Danh sách 37 Vị Tân Hồng Y
trong đó có
Ðức Tổng Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
được ÐTC công bố ngày 21/01/2001

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Danh sách 37 tân chức Hồng Y trong số có Ðức TGM Nguyễn Văn Thuận đã được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị công bố ngày 21/01/2001.

 Vatican (21/01/2001): Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị đã công bố danh sách 37 tân chức Hồng Y trong buổi huấn dụ trước khi đọc kinh truyền tin ngày Chúa Nhật 21 tháng Giêng 2001. Trong số các vị Hồng Y có 10 từ Châu Mỹ La Tinh, ba vị ở Hoa Kỳ và một vị người Việt Nam là Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, người đã từng bị Nhà Nước Cọng Sản Việt Nam cưỡng bách cầm tù nhục nhã suốt 13 năm trường.

 Danh sách 27 tân chức Hồng Y (theo vần chữ cái - alphabet) sẽ được thụ phong vào ngày 21 tháng hai năm 2001, ngày lễ Lập Tông Tòa Thánh Phêrô tại Vatican:

 1. TGM Geraldo Majella Agnelo tại Sao Salvador de Bahia, Ba Tây;
2. TGM Bernard Arge tại Abidjan, Ivory Coast;
3. TGM Audrys Juozas Backis tại Vilnius, Lithuania;
4. TGM Jorge Mario Bergoglio tại Buenos Aires, Á Căn Ðình;
5. TGM Louis-Marie Bille tại Lyon, Pháp;
6. TGM Agostino Cacciavillan, Chủ tịch quản trị tài sản của Giáo Hội, Ý;
7. TGM Juan Luis Cipriani Thorne tại Lima, Peru;
8. TGM Desmond Connell tại Dublin, Ái Nhĩ Lan;
9. TGM Ivan Dias tại Bombay, Ấn Ðộ;
10. Linh Mục Avery Dulles, Thần học gia Dòng Tên, giáo sư Ðại Học Fordham tại Nữu Ước;
11. TGM Edward Egan tại Nữu Ước, Hoa Kỳ;
12. TGM Francisco Javier Errazuris Ossa tại Santiago, Chí Lợi;
13. Thượng phụ Stephanos Ghattas tại Alexandria, Ai Cập, chủ tịch Giáp Hội Coptic (Giáo Hội ở Ai Cập)
14. TGM Antonio Jose Gonzales Zumarraga tại Quito, Ecuador;
15. TGM Zenon Grocholewski, Tổng trưởng Bộ Giáo Dục Công Giáo, người Ba Lan;
16. TGM Jean Honore, TGM emeritus tại Archdiocese of Tours, Pháp;
17. TGM Claudio Hummes, tại Sao Paulo, Ba Tây;
18. Giám Mục Walter Kasper, tổng thư ký Hội Ðồng Giáo Hoàng cổ võ sự hiệp nhất Kitô hữu, người Ðức;
19. TGM Francisco Alvarez Martinez tại Toledo, Tây Ban Nha;
20. TGM Theodore McCarrick tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, Hoa Kỳ;
21. TGM Jorge Maria Mejia, đặc trách lưu trữ văn khố tối mật và thư viện Vatican, người Á Căn Ðình;
22. Thượng phụ Ignace Moussa I Daoud, tổng trưởng bộ Giáo Hội Ðông Phương;
23. TGM Cormac Murphy-O'Connor tại Westminster, Anh Quốc;
24. TGM Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng cổ võ công lý và hòa bình, người Việt Nam;
25. TGM Severino Poletto tại Turin, Ý;
26. TGM Jose da Cruz Policarpo, thượng phụ tại Lisbon, Bồ Ðào Nha;
27. TGM Mario Francesco Pompedda, Niên trưởng Tòa chống án trung ương, người Ý;
28. TGM Jean-Baptiste Re, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, người Ý;
29. TGM Oscar Andres Rodrigues Maradiaga tại Tegucigalpa, Honduras;
30. TGM Pedro Rubiano Saenz tại Bogota, Colombia;
31. TGM Jose Saraiva Martins, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, người Bồ Ðào Nha;
32. Ðức Ông Leo Scheffczyk, thuộc toà Giám Mục tại Munich Germany, chuyên viên cố vấn cho Hội đồng Giáo Hoàng đặc trách gia đình;
33. TGM Sergio Sebastiani, chủ tịch sở tài chính Vatican, người Ý;
34. TGM Crescenzio Sepe, Tổng thư ký ủy ban trung ương năm Thánh, người Ý;
35. Linh Mục Roberto Tucci, Linh Mục Dòng Tên làm việc cho đài phát thanh Vatican;
36. TGM Ignacio Antonio Velasco Garcia tại Caracas, Venezuela;
37. TGM Varkey Vithayathil Tổng Giám Mục Ernaklum-Angamalay ở Siro-Malabaresi, Ấn Ðộ.

 Trong khi công bố danh tính 37 vị tân hồng y, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho biết là trong ngày 21/2/2001, ngài sẽ cho biết tên 2 vị hồng y mà ngài đã tấn phong "in pectore" - trong vòng bí mật - năm 1998.

 Một vị hồng y được tấn phong "in pectore" khi Ðức Thánh Cha có những lý do để tin rằng việc công bố vinh dự này là việc không thận trọng, thông thường vì các lý do chính trị khi vị đó đang sống trong các chế độ độc tài, tàn bạo và bất khoan dung với tôn giáo như ở các nước theo chủ nghĩa Mác Lê. Việc tấn phong hồng y "in pectore" là dấu chỉ rõ rệt Giáo Hội Công Giáo còn gặp nhiều thử thách và bắt bớ.

 Ðã có những đồn thổi cho biết 2 vị hồng y bí mật này là người Hoa Lục. Danh tính họ đã được giữ kín để tránh bị nhà nước cộng sản Trung quốc giết hại.

 Ngày 21/2 tới đây không phải là lần đầu tiên Tòa Thánh công khai hóa tên các vị hông y được tấn phong "in pectore". Năm 1991, Tòa Thánh đã công khai hóa việc tấn phong hồng y cho Ðức Hồng Y Cung Phần Mai đã được tấn phong năm 1979.

 Theo giáo luật, các Ðức Hồng Y được tấn phong "in pectore" không có những quyền giống như các Ðức Hồng Y khác trong Hồng Y Ðoàn cho tới khi nào danh tính của các ngài được công khai hóa. Ngay cả trong trường hợp một vị Giáo Hoàng để lại di chúc cho biết đã tấn phong một vị nào đó "in pectore", Ðức Giáo Hoàng kế nhiệm cũng không buộc phải chấp nhận sự tấn phong này trừ phi sự tấn phong đó đã được công khai hóa.

 Ðôi khi, danh tính của các vị hồng y được tấn phong "in pectore" sẽ mãi mãi không bao giờ được công bố. Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã tấn phong 3 vị hồng y "in pectore" vào năm 1960. Ðến nay, vẫn không ai biết 3 vị ấy là ai.

 Trong một số trường hợp quá sức nguy hiểm, ngay chính vị được tấn phong hồng y cũng không biết mình đã nhận được vinh dự đó. Năm 1969, Ðức Thánh Cha Phaolô Ðệ Lục tấn phong một vị hồng y "in pectore". Vị đó là Ðức Hồng Y Juliu Hossu của Rumani, anh hùng dân tộc Rumani, người đã bị cộng sản Rumani giam đến chết rũ tù trong một tu viện hẻo lánh. Ngài qua đời năm 1970 và hầu chắc là ngài không hề biết ngài đã được tấn phong hồng y vì không ai có thể tiếp xúc với ngài. Ðến năm 1973, Tòa Thánh đã công khai hóa việc tấn phong này.
 
 


Back to Home