Cuộc phỏng vấn
Ðức TGM Murphy-O?Conor, Tân Hồng Y

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Cuộc phỏng vấn Ðức TGM Murphy-O?Conor, Tân Hồng Y.

 Ðức TGM giáo phận Wesminster (Anh quốc) Cormac Murphy O?Connor, được ÐTC bổ nhiệm làm Hồng Y, sinh năm 1932 tại Reading (Berkshire), người con thứ năm của một bác sĩ , thuộc gốc Ái nhĩ lan. Ngài đã học tại Anh quốc, sau đó được gởi tới "Học Viện Anh Quốc" (English College) ở Roma. Từ năm 1961 đến 1971, ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc chính Học Viện nầy nơi ngài đã học xưa. Sau đó, Cha Murphy được bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Arundel và Brighton. Mọi người đều ca ngợi tình nhân đạo và công việc mục vụ của ngài. Ngoài ra, ngài còn là một người luôn luôn chủ trương đối thoại với Anh giáo, để tiến đến hiệp nhất Giáo hội. Ngài là bạn thân của Ðức TGM George Carrey, Giáo chủ Anh giáo. Cũng vì những đức tính trên đây, Ðức Cha Murphy O?Connor được bổ nhiệm làm TGM Wesminster, sau khi Ðức Hồng Y Basil Hume qua đời.

 Ngày 21 tháng 1/2001, ÐTC Gioan Phaolô II đã ghi tên ngài vào sổ các vị sẽ được tấn phong Hồng Y vào ngày 21 và 22 tháng 2/2001. Ngoài các đức tính xã hội, Ðức Tân Hồng Y Murphy O?Connor là một vị Hồng Y tiên khởi, thành viên của Viện Hồng Y, là một người hâm mộ thể thao nổi tiếng về môn Ruby.

 Dư luận báo chí cho rằng: việc bổ nhiệm Ðức TGM Murphy O?Connor, TGM giáo phận Wesminster, làm Hồng Y, là một dấu hiệu về những mối quan hệ rất tốt đẹp giữa Giáo hội công giáo Anh quốc với Tòa Phêrô. Ðồng thời cũng là một việc công nhận rằng: vị kế nghiệp đã biết thu lượm gia tài mà Ðức Cố Hồng Y Hume đã để lại trong 23 năm lãnh đạo Giáo hội công giáo tại Anh quốc, một Giáo hội xem ra luôn luôn ở ngoài lề của đời sống công cộng, nhưng nhờ sự lãnh đạo của Ðức Cố Hồng Y Hume, đã trở nên như người lãnh đạo tinh thần của Ðất nước.

 Trong dịp đến Roma lãnh mũ Hồng Y, Ðức TGM Murphy đã dành cho nhật báo Công giáo "Tương Lai", số phát hành ngày 18.2.2001 một bài phỏng vấn. Chúng tôi xin dịch lại nguyên văn, như sau:

 Hỏi - Kính thưa Ðức Hồng Y, ÐHY cảm thấy gì khi được tin được bổ nhiệm làm Hồng Y?

 Ðáp - Ðây là một danh dự lớn lao đã dành cho tôi và cùng với tôi, cho tất cả Giáo hội công giáo Anh quốc. Ðây là một sự kiện minh chứng sâu xa rằng mối quan hệ thân mật mà Giáo hội chúng tôi luôn luôn có với Roma. Và cũng là một cử chỉ công nhận lòng trung thành của các người công giáo Anh quốc và Galles đã biểu lộ trong các thế kỷ đối với Roma.

 Hỏi - Người ta thường nghĩ: nước Anh vẫn được bị như một nước "khá cô lập", một quốc gia theo đường lối riêng của mình. Vậy điều này có ảnh hưởng đến Giáo hội công giáo không? Nhiều người có cảm giác rằng: các người công giáo Anh quốc gần gũi với các người đồng hương của họ theo Anh giáo hơn là gần gũi anh chị em công giáo Ý hay của các nước khác tại Châu Âu?

 Ðáp - Tôi không đồng ý như vậy. Thực sự tôi không nghĩ rằng Anh quốc là một quốc gia "cô lập, lẻ loi". Tôi vẫn ưa thích nhấn mạnh rằng: Anh quốc là thành phần của Liên Hiệp Châu Âu: Anh quốc đã gia nhập Liên Hiệp này từ nhiều năm. Theo lịch sử, thực ra chúng tôi luôn xa cách Lục địa Châu Âu; Giáo hội công giáo Anh quốc, không ai hồ nghi, vẫn thuộc về Giáo hội hoàn cầu và người công giáo Anh quốc cảm thấy mình gần gũi các người công giáo khác trên thế giới, không những với người công giáo Ý, nhưng còn cả với người công giáo các nước khác nữa. Nói rằng Anh quốc là lãnh thổ của phong trào đại kết, đây là điều rất đúng, vì Anh quốc là nơi thí nghiệm của phong trào này. Và nếu chúng tôi thắt chặt các mối quan hệ với các tín hữu Anh giáo hay tín hữu Kitô khác, không vì thế chúng tôi trở nên ít "công giáo hơn". Giờ dây chúng tôi không lùi bước trong việc đối thoại đại kết, một công việc đã thực hiện được những bước tiến chắc chắn.

 Hỏi - Nhưng mối quan hệ này xem ra có những khó khăn với Anh giáo, do việc công bố Văn kiện "Dominus Jesus". Văn kiện này được đón nhận với ngạc nhiên và không thể tin được về phía nhiều Giám mục của "Giáo hội tại Anh quốc".

 Ðáp - Văn kiện "Dominus Jesus" gải thích rằng: Chúa Giêsu là việc mạc khải rõ ràng và duy nhất của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. Văn kiện, với những lời rất rõ ràng, góp công vào việc đối thoại và, nếu được hiểu đúng, sẽ góp công vào việc đối thoại với các tôn giáo khác. Mục đích của Văn Kiện Dominus Jesus không phải nhằm làm chậm lại việc đối thoại, nhưng ngược lại. Phong trào đại kết chỉ có thể được xây dựng trên sự rõ ràng mà thôi, trên đức bác ái, chân lý và tình yêu thương.

 Hỏi - Như vậy Ðức Hồng Y có ý nói rằng: công việc đối thoại, xét chung, luôn luôn tích cực. ÐHY không nghĩ rằng: việc phong chức cho phụ nữ, do Giáo Hội Anh giáo chủ trương năm 1994, đã làm chậm lại một cách nghiêm trọng con đường tiến đến hiệp nhất, hay sao?

 Ðáp - Ðúng như vậy. Chức linh mục phụ nữ đã tạo nên một ngăn trở thực sự trong việc tiến đến sự hiệp thông hoàn toàn với Giáo hội Anh giáo. Ðây là điều rất đáng phàn nàn và là một khó khăn thực sự, không những cho các người công giáo, nhưng cho cả cộng đồng Anh giáo nữa. Ðây là một tắc nghẽn trên con đường tiến đến hiệp nhất. Nhưng dù sao, phải tiếp tục con đường đối thoại đại kết, dù còn có những ngăn trở lớn lao không vượt qua được; điều quan hệ là tiếp tục việc đối thoại. Cả lúc không thu lượm được những thành quả cụ thể. Ðiều thiết yếu là chia sẻ những khía cạnh về đời sống chung của các cộng đồng Kitô.

 Hỏi - Ðức Hồng Y phê phán như thế nào về năm thứ nhất của ÐHY trong tư cách là TGM giáo phận Wesminster?

 Ðáp - Tôi đã là giám mục giáo phận Arundel và Brighton trong 20 năm trời. Vì thế tôi đã có kinh nghiệm lâu dài về "trách nhiệm của một giáo phận có nghĩa là gì". Ðây là công việc đòi nhiều dấn thân, không tránh khỏi những vất vả; nhưng cũng có nhiều khía cạnh tích cực, nhiều sự tốt lành.

 Hỏi - Xin ÐHY cho chúng con một vài thí dụ cụ thể.

 Ðáp - Ngày nay Giáo hội công giáo Anh quốc đóng một vai trò hướng dẫn tinh thần cho Ðất nước. Giáo hội được mời gọi trở nên tiếng nói uy tín trong một Xứ sở hiện đang hết sức cần đến sự hướng dẫn về những đề tài liên hệ đến mọi người, như phẩm giá con người...

 Hỏi - Báo chí Anh quốc thường mô tả ÐHY như một con người ở giữa (ôn hòa) - không tự do cũng không bảo thủ. Vậy ÐHY đứng vào chỗ nào?

 Ðáp - Nếu "tự do" được hiểu như một người cởi mở cho các sự mới lạ, như vậy tôi không đúng với tôi. Nếu "bảo thủ" được hiểu như một người quá khích, cố chấp, tôi cũng không chấp nhận. Tôi là một người của Giáo hội. Tôi muốn khuyến khích các linh mục của tôi cởi mở và can đảm về những sáng kiến mới trong nền văn hóa, trong đó người ta đưa tôn giáo ra thảo luận, vì tôn giáo ngày nay bị coi như là việc tư riêng, trong đó người ta tin rằng: chân lý và thực tại hoàn toàn chủ quan. Những sai lầm nay cần đem ra tranh luận, để làm sáng tỏ sự thật. Giáo hội phải luôn luôn thay đổi; nhưng Giáo hội có một gia tài phải truyền lại, qua các thế kỷ, và Giáo hội phải quan tâm đến gia tài này. Giáo hội phải có khả năng đem đức tin vào các thời đại và các nền văn hóa khác nhau, không được phép là người quá khích, tự do, nhưng phải luôn trung thành với chân lý trên con đường của mình như một lữ hành.

 Hỏi - Câu hỏi sau cùng. Vậy ÐHY nghĩ sao về tương lai Giáo hội công giáo?

 Ðáp - Tôi là một con người của hy vọng. Khẩu hiệu Giám mục của tôi là "Gaudium et Spes" (Vui mừng và Hy vọng) - hai tiếng đầu của văn kiện Công đồng chung Vatican II về Giáo hội trong trần thế. Giáo hội công giáo tại Anh quốc có một phần rất ý nghĩa phải thực hiện trong đời sống Kitô, Giáo hội ở trung tâm của đời sống này; và vị trí này bắt buộc chúng tôi có một vai trò về chứng tá. Ðây là một thách đố cho tương lai. Ðiều quan trọng là cần có sự nhẫn nại và hy vọng, hai đức tính của con người, theo tôi, xây dựng tương lai. Các khó khăn, mà Giáo hội phải đối phó ngày nay, (càc khó khăn đó) có thể là những cơ hội hữu ích cho tương lai. (TS/19.2.2001).
 
 


Back to Radio Veritas Asia Home Page