Huấn Ðức của ÐTC
trong dịp tiếp các Giám mục Thổ nhĩ kỳ
đến Roma "Ad Limina"

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Huấn Ðức của ÐTC trong dịp tiếp các Giám mục Thổ nhĩ kỳ đến Roma "Ad Limina".

 Vatican - 20.2.2001 - Sáng thứ hai 19.2.2001, trong Ðền Vatican, ÐTC tiếp chung sáu Giám mục Thổ nhĩ kỳ đến Roma "viếng Tòa Thánh" (Ad Limina". Giáo hội công giáo tại Thổ thuộc thiểu số gồm khoảng 100 ngàn trong số 65 triệu dân cư, đại đa số theo Hồi giáo. Nhưng Giáo hội công giáo tại miền Tiểu Á này có một sự phong phú về các lễ nghi Bên cạnh ba giáo phận theo lễ nghi Latinh, có ba giáo phận khác thuộc lễ nghi Ðông phương: Armena - Caldea và Siriana. Sánh với một số quốc gia Hồi giáo khác, như Indonesia, Pakistan... cộng đồng công giáo tại Thổ nhỉ kỳ không bị bách hại. Cho tới nay cuộc chung sống hòa bình tương đối yên tĩnh. Ðàng khác, Thổ nhỉ kỳ, một phần thuộc Châu Âu, một phần thuộc Á châu, là ngã ba của những tiếp xúc quốc tế. Hơn nữa Thổ nhỉ kỳ đang chuẩn bị để được gia nhập Liên hiệp Châu. Tại Thổ nhỉ kỳ, tôn giáo (Hồi giáo) và chính quyền theo chính sách li khai, dù bị nhiều áp lực về phía Hồi giáo. Cho tới lúc này Thổ nhỉ kỳ vẫn là một quốc gia "trung lập" không chấp nhận một tôn giáo nào là "đạo Nhà nước".

 Trong diễn văn đọc cho các Giám mục của Giáo hội Thổ, ÐTC nhấn mạnh đến ba diểm then chốt sau đây:

 Ðối thoại với Hồi giáo - vai trò mới của các tín hữu Kitô tại một quốc gia đang chuẩn bị gia nhập Liên hiệp Châu Âu và tái xác nhận tự do tôn giáo.

 Về việc đối thoại với các tôn giáo khác, nhất là Hồi giáo, ÐTC nói: Các Ðức Cha tiếp xúc hằng ngày với Hồi giáo. Khởi sự từ tình hình riêng biệt này, các Ðức Cha đã thu lượm được một truyền thống và một kinh nghiệm về đối thoại liên tôn và các Ðức Cha đã biết những đòi hòi của việc thối thoại này. Vì thế, xin các Ðức Cha hãy tiếp tục những nỗ lực của các Ðức Cha, để tạo nên và cỗ võ những cơ hội mới của việc đối thoại, bằng cách lợi dụng mọi lúc mà đời sống hằng ngày trong các lãnh vực khác nhau đem đến cho.

 Trong các vấn đề quan trọng này, ÐTC nhắc cách riêng đến trường học, nơi tụ họp các trẻ em và các thanh thiếu niên thuộc các tín ngưỡng khác nhau, các dấn thân của đời sống nghề nghiệp và xã hội... đây là cơ hội thực hiện dịch vụ của tình liên đới, cách riêng đối với các người nghèo khổ.

 Trong giai đoạn của những mối quan hệ quốc tế, ÐTC nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của thiểu số công giáo tại Thổ, bởi vì chính phủ Ankara (thủ đô cộng hòa Thổ) đang chuẩn bị thắt chặt những giây liên kết với Châu Âu. ÐTC nói: Những chiếc cầu mới có thể được xây cất, bằng cách quên đi những thù dịch của quá khứ, những tâm tình và thành kiến có thể còn tồn tại. Các tôn giáo khác nhau, có thể và phải đem đến một góp công quyết định trong chiều hướng này.

 Ðề cập đến vần đề tự do tôn giáo, Ðức Gioan Phaolô II giải thích: Tự do tôn giáo không thể tách lìa khỏi tự do lương tâm và đây là một yếu tố thiết yếu của cuộc chung sống hòa bính trên bình diện địa phương. ÐTC nhấn mạnh: Mỗi quốc gia, mỗi chính phủ, được giúp đỡ bới người dân, được mời gọi canh phòng trong lãnh vực này, để bảo đảm và củng có các mối quan hệ nội bộ trong nước và để nói lên địa vị của mình trên trường quốc tế và để thắt chặt mối quan hệ với các quốc gia.

 Trong phần kết thúc bài diễn văn, ÐTC nói: Các Ðức Cha biết rõ: về phần mình Tòa Thánh hoạt động để các dân tộc được lại gần nhau, cộng tác với nhau và giúp đỡ nhau, để thiết lập hòa bình trên thế giới này.

 Trong diễn văn chào mừng và cảm ơn ÐTC, Ðức Cha Louis Pelatre, chủ tịch HÐGM Thổ, kính mời ÐTC trở lại viếng thăm nước các ngài. Ðức Cha nói: Ðây là điều sẽ giúp vào công ích và niềm an vui của mọi người, đồng thời cũng giúp vào việc phát triển cuộc đối thoại của chúng con với mọi người.

 Nên nhắc lại: Ðức Phaolo VI (1953-1978) đã viếng thăm Thổ nhĩ kỳ cuối tháng 7 năm 1967. Trong dịp này, ngài đã gặp lại Ðức Giáo chủ đại kết chính thống Athenagoras đệ nhất lần thứ hai. Lần thứ nhất tại Thánh Ðịa, tháng Giêng năm 1964.

 Ðức Gioan Phaolô đệ nhị cũng đã viếng thăm Thổ nhĩ kỳ tháng 11 năm 1979. Trong chuyến viếng thăm này ngài đã có dịp viếng thăm Thành phố Ephêsô, nơi triệu tập Công đồng chung tuyên bố tin điều Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa (năm 431) và là nơi theo truyền thống, Ðức Maria qua đời tại đây. Trong dịp này, ngài cũng tiếp xúc với đại diện Giáo hội chính thống.
 
 


Back to Radio Veritas Asia Home Page