Bản đúc kết của Hội Nghị tại Roma
chuẩn bị cho
Ðại Hội Công Giáo Việt Nam năm 2003

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Bản đúc kết của Hội Nghị tại Roma chuẩn bị cho Ðại Hội Công Giáo Việt Nam năm 2003.

 Roma - 2/3/2001 - BẢN ÐÚC KẾT CỦA HỘI NGHỊ CHUẨN BỊ CHO ÐẠI HỘI CỘNG ÐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI.
 
 

I. Ðúc kết buổi hội thảo về dự án tổ chức Ðại Hội Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại.

Sau nhiều trao đổi và thảo luận, các tham dự viên của hội nghị đã đồng biểu quyết:

 1. Ðịa điểm tổ chức: Giáo đô Rôma

 2. Thời gian tổ chức: Trung tuần tháng 07/2003

 3. Hình thức Ðại Hội: Ðược tổ chức một cách mở rộng cho mọi thành phần Dân Chúa Hải Ngoại, gồm:
- Một Thánh Lễ Ðại trào chung cho mọi giới.
- Một đêm văn nghệ và cầu nguyện thắp sang niềm tin.
- Sẽ có một buổi để giáo dân xưng tội và lãnh ơn xá.
- Một buổi hội thảo dành riêng cho linh mục và tu sĩ.
- Hai buổi tối dành cho các đại biểu.

 4. Nhân sự tổ chức đại hội:
Văn Phòng Phối Kết sẽ thành lập một ban Tổ Chức với thành phân nhân sự tổng hợp của Trung Ương và các Châu.

 5. Tài chánh: Ðức Ông Ðạo đã mời các bề trên dòng vào trong ủy ban kiểm soát tài chánh cho Ðại Hội.

 6. Một ban tư liệu cũng sẽ được thành lập.
 
 

II . ÐÚC KẾT BUỔI CHIA SẺ TÂM TÌNH MỤC VỤ:

1. Về Văn Phòng Phối kết: - Cần giới thiệu VPPK một cách rộng rãi hơn đến mọi thành phần Dân chúa.
- Cần tích cực hỗ trợ VPPK hơn nữa, vì đây là tổ chức chính thức và cần thiết cho việc nối kết mục vụ của các CÐ CGVN/HN.
- Cần thiết lập tương quan giữa VPPK và các Ðấng bản quyền địa phương.
- Xin VPPK tiếp tục hỗ trợ cách cụ thể các nhu cầu mục vụ, đặc biệt về phương diện phụng vụ (nghi thức các ngày lễ quan trọng...)

 2. Về Năm Thánh:
- Ðại Hội chuẩn bị Năm Thánh tháng 10/1999 đã giúp các CÐ Dân Chúa mừng và sống Năm Thánh cách sốt sắng và hữu ích.

 3. Ưu tư về đời sống đức tin hôm nay:
- Nghề tự do (chẳng hạn nghề làm Nail) ảnh hưởng đến việc sống đạo, đời sống gia đình và xã hội...
 
 

III. ÐÚC KẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH TIỀN ÐH/CGVNHN CỦA CÁC CHÂU LỤC:

A. Âu Châu:

 Ðể chuẩn bị các cộng đoàn Dân Chúa tham dụ Ðại Hội năm 2003, các đại diện của tiểu ban Âu Châu đã quyết định tổ chức một cuộc gặp gỡ dành cho các đại biểu của các Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam thuộc các nước Âu Châu với những chi tiết sau đây:

 1. Thời gian: Từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 5 năm 2002.
2. Ðịa điểm: Lộ Ðức (Pháp) hoặc ở Ðức hay Thụy Sĩ.
3. Thành phần tham dự:
- Tuyên Úy đoàn quốc gia.
- Ðại diện Liên Tu Sĩ Nam Nữ.
- Ðại diện các Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam.
- Ðại diện các phong trào công giáo tiến hành và mục vụ chuyên biệt.
- Ðại diện giới nghệ sĩ và truyền thong Âu Châu.
4. Ủy Ban vận động: Ðiều hợp viên: Ðúc Ông Mai Ðức Vinh và các vị đại diện các quốc gia: Cha Dụ (Ý), Cha Hồng Kim Linh (Pháp), Cha Võ Phương Linh (), Cha Chánh (Anh), Cha Văn (Thụy Sĩ), Cha Xuyên (Bỉ), Cha Hoàng Minh Thắng (Roma), Cha Chiếu (Phần Lan), và Anh Sĩ (Ðức).
5. Ban tổ chức cuộc gặp gỡ gồm 3 đại biểu từ mỗi quốc gia:
- 1 đại diện tuyên úy đoàn.
- 1 đại diện Liên Tu Sĩ.
- 1 đại diện giáo dân.

 B. Mỹ Châu: Hoa Kỳ.

 Tiểu ban Hoa Kỳ đã quyết dịnh tổ chức một đại hội đại biểu các cộng đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ vào dịp Ðại Hội Thánh Mạu của Dòng Ðồng Công, vì đó là thời gian thuận tiện để qui tụ mọi người, với những chi tiết cụ thể sau đây:

 1. Văn Phòng đứng ra tổ chức: Liên Ðoàn Công Giáo và Văn Phòng Mục Vụ Di Dân Hoa Kỳ sẽ phối hợp tổ chức.
2. Thời gian: Trung tuần tháng 8 năm 2002.
3. Ðịa điểm: Dòng Ðồng Công, Missouri.
4. Thành phần tham dự:
- Các cha xứ, các cha quản nhiệm và các cha tuyên úy.
- Ðại diện các dòng tu.
- Ðại diện các ngành chuyên biệt.
- 2 đại biểu giáo dân cho mỗi cộng đoàn lớn và 1 đại biểu cho mỗi cộng đoàn nhỏ.

 C. Mỹ Châu: Canada.

 Từ trước tới nay Canada chưa có tổ chức Liên Tu Sĩ, do đó tiểu ban Canada đã thảo luận 2 vấn đề sau đây:

 1. Thành lập Liên Tu Sĩ Canada: gồm 3 giai đoạn:
- Xin VPPK gởi một lá thư chung đến từng linh mục và tu sĩ nam nữ tại Canada để trình bày sự ích lợi của Tổ Chức Liên Tu Sĩ đối với đời sống thánh hiến và mục vụ tong đồ, đồng thời để giúp VPPK trong công việc phối kết mục vụ cho người Việt Nam tại Canada (như các nước khác), vì vậy mời mọi thành viên liên tu sĩ tại Canada tham gia việc tổ chức LTS/CANADA.

 - VPPK ủy thác cho cha Trần Trung Dung liên lạc để tổ chức Liên Tu Sĩ miền Tây Canada. Cha Phạm Hoàng Bá phụ trách miền Ðông Canada, và mời một cha (Cha Phạm Thuận Phong hay cha Hòa) tổ chức miền Trung Canada.
- Sau khi đã có ban điều hành LTS 3 miền, họ sẽ tổ chức một đại hội LTS toàn quốc để bầu ban đại diện LTS quốc gia cũng như soạn thảo bản nội qui.

 2. Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Toronto, Canada vào mùa hè năm 2002.
Vì chưa có tổ chức LTS nên anh em LM và tu sĩ Canada sẽ chú tâm hợp tác với VPPK để tổ chức giúp giới trẻ Việt Nam năm châu tham dự ÐH Giới Trẻ Thế giới:

 - VPPK sẽ làm đơn xin cho giới trẻ VN tham dự với tính cách một đơn vị độc lập, tuy nhiên các em cũng có thể ghi danh theo giáo phận của mình.
- Sẽ có ngày học giáo lý chung và mộ buổi sinh hoạt và biểu dương Ðức Tin dành riêng cho nhóm trẻ Việt Nam. Phần còn lại của chương trình, các em sẽ sinh hoạt chung với nhóm trẻ thế giới.
- Một ban tổ chức sẽ được thành lập gồm những anh em tại Canada và những vị đã quen với công việc tổ chức những lần ÐH trong quá khứ.
- Anh em tại Canada sẽ chịu trách nhiệm liên lạc với ban tổ chức để biết những gì cần phải làm.

 D. Úc Châu và Nam Thái Bình Dương:

 Tiểu ban Úc Châu và Nam Thái Bình Dương nhận thấy tổ chức một đại hội cho toàn vùng khó có thể thực hiện được, do đó tiểu ban đã quyết định:
1. Dùng đại hội LTS của năm 2001 và năm 2002 để chuẩn bị xa và gần cho Ðại Hội năm 2003.
2. Qua phương tiện truyền thông, khuyến khích và cổ động những chuẩn bị và các đại hội tại các cộng đoàn địa phương và các phong trào đoàn thể tiến về Ðại Hội Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại năm 2003.
3. Thành phần tham dự đại hội năm 2003: Ngoài Hội LTS và dân Chúa của 10 cộng đoàn, phái đoàn tham dự ÐH còn có các thành phần đại biểu sau đây:
- 4 đại diện LTS Úc Châu và Nam Thái Bình Dương.
- 2 đại diện cho mỗi cộng đoàn (Tổng cộng 20 người).
 
 

IV. ÐÚC KẾT VỀ PHIÊN HOP CÁC TIỂU BAN.

A - Tiểu ban Dòng Tu:

 Ðể trả lời cho vấn nạn làm thế nào để khơi dậy tinh thần tông đồ truyền giáo trong các cộng đoàn tu trì của mình các đại biểu trong tiểu ban dòng tu đã đưa ra những điểm căn bản sau đây:

 1. Tiếp tục sống đặc sủng riêng của mỗi dòng.
2. Giữ bản sắc của dòng Việt Nam.
3. Thăng tiến đời sống cá nhân.
4. Làm sinh động niềm khao khát truyền giáo trong mỗi phần tử của dòng.
5. Phúc Âm hóa môi trường.
6. Khuyến khích các phần tử ý thức hơn về công tác tông đồ và sứ vụ được Chúa sai đi.
7. Tiếp tục truyền giáo cho người Việt Nam theo đoàn sủng riêng của mình: như giáo dục đức tin, cổ võ lòng sung kính Ðức Mẹ, tổ chức tĩnh tâm, sinh hoạt và giáo dục thanh thiếu niên...
8. Tiểu ban dòng tu cũng bày tỏ niềm ưu tư về đời sống gia đình trong xã hội tây phương nói chung và gia đình Việt Nam nói riêng và cố gắng giúp đỡ các gia đình theo đoàn sủng riêng của mỗi dòng.

 B - Tiểu ban về gia đình và mục vụ cho người cao niên:

 Ai cũng nhận thấy sự khủng hoảng trong đời sống gia đình nói chung và cách riêng những gia đình Việt Nam sống tại hải ngoại, vì thế tiểu ban về gia đình và mục vụ cho người cao niên đã nêu ra hai nhận định sau đây:

 1. Sự khủng hoảng gia đình là một mối ưu tư lớn lao của Giáo Hội và Ðức đương kim Giáo Hoàng. Ngay những năm đầu triều đại giáo hoàng của mình, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã triệu tập Thương Hội Nghị về mục vụ gia đình vào những năm 1980 và 1981, đồng thời tháng 11 năm 1981 Ðức Thánh Cha đã ban hành Tông Huấn ?Familiaris Consortio?, bổn phận và trách nhiệm của gia đình Công Giáo trong thế giới hôm nay. Ngoài ra Tòa Thánh còn ra nhiều huấn thị về gia đình. Ðặc biệt trong Năm Thánh 2000 vừa qua, toàn thể Giáo Hội đã cử hành Ngày Năm Thánh Gia Ðình và Ngày Năm Thánh cho những người cao niên.

 2. Tiểu ban đề nghị VPPK cho in lại Tông Huấn Familiaris Consortio và phổ biến đến các Cộng Ðoàn CGVN làm tài liệu học hỏi. Ngoài ra cũng xin VPPK giới thiệu các tài liệu khác về mục vụ hôn nhân và gia đình.

 C.Tiểu Ban giáo xứ và giáo lý:

 Tiểu ban đã đề cập đến 3 điểm:

 1. Về tổ chức: tùy theo địa phương và số giáo dân. Tuy nhiên, mỗi cộng đoàn đều có những sinh hoạt căn bản như: Giáo Lý Tân Tòng, Dự Bị Hôn Nhân, Giáo Lý Trẻ Em và các đòan thể Công Giáo Tiến Hành như Hội CácBà Mẹ, Liên Minh Thánh Tâm, Thiếu Nhi Thánh Thể...

 2. Mục đích: Tất cả các sinh hoạt giáo xứ đều qui về mục đích giúp nhau sống đạo.

 3. Những ưu tư:
- Giúp giới trẻ bảo tồn những gía trị văn hóa Việt Nam.
- Sự lung lay của các gia đình vì các bậc cha mẹ lo lắng quá nhiều về vật chất mà quên lãng bổn phận giáo dục đức tin và luân lý cho con cái.

 D - Tiểu ban mục vụ giới trẻ:

 1. Nhận định: Giới trẻ VN được sinh ra và lớn lên tại hải ngoại bị giới hạn trong phạm vi ngôn ngữ Việt Nam, do đó họ không thiết tha với những sinh hoạt của Cộng Ðồng CGVN như tham dự thánh lễ hoặc các lớp giáo lý bằng tiếng Việt. Do sự thiếu hiểu biết về lịch sử và văn hoá Việt Nam nên họ cũng ít thiết tha với quê hương.
- Các bạn trẻ thường không chap nhận lối giữ đạo tiêu cực của cha mẹ.
- Tuy nhiên, nhìn chung giới trẻ VN vẫn còn khao khát đời sống tâm linh.

 2. Ðể đáp úng những nhu cầu tâm linh cho giới trẻ:
- Các cha cần dành nhiều thời giờ cho họ hơn.
- Cần tổ chức những cuộc gặp gỡ giới trẻ trong cùng một miền, quốc gia, châu lục...
- Tổ chức những cuộc tĩnh tâm dành cho giới trẻ.
- Cần canh tân chương trình Giáo Lý cho giới trẻ.
- Huấn luyện những người chuyên môn làm việc với giới trẻ.

 E - Tiểu ban Tông Ðồ Giáo Dân:

 Tiểu ban đã đưa ra những điểm sau đây:

 1. Các cộng đoàn CGVN hải ngoại có thể tổ chức tong đồ giáo dân dưới hình thức các hội đoàn như Legio Mariae, Các Bà Mẹ...
2. Nhu cầu:
- Cần nâng đỡ và hướng dẫn từng giới.
- Cung cấp tài liệu sinh hoạt cho các đoàn thể.
- Cần có tiếng nói của đại diện các đoàn thể trong các cuộc đại hội...
3. Ðề nghị: Cần có văn phòng và người đặc trách mục vụ tông đồ giáo dân để hướng dẫn cũng như cung cấp các tài liệu cần thiết.

 F - Tiểu ban Liên Tu Sĩ:

 1. Mục Ðích: Tạo tình thân hữu để nâng đỡ nhau trong đời sống thánh hiến và tông đồ.
2. Liên tu sĩ các đỵa phương: Ða số các quốc gia đýu có tổ chức liên tu sĩ, chỉ trừ một vài quốc gia chưa có như Canada...
3. Những ưu tư:
- Còn thiếu tinh thần đoàn kết và yêu thương nội bộ.
- Lưu tâm đến những anh chị em không phục vụ cộng đòan VN để họ không có cảm tưởng bị bỏ quên.
4. Ðề nghị: Bản đúc kết hội nghị cần được gởi đến tất cả các linh mục và tu sĩ nam nữ VN tại hải ngoại.

 G - Tiểu ban hành hương:

 1. Chia sẻ kinh nghiệm hành hương:
- Ðể tránh tốn kém cho giáo dân, các vị Tuyên Úy nên đùng ra tổ chức các cuộc hành hương.
- Nên chú trọng đến vấn đề hành hương hơn là du lịch, vì thế cần có thánh lễ, giờ cầu nguyện, chia sẻ...
- Kết quả cuả các cuộc hành hương là học hỏi thêm được những điều mới, tinh thần bác ái huynh đệ và trách nhiệm được thể hiện, và sau cùng đó là động lực xây dựng cộng đoàn như tìm được ơn gọi tu trì, ơn trở lại hoặc những ơn lạ đặc biệt.
- Thiếu tài liệu hướng dẫn hành hương.

 2. Chuẩn bị cho Ðại Hội năm 2003:
- Trong năm 2002: cổ võ các cộng đoàn tổ chức các cuộc đại hội địa phương để tiến tới ÐH 2003.
- Trong năm 2003: Soạn thảo cuốn sách hướng dẫn hành hương.
- Cổ võ nhiều người đến hành hương Roma và dịp Ðại Hội.

 H - Tiểu ban ơn gọi:

 1. Nhận diện vấn đề:
- Ơn gọi tu trì trong xã hội Tây Phương mỗi ngày một giảm sút.
- Cách tuyển sinh theo lối cũ (Tiểu chủng viện) không còn thích hợp.
- Hầu hết các ứng sinh đã trưởng thành, nhưng lại rất ít.

 2. Vai trò của các cộng đoàn:
- Là nơi vun trồng ơn gọi.
- Các em nhận ra tiếng Chúa qua đời sống phụng vụ và phục vụ cộng đoàn.

 3. Một phương thức vun trồng ơn gọi:
- Nhóm Tìm Hiểu Ơn Thiên Triệu: qui tụ các em cả nam lẫn nữ để hướng dẫn về phương diện tinh thần đạo đức và phục vụ, tù đó các em có thể sẽ nhận ra tiếng Chúa mời gọi phục vụ trong vườn nho của Ngài.

 I - Tiểu ban văn nghệ - văn hóa học đường và xã hội.

 1. Văn nghệ sĩ:
a. Nhận xét chung: giới văn nghệ sĩ gồm những nghệ sĩ sang tác(văn thi sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ...) những nghệ sĩ trình diễn (ca sĩ, kịch sĩ, tài tử...) và các trung tâm sản xuất (Asia, Thúy Nga...) đông đảo nhưng rời rạc và thiếu tâm thức Công Giáo, mặc dù có nhiều nghệ sĩ là người Công Giáo.
b. Ðề nghị:
- Tổ chức những buổi tĩnh tâm.
- Xin nâng đỡ giới nghệ sĩ sang tác (giáo dân).
- Xin có mục giới thiệu các sáng tác của các nghệ sĩ trên Webside Phối Kết.
c. Chuẩn bị và thực hiện Ðại Hội 2003:
- Ðại nhạc hội miền hay quốc gia (năm 2002).
- Ðêm canh thức và đại nhạc hội (năm 2003).

 2. Văn hóa giáo dục học đường:
- Là công việc của các nhà biên khảo, giảng thuyết, giáo chức và các giảng viên Việt Ngữ.
- Cần lưu ý đế tính cách hội nhập văn hóa trong đường hướng truyền giáo.
- Nên có buổi gặp gỡ đê bàn về chương trình sinh hoạt.
3. Hoạt động xã hội:
- Gồm các nhân viên phục vụ trong các tổ chức bác ái, xã hội quốc tế hoặc do người Việt sáng lập và điều hành.
- Môi trường hoạt động là giúp đỡ đồng bào thiếu may mắn tại Việt Nam.
- Cần thành lập nhóm để bàn thảo chương trình hoạt động.

 K - Tiểu ban truyền thông:

 1.Cần một cuộc gặp gỡ giữa tất cả các ngành trong giới truyền thông (báo chí, truyền hình, phát thanh...) Công Giáo hải ngoại để tổ chức thành một cơ cấu chặt chẽ.

 2. Cần giữ một lập trường thống nhất về việc quảng bá những sự kiện liên quan và ảnh hưởng đến uy tín của Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam hải ngoại và Toà Thánh Vatican.

 3. Trong thời gian sắp tới, dự trù phổ biến một loạt bài phân tích lập trường của HÐ Giám mục VN về việc tranh đấu cho nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tín ngưỡng.

 4. Cần có sự liên lạc đều đặn và hỗ tương giữa VPPK và ban truyền thông.
 
 


Back to Home