thế giới tiến lên một bước để gần với công lý hơn, rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy các con cái của chúng ta sẽ khóai chí chơi đùa bên những tấm ảnh của Bin Laden trong tay.

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page