Tin Tức và Thời Sự
hạ tuần tháng 4/1997

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Tường Thuật Chuyến Viếng Thăm Praha của ÐTC (25-27/04/97)

Tường Thuật về chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II tại PRAHA.

Tường Thuật Chuyến Viếng Thăm Praha của ÐTC (25-27/04/97)
Lúc đến PRAHA, chiều thứ sáu 25/4/97

Chương trình viếng thăm của ÐTC ngày hôm nay, thứ bảy 26/4, gồm có những điểm chính sau đây: Lúc 10 giờ sáng, giờ địa phương Praha, ÐTC dâng thánh lễ cho giới trẻ tại HRADEC KRALOVE, nơi sinh trưởng của thánh Adalberto, nằm cách thủ đô Praha 100 cây số về hướng đông. Ðây là thành phố lớn thứ hai của Cộng Hòa Tcheque. Người ta dự trù sẽ có khoảng 30 ngàn bạn trẻ tham dự, đến từ 9 giáo phận toàn quốc. Thêm vào đó còn có khoảng 15 ngàn tín hữu, và đặc biệt một số người lớn tuổi đã trải qua thời kỳ bị bách hại và chịu đau khổ vì đức tin. Ðức Giám Mục giáo phận, năm nay 77 tuổi, và đã trải qua 11 năm bị cầm tù và tra tấn vì Ðức Tin. Và buổi chiều , ÐTC đến chào thăm Tổng Thống Havel của Cộng Hòa Tcheque, và sau đó là gặp gỡ với những anh chị em bệnh nhân và cộng đoàn tu sĩ tại Nhà Thờ Thánh Margaret tại Tu viện Biển Ðức BREVNOV, do chính thánh Adalbertô thành lập. Tu viện nầy nằm gần bên Nhà Thờ Chính Tòa Thủ Ðô Praha. Tu viện Biển Ðức nầy đã trải qua những thăng trầm trong lịch sử của đất nước Tcheque, nhưng không bao giờ bị đóng cửa, cho đến năm 1950, khi đảng cộng sản lên nắm quyền tại đây, thì tu viện bị tịch thu và biến thành nơi lưu trử Văn Khố của Nhà Nước. Và Năm 1990, tu viện bắt đầu sinh hoạt trở lại.

Nhưng chúng tôi chỉ có thể tường thuật về các biến cố của ngày hôm nay thứ bảy, trong chương trình phát thanh ngày mai Chúa Nhật mà thôi. Trong phần tường thuật của chương trình phát thanh nầy, chúng tôi xin kể lại những biến cố của chiều hôm qua, thứ sáu 25/4, gồm có cuộc tiếp đón tại Phi Trường Praha và sau đó là cuộc gặp gỡ của ÐTC với các Giám Mục Tcheque, tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Praha.

Theo nhận xét của Cha Dominik làm việc cho đài phát thanh Vatican và đã có mặt tại thủ đô Praha trước ngày ÐTC đến thăm, thì bầu khí tiếp đón ÐTC tại thủ đô Praha, xem ra không có phần nồng nhiệt cho lắm. Một cuộc thăm dò hồi tháng 2 năm nay cho thấy là 37 % người dân Tcheque còn tìn ở Thiên Chúa. Tuy nhiên, chỉ còn một phần nhỏ trong số những người tin Chúa nầy còn thực hành việc đạo. Nơi giới trẻ tuổi từ 18 đến 29, thì số phần trăm tin Chúa giảm xuống chỉ còn 28 phần trăm mà thôi. Như thế, theo bản thống kê trên, thì cộng hòa Tcheque hiện nay đứng vào hàng thứ hai trong số những quốc gia bị trần tục hóa nhất ở Âu Châu. Bản thống kê cũng cho biết rằng nhiều người trẻ chạy theo những giáo phái mới. Những giáo phái mới nầy không đòi hỏi cố gắng trí thức và cũng không đòi hỏi sống theo một nền luân lý nghiêm chỉnh, như trong đạo công giáo. Hơn nữa sau những năm dài sống qua kinh nghiệm bị kiểm soát chặt chẽ trong chế độ cộng sản, dân chúng Tcheque ngày nay có thái độ không thích những gì có cơ cấu tổ chức theo kỷ luật chặt chẽ. Và do đó, cũng không thích giáo hội công giáo, có cơ cấu tở chức chặt chẽ.

Trở lại giây phút tiếp đón ÐTC tại Phi Trường thủ đô Praha.

ÐTC đã rời Roma lúc 4 giờ chiều giờ địa phương Italia, và đã đến Phi Trường quốc tế thủ đô Praha lúc 6 giờ chiều giờ địa phương Praha. Ra đón ÐTC tại phi trường, đứng đầu chính phủ là Tổng Thống Havel, và phía giáo hội công giáo do ÐHY Miroslav VKL hướng dẩn. 15 phút trước khi máy bay ÐTC đáp xuống phi trường, thì chuông các nhà thờ trên toàn quốc đã đỗ lên mừng ÐTC đến thăm. Trong diển văn chào mừng ÐTC, Tổng thống Havel nhắc đến những thách thức mới mà Cộng Hòa Tcheque đang phải đương đầu, trong thời hậu cộng sản. Ông nói như sau:

Ngày hôm nay, chúng tôi có may mắn sống trong một đất nước trong đó, không như tại vài nơi khác của đại lục Âu Châu chúng ta, sự dữ không mặc lấy hình thức bạo tợn và bi thảm. Nhưng có những hăm dọa khác, tinh vi hơn, và có thể là nguy hiễm hơn, đối diện với nền văn minh của chúng ta. Cùng chung với nhau, và một cách khác biệt với nhau, chúng ta phải đương đầu với những nguy hiểm nầy, và cho tới nay, chúng ta chưa chứng tỏ cho thấy là mình có đủ khả năng để làm việc nầy."

Trong bài diển văn đáp lại những lời chào chúc của tổng thống Havel, ÐTC trước hết đã nhắc đến đức cố Hồng Y FRANTISEK TOMASEK, người đã có công trong công cuộc canh tân tinh thần thiêng liêng của người dân cũng như của đất nước, qua việc đề ra chiến dịch 10 năm canh tân thiêng liêng, để chuẩn bị cho lễ mừng 1000 năm cuộc tử đạo của thánh Adalbertô. Rồi sau khi nói lời chào mừng Tổng Thống, các viên chức chính phủ có mặt, và chào mừng ÐHY TGM Praha, tất cả các giám mục, linh mục, tu sĩ và tất cả anh chị em tín hữu đến chào đón ngài tại Phi Trường, ÐTC nhắc đến lý do chính khiến ngài đến thăm cộng hòa Tcheque, như sau:

Nguyên do dẫn đưa tôi đến viếng thăm anh chị em lần nữa gồm có hai khía cạnh sau đây: chúng tôi muốn cử hành vào ngày Chúa Nhật lễ trọng kính thánh Adalbertô, và nhân dịp nầy, suy niệm về sứ điệp phát sinh từ 10 năm canh tân thiêng liêng. Một Ngàn Năm Tử Ðạo và 10 Năm canh tân thiêng liêng. Chính để cùng sống với anh chị em hai thời điểm quan trọng nầy của sinh hoạt lịch sử và thiêng liêng của quê hương anh chị em mà tôi trở lại viếng thăm lần nữa. Và tôi càng muốn trở lại lần nữa, bởi vì năm 1997 nầy là năm thứ nhất trong tam niên chuẩn bị liền ngay cho Ðại Năm Thánh 2000.

ÐTC cũng ca ngợi thánh Adalbertô, người Tcheque đầu tiên trên ngai tòa giám mục Praha. Cùng với các vị thánh quan thầy của Âu Châu, như thánh Biển Ðức, Thánh Cirillo và Metodio, thánh Adalbertô thuộc về nhóm những vị thánh đã sáng lập nền văn hóa Kitô tại Âu Châu, và một cách đặc biệt tại Vùng Trung Âu Châu. ÐTC mong ước cuộc lễ kỷ niệm 1000 năm cuộc tử đạo của thánh Adalbertô là một bước tiến thêm trong sự trưởng thành thiêng liêng và luân lý của tất cả mọi người con của đất nước được chúc phúc nầy.

Sau lễ nghi đón tiếp chính thức tại Phi Trường, ÐTC về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, nằm ở trung tâm thành phố Praha, để gặp gỡ các giám mục Tcheque. Trong suốt thời gian viếng thăm, tòa sứ thần tòa thánh tại Praha là nơi ÐTC dừng chân qua đêm. Trong cuộc gặp gỡ với các giám mục, ÐTC đã nhắc lại mẩu gương giám mục của Thánh Adalbertô, vừa hoạt động vừa cầu nguyện. Thánh nhân là con người tài trí, nhưng khiêm tốn chu toàn trách vụ chủ chăn. Những thách thức mà thánh Adalbertô đã gặp phải trong thời ngài, thì ngày nay các giám mục Tcheque cũng đang phải đương đầu. ÐTC nhắc đến những thách thức quan trọng sau đâu: tinh thần lảnh đạm tôn giáo, tinh thần hưởng thụ vật chất. ÐTC kêu gọi các giám mục Tcheque hãy chú tâm đến mục vụ gia đình, trợ giúp cho các trẻ nhỏ, các người trẻ gặp khủng hoảng, cỗ võ ơn kêu gọi. Ðặc biệt, ÐTC nhắc ác giám mục hãy yêu thương chăm sóc cho những linh mục cộng tác viên của các ngài. Về những tương quan giữa giáo hội và nhà nước, ÐTC nhắc đến những vấn đề quan trọng chưa giải quyết xong, như vấn đề trả lại tài sản của Giáo Hội đã bị tịch thu, vấn đề giảng dạy giáo lý trong các trường công. Về việc trả lại tài sản của giáo hội đã bị tịch thu, ÐTC lưu ý rằng Giáo Hội không đòi hỏi phải trả lại tất cả, nhưng phải trả lại những gì Giáo Hội cần để chu toàn sứ mạng của mình. ÐTC nói như sau: Giáo Hội có quyền sống tự lập, và nếu Giáo Hội lên tiếng đòi lại những tài sản đã bị tịch thu, thì Giáo Hội làm thế bởi vì nhờ những tài sản đó, Giáo Hội có thể đáp lại những đòi hỏi không thể nhượng được của sứ mạng riêng biệt của mình. Như đã được lặp lại nhiều lần, ngay từ lúc được sinh hoạt tự do trong đất nước nầy, Giáo Hội không yêu cầu một sự trả lại hoàn toàn tất cả những gì đã bị tịch thu, nhưng yêu cầu trả lại tất cả những gì Giáo Hội cần để hoạt động, nhằm phục vụ lợi ích của tín hữu và của xã hội dân sự." Trong chiều hướng nầy, ÐTC đã yêu cầu các giám mục, qua trung gian HÐGM, hãy soạn ra một danh sách những gì muốn có lại, và những gì có thể cho đi, để có một căn bản vững chắc cho những thương thuyết với chính quyền về vấn đề trả lại tài sản của Giáo Hội. Cuộc gặp gỡ với các giám mục Tcheque là biến cố quan trọng đầu tiên của buổi chiều thứ sáu 25/4, khi ÐTC đặt chân lên cộng hòa Tcheque. Ngày mai ,chúa nhật, chúng tôi sẽ kể tiếp về những biến cố của ngày viếng thăm hôm nay, thứ bảy 26/4.

Tường Thuật Chuyến Viếng Thăm Praha của ÐTC (25-27/04/97)
Trong ngày thứ Bảy 26/04/97)

Trong chương trình tường thuật nầy, chúng tôi xin kể lại những biến cố của ngày viếng thăm hôm qua, thứ bảy 26/4. Có ba biến cố quan trọng đáng chú ý, trước hết là thánh lễ dành cho giới trẻ tại thành phố HRADEC KRALOVE, nằm cách thủ đô Praha 100 cây số về hướng đông. Ðây là thành phố của các Vương Gia, lớn hàng thứ hai của Cộng Hòa Tcheque. Và cũng là thủ phủ của Giáo phận mang cùng tên. Quê hương sinh trưởng của thánh Adalbertô, là làng LIBICE, nằm trong giáo phận nầy. Buổi chiều thứ bảy, ÐTC trở về lại thủ đô Praha, đến gặp xã giao tổng thống Havel và buổi tối thì gặp những anh chị em đau yếu và các cộng đoàn tu sĩ tại Nhà Thờ của Tu Viện Biển Ðức BREVNOV, do chính thánh Adalbertô thành lập.

Như đã nói trên, biến cố quan trọng của sáng ngày hôm qua ,thứ bảy 26/4, là thánh lễ dành cho giới trẻ toàn quốc, đến từ 9 giáo phận của cộng hòa Tcheque. Ðịa điểm cử hành thánh lễ không phải tại thủ đô Praha, nhưng tại thành phố HRADEC KRALOVE, thành phố của các Vương Gia thời Trung Cổ, nằm cách thủ đô Praha 100 cây số về hướng đông. Từ 8 giờ sáng, ÐTC đã rời tòa sứ thần Tòa Thánh tại thủ đô Praha, để lấy trực thăng đi đến đia- điểm cử hành thánh lễ, được dựng lên tại quảng trường trước mặt tiền Nhà Thờ Chính Tòa của giáo phận mang cùng tên của Thành Phố HRADEC KRALOVE. Dân số trong toàn giáo phận là 1,220,000 người, nhưng người công giáo chỉ có 470,000, tức 39 phần trăm dân số. Trong giáo phận, hiện có 160 linh mục triều và 65 linh mục dòng làm việc, cùng với 12 thầy sáu vĩnh viển, 12 nam tu sĩ và 372 nữ tu. Giáo phận hiện có 30 đại chủng sinh. Ðứng đầu giáo phận là Ðức Cha KAREL Otcenasek, 77 tuổi. Ngài đã chịu chức giám mục vào năm 1950, trong thời cấm kín của chế độ cộng sản trước đây. Bị khám phá, ngài bị bắt tù 11 năm, rồi phải trải qua 3 năm làm việc như một người thợ tại trung tâm sản xuất sửa. Ðến năm 1968 ngài mới được thi hành chức vụ mục vụ, nhưng như linh mục mà thôi, chớ không được thi hành các vụ giám mục. Cộng đoàn dân chúng tại thành phố HRADEC KRALOVE đã đón tiếp ÐTC cách nồng nhiệt. Thánh lễ đã được bắt đầu lúc 10 giờ sáng. Ðôi lúc ÐTC trông có vẽ hơi mệt. Nói là thánh lễ dành cho giới trẻ, nhưng không phải chỉ có giới trẻ mà thôi, mà còn có những người lớn, nhất là những người già cả đã từng trải qua cuộc bách hại vì đức tin trước đây.

Bài phúc âm được chọn cho thánh lễ là đoạn trích từ Phúc Âm Gioan 20,19-23: kể lại biến cố Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh hiện ra cho các tông đồ, trao ban cho các ngài Chúa Thánh Thần, và quyền hành tha tội, để tiếp tục sứ mạng của Chúa trong thời gian. Bài giảng của ÐTC là một giải thích cho các bạn trẻ về ý nghĩa của biến cố nầy trong đời sống của họ. Sau khi đã chào chúc các thành phần khác nhau tham dự thánh lễ, ÐTC đã ngỏ lời đặc biệt với các bạn trẻ như sau:

Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con ( Gn 20,21). Thánh Adalberto đã cảm thấy những lời trên như là những lời được ngỏ cho chính mình. Nguời Bohêmia đầu tiên làm giám mục Praha, vào cuối ngàn năm thứ nhất, thánh nhân đã thừa hưởng những truyền thống thánh thiện của những vị tử đạo, đã sống vào thời trước ngài. Ðồng thời thánh Adalbertô cũng đã nhìn đến tương lai: với sự nâng đở của đức tin mạnh mẽ vào Chúa Kitô, ngài đã cố gắng hết sức để làm cho giáo phận Praha và quê hương của ngài được phục hưng thiêng liêng. Ngài đã chiến đấu cho sự thật. Ngài đã không để cho tinh thần trần tục làm cho sự thật bị chết đi. Ngài đã chết cho lý tưởng nầy, nhất quyết không lùi bước trước bất cứ áp lực nào của xã hội thời đại ngài. Hởi các bạn trẻ nam nữ, trước thềm ngàn năm thứ ba, mà chúng con sẽ là những kẻ đầu tiên sinh sống và hoạt động trong đó, thánh Adalberto là một chứng nhân kiên cường của đức tin nêu gương cho chúng con. Nhìn về ngài, chúng con có thể gặp được sự gợi hứng và ánh sáng, để tiếp nhận một cách can đảm những thách thức của thời hiện tại. Ngài sẽ dạy chúng con sống cởi mở đối với kẻ khác, trong sự hiến thân quảng đại. Chúng con có một khát vọng to lớn sống tự do và sống trọn vẹn cuộc sống mình. Tất cả những điều nầy không thể nào được đạt đến bằng sự mưu tìm ích kỷ những lợi lộc cho chính mình, nhưng chỉ trong thái độ cởi mở của tình yêu thương. Ơn gọi sống yêu thương là ơn gọi căn bản của chúng con. Chúa Giêsu mời gọi chúng con tiến theo con đường nầy: chúng con hãy đáp trả ngài bằng thái độ xin vâng, như thánh Adalbertô đã làm. Nhờ vượt qua những ích kỷ muốn bóp nghẹt cuộc sống chúng con, với sức mạnh của tình yêu thương đối với Chúa Kitô, chúng con sẽ là những kẻ xây dựng một âu châu mới và một thế giới tương lai. Lạy Chúa, xin hãy sai Chúa Thánh Thần xuống và canh tân bộ mặt trái đất. Từ cộng đoàn Kitô đầu tiên họp nhau trong Nhà Tiệc Ly, chúng ta đã lảnh nhận lời cầu nguyện trên được gợi hứng từ thánh vịnh, và ngày hôm nay cha vui mừng lặp lại cho chúng con, những người trẻ, trước thềm ngàn năm thứ ba. Chúng con đang sống trong một hoàn cảnh, mà dưới vài khía cạnh nào đó, là hoàn cảnh giống như thời của những người Kitô đầu tiên. Thế giới quanh họ đã không biết gì đến tin mừng. Nhưng họ đã không nản lòng. Sau khi lảnh nhận Chúa Thánh Thần, những người Kitô đầu tiên đó đã vây quanh các tông đồ, sống yêu thương nhau trong tình huynh đệ. Họ biết rõ mình là men mới, mà thế giới Rôma đang xuống dốc lúc đó cần đến. Như thế, nhờ hiệp nhất với nhau trong tình yêu thương, họ đã vượt qua được mọi chống đối. Chúng con hãy sống như những người Kitô đầu tiên nầy. Chúng con là Giáo Hội, để mang đến cho thế giới ngày nay lời loan báo vui tươi về Tin Mừng. Thánh Adalbertô đã là một người phục vụ hăng say của Giáo Hội. Chúng con cũng hãy sống giống như vậy. Giáo Hội cần đến chúng con. Sau bốn mươi năm phải chịu những tấn công, giáo hội đang sống động giữa chúng con, mặc dù với biết bao khó khăn. Giáo Hội kỳ vọng vào những nghị lực mới mẽ của chúng con, kỳ vọng vào sự đóng góp của trí thông minh và lòng hăng say của chúng con. Chúng con hãy tin tưởng vào giáo hội, như giáo hội tin tưởng vào chúng con. Chúng con hãy cầu xin Chúa Thánh Thần, để Ngài hiện diện trong đời sống chúng con. Chúng ta hãy trở về lại Nhà Tiệc Ly. Chúa Giêsu đã thổi hơi trên các tông đồ và nói: Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Chúng con tha tội cho ai, thì người đó được tha. Chúng con cầm tội ai, thì tội người đó bị cầm buộc (Gn 20,21-23). Hởi chúng con, những người trẻ nam nữ, cha ước mong những lời nầy đặc biệt ở lại trong chúng con, trong trí hiểu và trong tâm hồn chúng con. Chúa Thánh Thần đã được trao ban như là nguồn mạch của sức mạnh để chiến thắng tội lỗi. Chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Trong bí tích hòa giải, Chúa Kitô ban cho chúng ta hồng ân cao cả. Nếu chúng ta biết sống hồng ân đó một cách trung thành, thì nó trở thành một nguồn mạch không bao giờ cạn ban cho ta sự sống mới. Chúng con đừng quên điều đó. Chúng con hãy biết vui mừng đến múc lấy ân sũng nơi nguồn mạch nầy, đến lảnh nhận sự chửa lành, niềm vui, hòa bình, để tham dự vào chính sự sống của Chúa Kitô, Ðấng là sự sống của Thiên Chúa Cha được trao ban trong Chúa Thánh Thần. Hởi các bạn trẻ, cha trao phó cho chúng con trách vụ góp phần một cách quyết định vào công việc rao giảng phúc âm cho đất nước chúng con. Hãy mang Chúa Kitô vào trong ngàn năm thứ ba. Hãy tin tưởng vào Chúa. Chúng con đừng sợ. Sống với Chúa Kitô là một cuộc phiêu lưu kỳ diệu. Chỉ mình Chúa mới có thể trao ban ý nghĩa trọn đầy cho cuộc sống. Chỉ mình ngài là trung tâm của lịch sử. Hãy sống nhờ Ngài, cùng với Mẹ Maria, cùng với các vị thánh của đất nước chúng con."

Ðó là những lời kêu gọi hết sức chân thành của ÐTC cho các bạn trẻ tại Cộng Hòa Tcheque, trong thánh lễ sáng hôm qua, thứ bảy 26/4. Các bạn trẻ như bị thu hút bởi lời ÐTC nói với họ. Nhiều lần họ cất hát lên câu ngắn: Chúng con yêu mến ÐTC, ngắt quảng bài giảng của ÐTC. Nhưng ÐTC không tỏ ra bị phiền phức, trái lại, ngài mĩm cười và trao đổi vài câu nói tự phát vui miệng với các bạn trẻ , rồi mới tiếp tục bài giảng. Nhiều người đã đến từ Balan, từ cộng Hòa Slovak, từ Ðức, để tham dự thánh lễ. Mọi người như say mê những lời ÐTC nói và tham dự thánh lễ hết sức sốt sắng, mặc cho có trận mưa nhỏ lúc đó.

Sau thánh lễ, ÐTC đã trở về lại thủ đô Praha, cũng bằng trực thăng, vào lúc 2:30 chiều, và nghỉ ngơi tại tòa sứ thần tòa thánh. Ðến 5 giờ chiều, ÐTC dùng xe bọc kín chắn đạn, đi ngang qua khu phố cổ của thủ đô , để đến Lâu Ðài Praha, xưa kia là nơi cư ngụ của những hoàng đế, những nhà Vua, những nhà cai trị vùng đất nầy. Tòa Lâu Ðài nầy đã được xây cất vào năm 880. Và hiện nay là nơi cư ngụ chính thức của vị nguyên thủ quốc gia. ÐTC đến Lâu Ðài Praha, để chào thăm Tổng Thống Havel, gặp gở các nhân vật cấp cao trong chính phủ và ngoại giao đoàn cạnh cộng hòa Tcheque. Tổng thống Havel là người sinh trưởng tại Praha, ngày 5 tháng 10 năm 1936. Sau khi đã học xong trung học, Havel không thể nào ghi danh vào đại học , chỉ vì hồ sơ lý lịch gia đình thuộc giai cấp trưởng giả. Havel phải tìm việc làm và tự học. Ông là một trong những kẻ sáng lập và là phát ngôn viên của phong trào "Hiến Chương 77". Nhiều lần bị bắt, bị kết án tù, và bị cầm tù tổng cộng tất cả là 5 năm. Ông được bầu làm tổng thống đầu tiên của cộng hòa Tiệp Khắc, sau biến cố năm 1989. Khi cộng hòa Tiệp Khắc phân ra làm hai, cộng hòa Slovak, và cộng hòa Tcheque, Ông Havel , một văn sĩ có tài và vừa là một nhà phê bình văn học, được chọn làm tổng thống cộng hòa Tcheque, ngày 26 tháng giêng năm 1993. Ðây là lần thứ tư, Ông Havel gặp Ðức Gioan Phaolô II. Lần thứ nhất, là vào năm 1990, tại Praha; lần thứ hai vào năm 1993 tại Vatican; lần thứ ba tại Praha vào năm 1995, và lần nầy, lần thứ tư, cũng tại Praha.

Sau cuộc gặp gỡ với tổng thống Havel, chính phủ, và ngoại giao đoàn, ÐTC đến Tu Viện Biển Ðức BREVNOV, để gặp các anh chị em bệnh nhân, và các cộng đoàn tu sĩ. Tu viện Biển Ðức BREVNOV đã được chính thánh Adalberto thành lập vào năm 992, và tu viện nầy đã trở thành như là "Tu Viện Mẹ" của tất cả các tu viện Biển Ðức trong vùng Bohemia, Moravia và Slêsia, tức là trong trọn cả vùng Trung và Ðông Âu Châu. Cuộc gặp gỡ đã diển ra trong nhà thờ thánh Margeret của Tu Viện. Trong toàn cộng hòa Tcheque ngày nay, có 636 linh mục dòng, 365 nam tu sĩ, 2180 nữ tu, 346 thành viên tu hội đời. Trong bài diển văn đọc trong dịp nầy cho tất cả mọi người hiện diện, ÐTC nhắc đến công nghiệp của thánh Asdalbertô khi thành lập tu viện nầy. Dung mạo của thánh nhân, như là một tu sĩ Biển Ðức, một giám mục, một nhà truyền giáo, một vị tông đồ của vùng Ðông Âu, tiếp tục ảnh hưởng cả trong thời đại hôm nay, để trình bày cho tất cả một nếp sống trong sự trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội, và có thể đi đến mức độ làm chứng cuối cùng của việc tử đạo. Ngài chỉ có một lý tưởng sống duy nhất, được diển tả bằng câu tóm tắt của nguời ghi lại tiểu sử đời ngài, như sau: Tư tưởng duy nhất, ý định duy nhất là không ao ước điều gì khác, không đi tìm điều gì khác, hơn là Chúa Kitô. Lý tưởng sống nầy, theo lời ÐTC nói, vẩn còn có giá trị cho cả hai nếp sống Kitô: nếp sống hòa hợp với Chúa Kitô chịu đóng đinh qua đau khổ (tức nếp sống của những anh chị em đau yếu đang có mặt) và nếp sống của sự tận hiến đặc biệt cho Thiên Chúa và cho việc mở rộng Nước Chúa (tức nếp sống đời tận hiến). Sau những lời chào thăm mọi người hiện diện, ÐTC đã ngỏ lời cách riêng với những anh chị em đau yếu, gọi họ là "sức mạnh âm thầm góp phần hữu hiệu xây dựng giáo hội". Giáo Hội mang ơn những anh chị em bệnh tật, vì họ quảng đại vác lấy thập giá cùng với Chúa Giêsu, để mưu ích cho Giáo Hội. ÐTC đã yêu cầu những anh chị em bệnh tật dâng những hy sinh đau khổ, để cầu nguyện cho những ý chỉ của ngài, cho giáo hội phổ quát, trong thời gian chuẩn bị Ðại Năm Thánh 2000. ÐTC đã nói như sau:

Anh chị em hãy dâng những đau khổ của anh chị em để cầu nguyện cho những nhu cầu của công việc tái rao giảng tin mừng, cho giáo hội truyền giáo trong đó Chúa còn khơi dậy cả trong ngày nay những vị tử đạo mới; anh chị em hãy dâng những đau khổ để cầu nguyện cho những kẻ sống xa đức tin, cho những ai đã mất đức tin. Tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện cho công việc mà Giáo Hội thực hiện tại đất nước anh chị em, cầu nguyện cho các giám mục, linh mục, cho các ơn gọi được gia tăng, cho công cuộc đại kết.

ÐTC cũng đã không quên kêu gọi những ai có trách nhiệm trong xã hội hãy chú ý chăm sóc cho những người đau khổ bệnh tật, hãy thực hiện những chương trình liên đới nâng đỡ những anh chị em nầy. ÐTC cầu mong sao cho sự kính trọng đối với sự sống con người, ngay từ lúc khởi đầu cho đến lúc chết tự nhiên, sao cho sự kính trọng đó trở thành kho tàng to lớn của nền văn minh tại đất nước ngài đang viếng thăm.

Với những anh chị em sống đời tận hiến, ÐTC kêu gọi hãy noi gương thánh Adalbertô sống kết hợp đời tông đồ với việc chiêm niệm. ÐTC nhắc lại những năm đen tối trước đây, khi mà các tín hữu và nhất là những người sống đời tận hiến bị bắt buộc phải im hơi lặng tiếng. Trong những lúc đó, các tu sĩ nam nữ đã nêu gương sống trung thành với Giáo Hội, dù phải chịu đau khổ, chịu nhục nhả, bị nhốt trong những trại tập trung, bị bỏ tù, bị bắt buộc lao động nơi các hầm mỏ.ÐTC cảm phục trước những mẩu gương sống anh hùng đời Kitô trong thời gian khó khăn đó. Trong giai đoạn mới hiện nay, ÐTC khuyến khích các tu sĩ nam nữ tại cộng hòa Tcheque như sau:

Như là những chứng nhân và tiên tri cho sự siêu việt của đời sống con người, anh chị em hãy để cho Lời Chúa thôi thúc hướng dẩn, vừa sống theo Chúa Kitô cho đến tận cùng, và cố gắng hết sức mình để đạt đến sự trọn lành của tình bác ái: hãy sống thánh thiện; đó là tổng hợp của mọi chương trình sống đời tận hiến, trong viển tượng canh tân trước thềm ngàn năm thứ ba. Anh chị em đừng quên rằng, anh chị em, những con người nam nữ đã tận hiến cho Thiên Chúa, anh chị em có một lịch sử cao cả cần được xây lên. Ðây là lịch sử của sự trung thành mới đối với Chúa Kitô và anh chị em. Anh chị em phải viết ra lịch sử nầy trong một thế giới có nhiều vấn đề cụ thể và khẩn thiết, đang cần đến sự đóng góp quảng đại của anh chị em.

ÐTC lưu ý một điểm quan trọng cho đời hoạt động của các tu sĩ nam nữ tại Cộng Hòa Tcheque, như sau:

Trong khi hoạt động, anh chị em hãy luôn sống trong sự hiệp thông với những chỉ dẩn của thẩm quyền giáo hội. Không có giáo hội, đồi tận hiến trở thành điều không thể hiểu được. Giáo hội cần đến anh chị em. Giáo hội biểu lộ sự phong phú của mình qua anh chị em. Anh chị em đừng đi tìm điều gì khác ngoài Chúa Kitô. Ðó cũng là lý tưởng sống của thánh Adalbertô.

Cuộc gặp gỡ với anh chị em bệnh nhân và các tu sĩ nam nữ kết thúc ngày viếng thăm của ÐTC hôm qua, thứ bảy 26/4.

Tường Thuật Chuyến Viếng Thăm Praha của ÐTC (25-27/04/97)
Ngày cuối cùng, Chúa Nhật 27/4/97

ÐTC GP II đã thực hiện ba ngày viếng thăm của Ngài tại cộng hòa Tcheque, tại hai địa điểm là thủ đô Praha, và thành phố Hradec Kralove. Hai địa điểm nầy có liên hệ đặc biệt với thánh Adalbertô, mà chuyến viếng thăm vừa kết thúc của ÐTC là để mừng kỷ niệm 1000 năm cuộc tử đạo của Ngài. Praha là tòa Giáo Mục của ngài, vì thánh Adalberto là người Bohemia đầu tiên được bổ nhiệm làm giám mục của Praha. Thành Phố Hradec Kralove là thủ phủ của giáo phận mang cùng tên, và trong giáo phận nầy, có làng LIBICE, là quê hương sinh trưởng của thánh Adalbertô.

Trong ngày viếng thăm Chúa Nhật hôm qua 27/4, có ba biến cố chính, trước hết là thánh lễ sáng Chúa Nhật, tại quảng trường Letna của thủ đô Praha. Ðây là cao điểm của chuyến viếng thăm. Hơn 130 ngàn tín hữu đã tham dự thánh lễ nầy. Các quan sát viên nhắc lại rằng số người 130 ngàn tham dự thánh lễ của ÐTC vào sáng Chúa Nhật vừa qua, đã vượt hơn con số những kẻ đến xem tài tử quốc tế Michel Jackson trình diển hồi năm ngoái, cũng tại địa điểm nầy. Biến cố thứ hai là buổi cầu nguyện đại kết vào buổi chiều Chúa Nhật với các anh chị em Kitô, tại Nhà Thờ Chính Tòa Thủ Ðô Praha. Và cuối cùng là biến cố từ giả tại Phi trường quốc tế , kết thúc những ngày viếng thăm tại Cộng Hòa Tcheque.

Trở lại biến cố thứ nhất và cũng là quan rọng nhất của sáng Chúa Nhật hôm qua: thánh lễ cho dân chúng tại quảng trường LETNA. Ðây là thánh lễ mừng kỷ niệm 1000 năm tử đạo của Thánh Adalbertô, và cũng là thánh lễ kết thúc chiến dịch 10 năm canh tân thiêng liêng, mà Ðức Cố Hồng Y Tomasek, đã đề ra cho toàn giáo hội tại Cộng Hòa Tcheque, để chuẩn bị trước cho biến cố kỷ niệm 1000 năm tử đạo của thánh Adalbertô. Chến dịch 10 năm canh tân thiêng liêng đã được khai mạc ngày 15 tháng 8 năm 1987, để rồi 10 năm sau, 1997, được kết thúc đúng vào năm kỷ niệm cuộc tử đạo của thánh Adalbertô, 1997. Ðịa điểm cử hành thánh lễ nầy rộng có thể chứa đến 700 ngàn người, và là nơi có ý nghĩa lịch sử, bởi vì trong thời còn dưới ảnh hưởng của Liên Xô củ, thì đây là nơi có những cuộc diển binh trong các dịp lễ lớn. Và đây cũng là nơi đã bắt đầu những cuộc biểu tình của dân chúng mất tin tưởng vào một chế độ, và những cuộc biểu tình đó đã dẩn đến biến cố năm 1989, đưa đất nước Tiệp Khắc vào giai đoạn mới hiện nay. Tham dự thánh lễ nầy, dĩ nhiên có tổng thống Havel và các nhân vật cao cấp trong chính phủ, ngoại giao đoàn bên cạnh cộng hòa Tcheque. Từ phía các vị chức sắc trong giáo hội công giáo, người ta ghi nhận có 8 vị hồng y, 58 giám mục và 900 linh mục cùng đồng tế thánh lễ với ÐTC. Dung mạo, hoạt động và tinh thần đạo đức của thánh Adalberto, đã được ÐTC nhắc đến trong bài giảng thánh lễ. ÐTC đã gọi thánh Adalberto là vị tông đồ của Phúc Âm tại Trung Tâm Âu Châu, và là người chứng của Chúa Kitô cho đến hy sinh mạng sống mình. Ngài là vị chủ chăn nhiệt thành mà Thiên Chúa quan phòng đã đặt vào khởi đầu của lịch sử các quốc gia Slavô của miền Trung Âu Châu, của những người Tcheque, Balan, Slovak, và cả của dân tộc Hungari nữa. Thánh Adalbertô, người đầy tớ của Chúa Kitô, đã chịu khổ cực để rao giảng mầu nhiệm Chúa Kitô cho các dân tộc miền trung Âu . Nhìn về cuộc sống và hoạt động của Thánh Adalbertô, ÐTC rút ra bài học sau đây cho Giáo Hội công giáo tại Cộng Hòa Tcheque ngày nay. ÐTC nói:

"Thánh Adalberto là một người chứng mà Thiên Chúa đã trao ban cho cộng đoàn Kitô thời xưa cũng như thời nay. Ngài là dấu chỉ cho sự hòa hợp và cộng tác cần phải có giữa Giáo Hội và Xã Hội. Ngài là dấu chỉ cho mối dây liên kết hiện có giữa các quốc gia Tcheque và Balan. Tôi vui mừng nói lên điều nầy,bởi vì khoảng một tháng nữa, tôi sẽ trở về thăm những người đồng huơng Balan của tôi, để cùng cử hành chung với họ lễ kỷ niệm 1000 tử đạo của thánh Adalberto của anh chị em. Nhờ Ngài mà đạo công giáo được phát triển tại Balan. Thánh Adalberto còn là vị thánh cho những người Kitô ngày nay: ngài mời gọi họ đừng sống đóng kín chỉ giữ lại cho mình kho tàng những sự thật đã lảnh nhận, đừng đóng kín trong một thái độ tự vệ khô khan trước thế giới. Ngược lại, Ngài yêu cầu họ hãy mở rộng trước xã hội hiện nay, trong việc đi tìm tất cả những gì là tốt đẹp và có giá trị , để rồi nâng cao chúng lên, nếu cần, thanh luyện chúng theo ánh sáng của Phúc âm. Phúc âm của Chúa là dành cho tất cả mọi người, bởi vì tất cả đã được cứu chuộc bằng cuộc khổ nạn, chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Tất cả, phải tất cả những dân tộc mà cách đây 1000 năm thánh Adalberto đã được ai đến như là nguời chứng của Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Một ngàn năm sau, tức ngày hôm nay, khi chúng ta nhớ lại cuộc tử đạo và trọn cả cuộc đời sống tinh thần phúc âm của Ngài, chúng ta cùng với toàn thể cộng đoàn Kitô mà hát lên lời chúc tụng Thiên Chúa: Te deum laudamus. Lạy Chúa chúc con chúc tụng Chúa, chúng con tuyên xưng Chúa là Chúa. Toàn thể các thánh tử đạo chúc tụng Chúa.

Ðó là nội dung sứ điệp ÐTC muốn trao gởi cho giáo hội công giáo tại Cộng Hòa Tcheque, nhân dịp lễ mừng kỷ niệm 1000 tử đạo của thánh Adalbertô. Trước khi đến dâng thánh lễ, ÐTC đã tiếp riêng ông Vaclav Klaus, Thủ Tướng cộng hòa Tcheque, tại tòa sứ thần tòa thánh, lúc 8 giờ sáng Chúa Nhật. Theo nguồn tin của AFP, thì ÐTC và Thủ Tướng Tcheque đã không bàn gì về vấn đề còn vướng mắc hiện nay, là vấn đề trả lại những tài sản của Giáo Hội mà chính quyền cộng sản trước đã tịch thu, mặc dù trước đó, khi vừa đặc chân lên đất nước Tcheque hôm chiều thứ sáu vừa qua, và trong dịp gặp các giám mục Tcheque, ÐTC đã nhắc ngay đến vấn đề nầy, là Giáo Hội Công Giáo cần nhà nước trả lại những tài sản cần thiết cho việc chu toàn sứ mạng của mình trong xã hội.

Thánh lễ sáng Chúa Nhật hôm qua kết thúc với việc đọc kinh Lạy Nử Vương Thiên Ðàng chung với mọi người. Trước khi bắt đầu kinh, ÐTC đã một lần nữa nhắc đến sứ điệp mà thánh Adalbertô để lại cho mọi thành phần Giáo Hội Tcheque ngày nay. ÐTC nói :"Với sức mạnh lôi kéo của mẩu gương ngài, thánh Adalbertô đề nghị cho các giám mục, linh mục, nhữngngười tận hiến, những người trẻ, lý tưởng của một đời sống quảng đại hiến dâng cho Chúa và cho anh chị em. Ngài khuyến khích tất cả hãy sống theo những mệnh lệnh của lương tâm ngay thẳng, để mở rộng tâm hồn đón nhận những giá trị công bằng, tình huynh đệ, tình yêu thương và hòa bình. Ngoài ra, ngài còn mời gọi mọi người con của đất nước nầy hãy cỗ võ cho sự hiệp nhất trong những khác biệt, hãy cỗ võ nền văn hóa, và xử dụng mọi nghị lực của tâm hồn trong việc đi tìm thực hiện công ích. Cách đây 7 năm, tức vào năm 1990—trong chuyến viếng thăm lần I tại đây—chính tại nơi nầy, tôi đã nói với anh chị em và hôm nay tôi xin lặp lại những lời đó rằng: Lịch sử Kitô của anh chị em không chấm dứt. Các vị thánh của anh chị em không im hơi lặng tiếng. Các ngài còn sống. Ước chi các ngài là những kẻ bảo đảm cho quá khứ và tương lai của anh chị em.

Ðó là những lời làm rung động bao người đang lắng nghe Ngài. Sau những giờ nghỉ trưa tại Tòa Sứ Thần, lúc 4:30 chiều Chúa nhật hôm qua, ÐTC đến nhà thờ chính tòa thủ đô Praha, tham dự cuộc gặp gỡ đại kết với những anh chị em Kitô. Nhà Thờ Chính Tòa nầy thường được gọi là Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Vitus, được khởi công xây cất vào năm 1334, tức cuối thế kỷ 14, và mãi cho đến năm 1929, đầu thế kỷ 20, mới được hoàn thành. Bên trong nhà thờ chính tòa nầy, người ta còn cất giữ hài cốt của ba vị thánh, là thánh Vitus, thánh Adalberto và thánh Vinceslaô. Ngoài ra còn có ngôi mộ của thánh Gioan Nepumoceno và của ÐHY Tomasek. Nhà thờ nầy rộng có thể chứa được 7000 người. Cuộc gặp gỡ đại kết nầy là dấu hiệu cho thấy đã có những bứơc tiến khả quan trong tương quan đại kết giữa các giáo hội Kitô. Trong chuyến viếng thăm Praha năm 1995, vị lảnh đạo cộng đoàn Kitô, Mục Sư Smetana, chủ tịch Hội Ðồng Các Giáo Hội Kitô tại Tcheque, đã không đến gặp ÐTC Gioan Phaolô II, để phản đối việc ÐTC phong thánh cho linh mục Jan SARKANDER, chịu tử đạo trong thời chiến tranh 30 năm giữa công giáo và tin lành, thế kỷ thứ 17. Sự hiện diện của Tổng thống Havel và thủ tướng Klaus, làm cho buổi gặp gỡ đại kết thêm tầm quan trọng. Ngỏ lời trong dịp nầy, ÐTC trích lại câu kinh thánh nơi thơ 3 thánh Gioan, câu 8, để kêu gọi sự cộng tác đại kết: "Chúng ta phải cộng tác vào việc phổ biến sự thật" ( 3 Gn 8). Những lỗi lầm gây chia rẽ giữa những người Kitô trong quá khứ tại Âu Châu nầy, không thể nào không đánh động lương tâm chúng ta. ÐTC còn nói thêm như sau:

Việc đi tìm sự thật làm cho chúng ta cảm thấy mình là những tội nhân. Chúng ta đã chia rẽ với nhau vì những lý do hiểu lầm nhau, vì nghi ngờ nhau, nếu không muốn nói là thù nghịch nhau. Chúng ta đã đi xa tinh thần của Chúa Kitô. Ngàn năm thứ ba sắp đến đòi hỏi mọi người kitô hãy sẵn sàng chu toàn dưới ánh sáng của chúa Thánh Thần một cuộc xét mình, kiểm diểm lương tâm mình, vừa lắng nghe lại bài diển văn giả từ của Chúa Kitô tại bửa tiệc ly. Chúng ta không thể nào không cảm thấy sự khẩn thiết tất cả chúng ta phải đạt đến việc khiêm tốn nhìn nhận sự thật duy nhất.

ÐTC nhắc lại rằng Nhà Thờ Chính Tòa Praha là biểu tượng cho sự hiệp nhất Kitô. Hai thánh Vinceslalo và Adalbertô là những vị thánh của cộng đoàn Kitô lúc chưa chia rẽ nhau. ÐTC kêu gọi mọi người hãy cố gắng xích lại gần nhau và đối thoại, để chửa lành những vết thương của quá khứ. Trong viển tượng nầy, ÐTC đã nhắc đến trường hợp của linh mục Jan HUS, và cho biết là thẩm quyền Giáo Hội Công Giáo, qua Hội Ðồng Giáo Hội đặc trách hiệp nhất Kitô, đã có những sáng kiến đại kết ,để xét lại vai trò của vị linh mục cải cách Jan Hus. ÐTC gọi cuộc gặp gỡ đại kết nầy là "giờ của tình bác ái", và quả quyết rằng:

Thật vậy, chính trong tình bác ái, mà tất cả chúng ta có thể cùng nhau xin Chúa tha thứ, và gặp được sức can đảm để tha thứ cho nhau, vì những bất công và những xúc phạm lẩn nhau trong quá khứ, dù chúng có to lớn đến đâu đi nữa. Cần phải dẹp xuống những hàng rào của sự nghi ngờ và không tin tưởng lẩn nhau, để xây dựng nền văn minh mới của tình thương yêu. Nền văn minh nầy sẽ sinh ra từ sự dấn thân chân thành của chúng ta để cộng tác với nhau trong việc phổ biến sự thật, niềm hy vọng và tình yêu thương.

Cuối cùng, ÐTC nói lên ý muớn của ngài là lặp lại một lần nữa trong dịp gặp gỡ nầy những lời xin lỗi mà ngài đã nói lên tại Olomuouc, năm 1995, trong chuyến viếng thăm cộnghòa Tcheque lần thứ hai. Nhân danh Giáo Hội Roma, tôi đã xin lỗi vì những lỗi lầm đã gây ra cho những anh chị em không công giáo, và đồng thời nói lên sự sẳn sàng của Giáo Hội Công Giáo tha thứ cho những người đã gây nên đau khổ cho những con cái của Giáo Hội. Kết thúc bài diển văn, ÐTC kêu gọi mọi người hãy dấn thân nhiều hơn nữa cho công cuộc đại kết. Ðừng bỏ mất những dịp thuận tiện, đừng bỏ qua ơn Chúa soi sáng, cần phải sám hối mỗi ngày một hơn để trở về với nhửng đòi hỏi của Nước Chúa. Cảm động nhất là giây phút tất cả mọi người hiện diện cùng nhau hát kinh Lạy Cha, xin Chúa tha thứ và ban ơn hiệp nhất.

Liền sau cuộc gặp gỡ đại kết tại nhà thờ chính tòa Praha, ÐTC ra thẳng phi trường quốc tế, nằm cách đó 13 cây số. Trong bài diển văn từ biệt tại Phi Trường, sau những lời giả từ của tổng thống Havel, ÐTC cám ơn mọi người, phía chính quyền cũng như phía Giáo Hội, đã chuẩn bị, đón tiếp ngài thật chu đáo.Với mọi con dân của đất nước Tcheque, một lần nữa, ÐTC trao gởi những lời khuyên cuối cùng như sau:

Tôi xin được khuyến khích anh chị em hãy chú tâm cỗ võ sự phát triển tinh thần. Chỉ sự phát triển trọn vẹn những đức tính luân lý của một dân tộc, mới có thể bảo đảm cho sự chung sống an bình và hòa hợp của tất cả mọi thành phần dân tộc. Ðây chính là sứ điệp của thánh Adalberto. Trong thời khó khăn gặp phải, ngài đã biết xây dựng tương lai của đất nước anh chị em cũng như tương lai của các dân tộc âu châu, trên nền tảng đặt ưu tiên cho Thiên Chúa và những giá trị tinh thần. Xin ngài khuyến khích anh chị em xác nhận lại những giá trị đã làm nên sự cao cả thật của một quốc gia: sự chính trực tri thức và luân lý, sự bảo vệ gia đình, sự tiếp nhận những kẻ túng thiếu, sự kính trọng đối với sự sống con người, từ lúc được thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên.

Cách riêng với những người công giáo, chỉ chiếm 40 phần trăm dân số toàn quốc, ÐTC đã nhắn nhủ thêm như sau:

Hởi anh chị em thuộc giáo hội công giáo đang hành hương trên mãnh đất Tcheque nầy, tôi xin ngỏ lời chào đặc biệt và kêu gọi anh chị em hãy cộng tác với tất cả, một cách chân thành và vô vị lợi, trong viển tượng làm điều tốt đẹp hơn cho quê hương. Noi gương thánh Adalbertô, anh chị em hãy dấn thân quảng đại cho công cuộc rao giảng tin mừng, mà nền tảng cần phải có trước là: sự hiểu biết sâu xa về đức tin nhờ qua việc huấn luyện nghiêm chỉnh về Kinh Thánh và thần học, nhờ sự tham dự đầy xác tín vào phụng vụ và sinh hoạt của giáo xứ, nhờ việc phục vụ quảng đại cho những anh chị em túng thiếu, nhờ việc đối thoại thẳng thắn và chân thành với người gần cũng như xa, nhờ việc chăm chú lắng nghe những chờ đợi của tất cả những ai sinh sống bên cạnh anh chị em.

Ðó là những lời nhắn nhủ của ÐTC trong giây phút từ biệt tại Phi Trường Praha, vào chiều Chúa Nhật, kết thúc những ngày viếng thăm Cộng Hòa Tcheque, 25-27/4/97.

Giáo Hội Công Giáo tại Phi-luật-tân

Những vị lảnh đạo giáo hội Công Giáo tại Phi-luật-tân quan tâm đến vấn đề mướn nhân công theo hợp đồng ngắn hạn.

Tin Manila ( Ucan 28/4/97): "Nhiều công xưởng tại Phi-luật-tân đã bắt đầu áp dụng đường lối mới về hợp đồng lao động. Họ khuyến khích những nhân viên đã vào biên chế tình nguyện nghỉ việc với số tiền thưởng, hoặc khuyến khích hưu trí sớm, và thay vào đó thì muớn những công nhân mới, theo hợp đồng ngắn hạn, không hơn sáu tháng". Ðó là nhận định của ông Fides MORALEDA, chủ tịch của Hiệp Hội Những Nhà Truyền Giáo tại Thành Thị, quy tụ những giáo dân hay tu sĩ dấn thân truyền giáo trong môi trường lao động ở các thành phố Phi-luật-tân. Ông đã đưa ra nhận định trên, dựa theo kết quả của bản điều tra trong vòng sáu tháng qua, nơi 200 công nhân của 50 công xưởng khác nhau tại thủ đô Manila.

Ðể tránh trả chi phí lao động cao, cho các nhân viên đã vào biên chế, như bảo hiểm sức khỏe, những ngày nghỉ có lương, và tăng lương hằng năm, theo như luật lao động bắt buộc, thì hiện nay các chủ nhân có khuynh hướng giãm bớt số nhân viên thường chế, để chỉ muớn từng đợt nhân viên mới theo hợp đồng ngắn hạn không hơn sáu tháng, rồi mướn đợt mới khác. Ðây là một hình thức tinh vi lợi dụng kẻ hở của luật lao động, để trả rẻ công việc lao động. Ðường lối thực hành nầy gây nên tình trạng bất an nơi người lao động, dễ dàng bị thất nghiệp, và phải luôn luôn lo tìm việc mới.

Ý thức về sự lạm dụng lao động tinh vi nầy, các nhà lảnh đạo giáo hội muốn nhân dịp ngày quốc tế lao động mùng 1 tháng 5 tới nầy, mà gây ý thức và đề ra những biện pháp nhằm sửa chửa những hậu quả tai hại của đường lối hợp đồng lao động ngắn hạn.

Cần những Linh Mục có khả năng hướng dẫn

Con người ngày nay cần những linh mục có khả năng hướng dẩn họ.

Tin Indonesia ( Ucan 28/4/97): "Con người ngày nay cần đến những linh mục có khả năng giúp họ khám phá ra ý nghĩa của đời sống". Ðó là nhận định của Ðức Cha Joseph Suwatan, giám mục giáo phận MANADO, Indonesia, trong dịp lễ truyền chức linh mục, hôm thứ bảy 12 tháng 4 nầy, tại nhà thờ chính tòa của giáo phận. Ðức Cha còn nói thêm về tác vụ của linh mục như sau: Con người ngày nay không cần những linh mục có trí thông minh tài giỏi, nhưng đúng hơn cần những linh mục có tâm hồn dịu dàng biết thông cảm, để hướng dẩn và phục vụ dân chúng, ngỏ hầu họ có thể gặp được ý nghĩa của đời sống.

Giáo Hội Công Giáo bên Hoa Kỳ

Các Giáo Hội Kitô bên Hoa Kỳ nhất quyết phát triển việc đối thoại với nhau.

Tin New York, Hoa Kỳ (RG 27/4/97): Công việc đối thoại đại kết tại Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng tốt, nhưng còn có thể phát triển thêm nữa. Ðó là nhận định của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ về kết quả của Khóa Họp Hằng Năm giữa các Giáo Hội Kitô, diển ra ở thành phố SACRAMENTO, thuộc bang California, Hoa Kỳ, trong những ngày vừa qua, từ 21 đến 24 tháng 4 nầy. Cuộc gặp gỡ đại kết hằng năm nầy, đã được tổ chức từ 34 năm qua, do bởi Hiệp Hội của những người đặc trách về Ðại Kết nơi các giáo phận công giáo tại Hoa Kỳ, và được xem như là cuộc gặp gở quốc gia quan trọng nhất, để thực hiện đối thoại giữa các giáo hội Kitô khác nhau. Ngay từ thập niên 60 đến nay, các giáo hội Kitô, như Tin Lành Luther, Baptist, Tin Lành Trưởng Lảo, và nhiều nhóm khác nữa, đều gởi người tham dự, và bàn đến những vấn đề nóng bỏng nhất, để cỗ võ sự hiệp nhất Kitô. Theo nhận định của Linh Mục HOCKINS, giám đốc Văn Phòng Ðại Kết của HÐGM Hoa Kỳ, thì công cuộc đối thoại hiện nay đã đạt đến giai đoạn của nhiều đề nghị cụ thể. Chẳng hạn như việc soạn ra bản văn mới nói về sự công chính hóa bởi đức tin. Việc làm nầy có thể kết thành bước tiến mới đáng chú ý. Ước mong của ÐTC Gioan Phaolô II muốn đặt sự hiệp nhất Kitô lên làm đối tượng cần đạt đến trong năm 2000. Ước muốn đó đã được thảo luận một cách tích cực, giữa các tham dự viên, công giáo cũng như không công gíao.

Các Giám Mục Argentina

Các giám mục Argentina lên án nạn tham nhũng trong hệ thống tư pháp của đất nước.

Tin Buenos Aires ( CWN 28/4/97): Hôm thứ bảy vừa qua, 26/4, các giám mục Argentina đã cho phổ biến thông cáo chung lên án nạn tham nhũng trong hệ thống tư pháp của đất nước, làm mất đi tính cách độc lập cần có của luật pháp quốc gia. Các giám mục quả quyết rằng: "Hệ thống tư pháp của đất nước đòi hỏi phải có một sự độc lập rõ ràng khỏi những quyền hành của Nhà Nước cũng như độc lập khỏi những nghiệp đoàn và những hiệp hội." Các giám mục nhận định rằng nạn tham nhũng đang tạo ra cuộc khủng hoảng các giá trị trong xã hội, bằng cách làm cho dân chúng sống buông thả, không theo luật lệ nào cả, hoặc bằng cách thay đổi luật lệ để phục vụ cho những ích lợi của phe nhóm. Ðiều nầy sẽ làm phát sinh những hiện tượng tiêu cực khác nữa như sự nghi ngờ nhau, lo sợ nhau, và tâm tình cảm thầy mình như bất lực, không tha thiết gì đến tinh thần liên đới giữa con người với nhau nữa.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo bên Zair

Các nhà lảnh đạo tôn giáo bên ZAIR kêu gọi các phe xung đột hãy ngồi lại thương thuyết với nhau.

Tin KINSHASA, Zair (CWN 28/4/97): Hôm thứ bảy vừa qua, 26/4, các nhà lảnh đạo của các tôn giáo lớn tại Zair, như công gíao, tin lành, chính thống giáo, hồi giáo, đã mở cuộc họp báo chung, để kêu gọi lực lượng chính phủ và phe nổi loạn hãy ngồi vào bàn thương thuyết, để chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài từ bảy tháng qua. Các nhà lảnh đạo tôn gíao cho biết là đã gởi phái đoàn đại diện đến gặp Ông Laurent KABILA, lảnh tụ của phe nổi loạn, để thuyết phục ông nầy ngồi vào bàn thương thuyết. Thông cáo chung của các nhà lảnh đạo tôn giáo tại Zair có đoạn viết như sau: "Như là những người cha tinh thần của tổng thống MOBUTU và của Ông Laurent KABILA, chúng tôi khẩn nài hai vị hãy vì lợi ích của toàn thể đất nước Zair, mà gặp gỡ nhau và tìm kiến giải pháp hòa bình và sự hòa giải của mọi người con của đất nước Zair. Chúng tôi khẩn xin các nhà chính trị Zair hãy chấm dứt những bàn cải khô khan và đầy tinh thần ích kỷ, đang làm cho dân chúng rơi sâu vào trong đau khổ. Lực lượng phiến quân do Ông Laurent KABILA lảnh đạo đang thắng thế, và Lảnh Tụ KABILA cho biết là sẽ tấn công vào thủ đô Zair, để kết thúc 32 năm độc tài của tổng thống Mobutu.

Hảng tin công Giáo Mêhicô

Các giám mục Mêhicô thành lập hảng tin Công Giáo Mêhicô.

Tin Mêhicô (CWN 28/4/97): Hôm thứ sáu vừa qua, 25/4, người phát ngôn của Hội Ðồng GM Mêhicô cho biết là các giám mục sắp sửa công bố ngày khánh thành chính thức của Hảng Tin Công Giáo toàn quốc, có tên là "Hảng tin công giáo của Giáo Hội Công Giáo Mêhicô, gọi tắt là ACNIM. Hảng tin nầy không những chỉ phổ biến những tin tức công giáo mà thôi, nhưng còn cung cấp những bài phân tích xã hội và chính trị theo quan điểm công giáo. Ủy Ban Truyền Thông Xã Hội của HÐGM Mêhicô mới đây đã quy tụ tất cả các vị giám đốc của các Văn Phòng Truyền Thông Xã Hội của các giáo phận trên toàn quốc, để tổ chức phương thế trao đổi những tin tức và những bài phân tích xã hội và chính trị. Ðứng đầu điều hành hảng Tin Công Giáo của Giáo Hội Công Giáo Mêhicô, là những người công giáo vừa chuyên môn trong lảnh vực truyền thông xã hội, vừa có tinh thần dấn thân phục vụ giáo hội. Hảng tin sẽ dùng những máy vi tính tối tân trong công việc biên soạn tin tức, viết các bài phân tích xã hội và chính trị, nhưng phải phân phối những bản tin trong hình thức ấn phẩm, bởi vì luật của Nhà Nước Mêhicô hiện nay, vẩn còn có điều khoảng cấm không cho Giáo Hội công giáo làm chủ những phương tiện thông tin điện tử.

Giáo Hội Chính Thống mừng lễ Phục Sinh

Giáo Hội Chính Thống mừng lễ Phục Sinh hôm Chúa Nhật 27/4 vừa qua.

Tin từ Mascova: (RG 28/4/97) : Giáo Hội Chính Thống đã mừng lễ Phục Sinh hôm Chúa Nhật vừa qua 27/4. Tại Mascova, Ðức Thượng Phụ Chính Thống Alessio II đã cử hành thánh lễ Phục Sinh tại Nhà Thờ Chính Tòa Chính Thống Mascova và buổi lễ đã được đài Truyền Hình NTV truyền đi. Trong bài giảng thánh lễ Phục Sinh, Ðức Giáo Chủ Chính Thống Giáo đã cầu chúc mọi người được vui hưởng Lễ Phục Sinh, vừa đồng thời biết chia sẽ niềm vui đó cho mọi người xung quanh, nhất là những người nghèo. Ðức Thượng Phụ Chính Thống giáo tại Mascova còn quả quyết thêm rằng: Phúc Lành và Lòng Nhân Từ phải luôn luôn hiện diện trong đời sống chúng ta, chớ không phải chỉ trong dịp mừng lễ mà thôi. Ðức Thượng Phụ Chính Thống cũng nhắc mọi tín hữu chuẩn bị mừng Năm 2000 của Kitô giáo, bởi vì " trọn cả lịch sử chúng ta, trọn cả nền văn hóa và các truyền thống của chúng ta, đều được xây dựng trên nền tảng những giá trị Kitô. Trong một giai đoạn lịch sử 70 năm, chúng ta đã bị tách rời ra khỏi những giá trị nầy, một cách bạo tợn. Giờ đây, những nguyên tắc thiêng liêng và luân lý của Kitô giáo phải trở lại kết thành đồi sống của mỗi người chúng ta.

Chuẩn Bị Ðại Hội Thánh Thể Quốc Tế

Chuẩn bị Ðại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Wroclaw, bên Balan.

Tin Roma ( RB 28/4/97): "Thánh Thể và Tự Do", đó là đề tài của Ðại Hội Thánh Thể Quốc Tế, lần thứ 46, sẽ được tổ chức từ ngày 25/5 đếnmùng 1/6, tại thành phố Wroclaw, bên Balan. Mục tiêu của đại hội thánh thể là cỗ võ giá trị của tự do nhờ qua Bí Tích Thánh Thể, tình thương và sự tha thứ. ÐTC Gioan Phaolô II đã cử ÐHY Sodano làm đặc sứ của ngài để khai mạc đại hội thánh thể quốc tế nầy. Và chính ÐTC thì sẽ đến chủ sự lễ Bế Mạc, trong chuyến về thăm quê hương BaLan vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 tới đây.

Lễ Kính Thánh Louis Grignon de Montfort

Lễ kính thánh Louis Grignon de Montfort được đưa vào lịch phụng vụ chung cho toàn thể giáo hội mừng vào ngày 28/4 hằng năm.

(Theo bản tin của RG 28/4/97) Thánh Louis Grignon de Montfort đã được Ðức Giáo Hoàng Piô XII tôn phong lên bậc hiển thánh vào ngày 20 tháng 7 năm 1947. Vì thế, năm 1997 nầy là năm những con cái nam nữ của thánh nhân, mừng lễ kỷ niệm 50 năm biến cố Thánh Louis Grignon de Montfort được phong hiển thánh. Thánh nhân là vị tông đồ của lòng tôn sùng Mẹ Maria.

Bản tin của Ðài Vatican, hôm ngày 28/4, đã cho biết rằng, Bộ Phụng Tự của Giáo Hội mới công bố sắc lệnh đưa việc tôn kính thánh Louis Grignon de Montfort vào trong niên lịch phụng vụ chung của toàn thể giáo hội công giáo, và định ngày mừng kính thánh nhân vào ngày 28 tháng 4 hằng năm, với cấp bậc là lễ kính không bắt buộc. Như thế giáo huấn của thánh nhân về lòng sùng kính Mẹ Maria được phổ biến cho tất cả mọi tín hữu trên khắp thế giới. Thật ra không phải chỉ đến bây giờ con đường tu đức và giáo huấn của thánh nhân mới được Giáo Hội đề ra cho các tín hữu. Từ thời công đồng Vaticanô II, người ta đã nhìn thấy ảnh hưởng của tư tưởng của thánh nhân trên văn kiện của Công Ðồng nói về lòng sùng kính Mẹ Maria. Ngoài ra, đã có nhiều nhà thần học và tu đức nổi tiếng trong giáo hội dấn thân nghiên cứu và phổ biến giáo huấn của thánh Louis Grignon de Montfort. Ðặc biệt, Ðức Gioan Phaolô II, cũng đã cho biết là ngài là người có lòng sùng kính đặc biệt thánh nhân, và khẩu hiệu giám mục của ngài "totus tuus" "trọn cả con người con thuộc về Mẹ" nói lên tinh thần tu đức của thánh nhân. Vì thế mà hôm tháng 9 năm vừa qua, 1996, khi viếng thăm Nước Pháp, ÐTC Gioan Phaolô II đã đến hành hương nơi mộ của Thánh Nhân. Hơn nữa, trong thông điệp về Ðức Maria, Mẹ của Ðấng Cứu Chuộc, Redemptoris Mater, ÐTC Gioan Phaolô II đã nhắc đến thánh Grignon de Montfort như là một trong những vị thánh nổi tiếng trong giáo hội giảng dạy về lòng sùng kính mẹ Maria. Thánh nhân đã đề nghị cho các tín hữu hãy tận hiến cho Chúa Kitô nhờ qua Mẹ Maria. Ðến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Ðó là phương thế hữu hiệu để sống trung thành những lời hứa của bí tích Rửa Tội. Hơn nữa, nhiều điểm trong giáo huấn của thánh Louis Grignon de Montfort rất thích hợp cho năm 1997 nầy, là năm thứ nhất trong tam niên chuẩn bị cho đại năm thánh 2000. Những điểm đó là: Tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ qua các thế kỷ trong lịch sử nhân loại, sức mạnh của ơn cứu chuộc được Chúa Kitô thực hiện, việc canh tân đức tin đã lảnh nhận khi chịu phép Rửa Tội, sự thao thức tái rao giảng Phúc Âm, và cuối cùng, nổi bật nhất là sự hiện diện của Mẹ Maria, mẩu gương thánh thiện cho mọi kẻ tin Chúa. Trong năm 1997 dành cho Chúa Kitô, chúng ta hãy đến với Chúa, nhờ qua Mẹ Maria nêu gương và hướng dẩn.

Linh Mục Phải là người biết truyền thông giỏi

Linh mục phải là người biết truyền thông giỏi.

Tin Roma (Sir 28/4/97): "linh mục phải là người truyền thông giỏi dang", đó là nội dung chính của bài phát biểu của Ðức Tổng Giám Mục Dario CASTRILLON, quyền bộ trưởng bộ Giáo Sĩ, trong đại hội về truyền thông xã hội tại Roma, hôm ngày 28 tháng 4 vừa qua. Ðề tài của đại hội là: Giáo Hội trong Ngành Truyền Thông Xã Hội, những phương pháp, những giá trị, đặc tính chuyên môn. Ðức Tổng Giám Mục Dario Castrillon còn giải thích thêm như sau: Linh mục truyền thông trước hết qua mẩu gương sống hằng ngày, và nhất là khi giảng lời Chúa, cao điểm của việc truyền thông trong đời linh mục. Vì thế, theo Ðức Tổng Giám Mục, quyền Bộ Trưởng bộ giáo sĩ, thay thế cho ÐHY Sanchez, người Phi-luật-tân, về hưu vì lý do tuổi tác,"trong chương trình huấn luyện các tân linh mục và trong khóa học canh tân mục vụ cho các linh mục, việc hiểu biết về thế giới văn hóa của những kẻ nắm giữ những phương tiện truyền thông trong tay, cũng như hiểu biết về mục đích mà các phương tiện truyền thông xã hội muốn đạt đến, (sự hiểu biết đó) là điều rất quan trọng. Linh mục cần có một sự huấn luyện sâu xa về văn hóa, vượt qua bên kia mức độ của sự chuẩn bị triết và thần học, để mở rộng trước những chủ đề lớn lao trên đó được xây dựng tương lai của xã hội chúng ta. Vì thế người ta phải luôn phát triển ý thức thường xuyên về chiều kích truyền thông trong sứ mạng của Giáo Hội.

Sự tha thứ của các giáo hội với nhau

Sự tha thứ giữa các giáo hội với nhau phải có tính cách hai chiều.

Tin Roma (SIR 28/4/97): Hôm chiều Chúa Nhật vừa qua, ngày 27/4, trong cuộc gặp gỡ đại kết với các giáo hội kitô tại Nhà Thờ Chính Tòa Praha, ÐTC lặp lại lời xin lỗi của ngài, nhân danh giáo hội công giáo, vì những gì người công giáo đã làm cho anh chị em Kitô không công giáo trong lịch sử của đất nước Tcheque, vừa đồng thời nói lên thái độ sẳn sàng của Giáo Hội Công Giáo tha thứ cho những ai đã làm khổ cho những con cái của giáo hội. Như thế ÐTC đã xin những anh chị em Kitô khác tha thứ cho giáo hội công gíao vừa đồng thời nói lên thái độ sẳn sàng tha thứ cho những ai đã làm hại cho giáo hội hay những con cái của giáo hội. Ðó là bắt đầu đi trên con đường hòa giải với nhau. Việc làm trên của Ðức Thánh Cha đã khơi dậy những xúc động và phản ứng khác nhau. Tại Roma, sử gia FRANCO CARDINI, trong một bài phỏng vấn dành cho bản tin của Hội Ðồng Giám Mục Italia ( gọi tắt là SIR), đã lưu ý rằng: thật là một điều tai hại, nếu người ta hiểu những lời trên của ÐTC một cách một chiều, dường như thể chỉ có Giáo Hội công giáo, hay chỉ có những người công giáo mới là kẻ lổi phạm và phải chịu hết trách nhiệm về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Sử Gia Franco Cardini nhắc lại biến cố Jan HUS, một trong những người chủ trương cải cách, đã bị Giáo Hội công giáo kết án, với những lời nhận định như sau: ÐTC đã muốn phục hồi danh dự cho Jan HUS, nhưng đồng thời chúng ta phải nhớ rằng ÐTC cũng muốn các giáo hội Kitô khác nhìn nhận phần lỗi của mình, bởi vì người ta không được quên rằng, trong cuộc chiến tôn giáo kéo dài 30 năm vào thời đó, khi những người theo phe Jan HUS chiếm được thành Praha, thì họ cũng bách hại và giết chết những linh mục công giáo, chỉ vì lý do duy nhất là họ là những linh mục công giáo không mà thôi. Sử Gia Franco Cardini kết luận rằng: ÐTC Gioan Phaolô II đã thực hiện bước thứ nhất; giờ đây người ta có lẽ nên chờ đợi những cộng đoàn giáo hội Kitô khác có hành động tương tự, bởi vì tất cả các giáo hội Kitô đã có phần lỗi và trách nhiệm của họ trong lịch sử.

Giáo Huấn của Giáo Hội

Giáo Huấn của Giáo Hội không chống lại đường lối "thị trường tự do".

Tin Roma ( Sir 29/4/97):Ðược phỏng vấn trong dịp đến Roma tham dự Hội Nghị Quốc Tế do Ðại Học Giáo Hoàng "Nữ Vương Các Tông Ðồ" tổ chức trong hai ngày 29 và 30 tháng 4, để mừng kỷ niệm sáu năm ban hành Thông Ðiệp "Năm Thứ 100", Ông MICHAEL NOVAK, sử gia và cũng là kinh tế gia người Hoa Kỳ, đã nói lên lập trường của mình cho rằng "đường lối kinh tế về tự do thị trường" không nghịch lại giáo huấn của Giáo Hội công giáo. Ông Michael Novak đã giải thích như sau: Một xã hội tự do và có trật tự, được xây dựng trên ba yếu tố chính sau đây: Chính trị, kinh tế và văn hóa đi đôi với luân lý. Mỗi yếu tố trong ba yếu tố trên, là một môi trường quan trọng để thực hiện tự do mà Ðấng Tạo Hóa đã trao ban cho chúng ta. Và yếu tố nầy cần đến hai yếu tố kia. Như đã được giải thích rõ ràng trong thông điệp Năm Thứ 100, nếu chúng ta hiểu chủ nghĩa tư bản như là một xáo trộn trật tự giữa ba tự do trên, làm cho yếu tố nầy vượt trên hai yếu tố kia, thì lúc đó thị trường tự do không phù hợp với tư tưởng xã hội của Giáo hội. Nhưng nếu người ta hiểu chủ nghĩa tư bản, như là một kính trọng đối với tinh thần sáng tạo, và kính trọng đối với sáng kiến mà Thiên Chúa đã ghi vào con tim con người, được tạo dựng giống hình ảnh Ngài, vừa đồng thời tuân phục những luật dân sự, tôn trọng những quyền quốc tế, những luật luân lý và tôn trọng sự tự do tôn giáo, thì khi đó, giáo huấn của giáo hội phù hợp với quan niệm trên về tự do thị trường. Như vậy, thị trường tự do và giáo huấn xã hội của Giáo Hội có thể cùng đồng hành chung với nhau, và tất cả tùy thuộc vào việc hiểu thế nào tư bản chủ nghĩa, và thế nào là "thị trường tự do".

Chuẩn bị cho Năm Quốc Tế dành cho người Già Lão

Chuẩn bị cho Năm Quốc Tế dành cho người già lão vào năm 1999.

Tin Italia ( Sir, n. 29, ngày 23/4/97): "Nguời già lảo là một nguồn nhân lực chớ không phải chỉ là một cấp bực xã hội". Ðó là chủ đề chính đúc kết những thảo luận của hơn 1000 tham dự viên Ðại Hội Quốc Tế do phong trào Nhân Loại Mới tổ chức tại thành phố RIMINI, Italia, trong những ngày vừa qua. Bà FLAVIA CARETTA, chủ tịch của Ðại Hội, đã quả quyết rằng: Nói về những người già lảo có nghĩa là không chỉ nói về một loại người hay một giai đoạn tuổi tác, nhưng là nhìn vào toàn thể xã hội, hoạch định lại những cơ cấu xã hội, dựa trên những hoàn cảnh khác nhau về dân số, vừa thảo luận về cơ cấu kinh tế,về tổ chức xã hội, quan niệm về đời sống cũng như về bầu trời của cuộc sống, về hệ thống những liên lạc giữa người với người cũng như giữa các thế hệ với nhau. Kết thúc Ðại Hội, Phong Trào Nhân Loại Mới trao cho vị đại diện của LHQ, một văn kiện gồm những đề nghị để chuẩn bị cho Năm Quốc Tế về Nguời Già Lảo, đã được Liên Hiệp Quốc quyết định cho năm 1999.

Thông Ðiệp Năm thứ 100

Vài nhận định về thông điệp Năm Thứ 100 ( Centesimus Annus), nhân dịp kỷ niệm 6 năm ban hành.

( Sir n.29/4/97 và RG 29/4/97) Thông điệp thứ ba của ÐTC GP II bàn về vấn đề xã hội, có tựa đề là "Năm Thứ 100", đã được ban hành ngày mùng 1 tháng 5 năm 1991. Nhân dịp kỷ niệm 6 năm ban hành thông điệp nầy, Ðại Học Giáo Hoàng "Nữ Vương Các Tông Ðồ" đã tổ chức một Hội Nghị, trong vòng hai ngày 29 và 30 tháng 4 vừa qua, để bàn về đề tài: Thông Ðiệp Năm Thứ 100 giữa Tiền Lời và sự nghèo cùng. Các tham dự viên, đến từ những môi trường chuyên môn khác nhau, như thần học, kinh tế, lý thuyết gia, vân vân, cố gắng tìm trong thông điệp những giáo huấn, để trả lời cho những câu hỏi sau đây: Làm sao dung hòa mức độ lời, kết quả thiết thực và tình liên đới xã hội? Mối tương quan giữa Giáo Hội và Tư Bản. Mục tiêu của Hội Nghị là kiểm điểm lại xem thông điệp đã góp phần như thế nào vào việc giải quyết vấn đề nan giải từ lâu là vấn đề đi tìm lợi lộc và những quy luật luân lý. Thế giới kinh tế tài chánh thì cho rằng những can thiệp, phát biểu của những nhà trí thức công gíao, thông thường thì có sức khá thuyết phục trong những vấn đề luân lý, nhưng lại không thành công cho lắm khi phải mô tả thực tại kinh tế. Các nhà tư tưởng Kitô cũng tỏ ra e dè đối với hiện tượng toàn cầu hóa những thị trường. Và giáo hội thì thường bị lôi kéo cả hai phía. Những người thuộc cánh hữu chủ trương rằng gíao hội không có quân bình việc bảo vệ những người cô đơn yếu thế. Trong khi đó thì cánh tả quả quyết rằng việc xích lại gần với tư bản chủ nghĩa, và biện minh cho việc làm lời, đó là những điều nghịch lại những giá trị Tin Mừng.

Thông Ðiệp Năm thứ 100 (Bài 2)

Vài Nhận định về thông điệp "Năm Thứ 100", nhân dịp kỷ niệm 6 năm được ban hành ( Bài 2)

( Sir n.29/4/97) "Tiếc thay, chúng ta phải nói rằng, cách chung, thế giới kinh tế không biết đủ những chỉ dẩn của thông điệp "Năm Thứ 100". Văn kiện nầy phải chịu cùng chung số phận với nhiều văn kiện khác của Giáo Hội: nghĩa là, khi mới vừa được ban hành, thì nó thu hút được vài sự chú ý, rồi sau đó, bị lảng quên. Sự phổ biến những tư tưổng không phải là việc dễ dàng, nhất là trong thời đại thông tin và leo thang thông tin nầy. Căn bản mà nói, thì thông điệp "Năm Thứ 100" đã nhấn mạnh đến sự khẩn thiết phải đưa vào trong sinh hoạt kinh tế thời sau năm 1989, một hướng đi đúng, một định hướng phù hợp với quan niệm toàn diện về con người. Chắc rằng đã có những cố gắng đặc biệt, nhưng tôi phải nói rằng chúng ta còn xa vời với lý tưởng được đề ra trong thông điệp Năm Thứ 100. Bằng chứng cho quả quyết trên là những thảm kịch đang xảy ra tại miền Trung Phi Châu, nạn thất nghiệp, nạn nợ nước ngoài đang đè nặng trên các quốc gia trên đường phát triển". Ðó là nhận định đầu tiên của Linh Mục Michael RYAN, giáo sư môn Luân Lý Xã Hội của Ðại Học Giáo Hoàng Nữ Vương Các Tông Ðồ, ở Roma, trong bài phỏng vấn dành cho Bản Tin Tôn Giáo của HÐGM Italia, số ra ngày 23/4 vừa qua. Khi được hỏi tiếp về lập trường của Giáo Hội trong thông điệp Năm Thứ 100, ủng hộ cho chủ nghĩa nào Tư bản hay xã hội, thì Linh Mục Giáo Sư Michael Ryan đã trả lời như sau: Sinh hoạt kinh tế luôn luôn là một tổng hợp giữa tự do và sự chỉ huy; và chắc chắn là sẽ có những chế độ khác nhau, tùy theo mức độ được dành cho sự tự do hay cho sự chỉ huy. Học thuyết xã hội của Giáo Hội cần phải mang tính cách "thực tiển", "gần với thực tại". Nếu không thành công vượt qua được thế căng thẳng giữa "phe tả" "phe hữu", giữa "tư bản chủ nghĩa" và "không tư bản chủ nghỉa",thì học thuyết xã hội của Giáo Hội trở thành như không còn quan trọng nữa, và điều nầy là lời kết án nặng nề nhất cho học thuyết xã hội của Giáo Hội. Như thế lập trường của Linh Mục Michael RYAN, giáo sư môn Luân Lý Xã Hội, là phải vượt qua được thế phân hai tả hữu, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Giáo sư giải thích thêm như sau: Có một nền kinh tế tương xứng với con người và nền kinh tế đó được thiết lập để cung cấp cho tất cả mọi người đủ cơm bánh và việc làm, sự an ninh về lương thực nuôi sống và niềm hy vọng trong cuộc đời thường nhật. Nếu hiện tại nguời ta chưa thể làm sáng tỏ tất cả những điểm còn đang tranh luận về sự dung hòa đúng giữa Nhà Nước và Thị Trường Tự Do, thì có một điều chắc chắn nầy là: chúng ta không thể chỉ đứng nhìn mà thôi, trong khi mà những anh chị em chúng ta còn đang phải thiếu thốn cả những gì tối thiểu cần thiết. Thông điệp Năm Thứ 100 nhắc chúng ta điều nầy, khi thông điệp quả quyết rằng: những tài nguyên vẩn có đủ, nhưng lại không được xử dụng đúng, bởi vì người nghèo không được nhìn nhận trong chiều kích đúng. Người ta nhìn về những người nghèo như một gánh nặng, và do đó người ta không dám liều đến gặp gỡ những anh chị em nghèo cùng nầy, không phải chỉ để giúp đở cho họ với những cái dư thừa mà thôi, nhưng còn để hội nhập họ vào trong con đường phát triển. Ðó là vài nhận định của Giáo Sư Michael Ryan về thông điệp năm Thứ 100, để giúp chúng ta suy nghĩ thêm về giáo huấn xã hội được trình bày trong thông điệp Năm thứ 100 của Ðức GP II.

Thượng Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ

Thượng Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ họp tại Vatican từ ngày 16 tháng 11 đến 12 tháng 12 năm nay 1997.

Tin Vatican (VIS 29/4/97): Bản tin của Tòa Thánh vừa cho biết khóa họp đặc biệt của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Mỷ Châu, sẽ diển ra tại Vatican, từ ngày Chúa Nhật 16 tháng 11 cho đến thứ sáu 12 tháng 12 năm nay, 1997. Chủ đề của khóa họp là: Gặp Gỡ với Chúa Kitô Hằng Sống, con đường để thực hiện sự hoán cải, hiệp thông và liên đới tại Mỹ Châu.

Hai Tân Giám Mục Việt Nam

ÐTC Gioan Phaolô II bổ nhiệm hai tân giám mục Việt Nam.

Tin Vatican (RG 30/4/97): Hôm qua, thứ tư 30 tháng 4, ÐTC Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm hai tân giám mục cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Ðó là Linh Mục PHÊRÔ NGUYỄN VĂN NHO, giám đốc đại chủng viện Sao Biển, Nha Trang, làm giám mục phó với quyền kế vị của giáo phận Nha Trang. Ðức Tân Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nho, sinh năm 1937, tại Võ Cạnh, xã Vĩnh Trung, Khánh Hòa. Ngài đã được thụ phong linh mục ngày 21 tháng 12 năm 1967, thuộc khóa đầu tiên của Giáo Hoàng Học Viện thánh Piô X Ðà Lạt. Số tín hữu công giáo của giáo phận Nha Trang là 150 ngàn, trên tổng số 1,450,000 dân.

Vị linh mục thứ hai được bổ nhiệm làm Giám Mục Phó với quyền kế vị của giáo phận Ban Mê Thuột, là Cha GIUSE NGUYỄN TÍCH ÐỨC, sinh năm 1938, tại Bút Ðông, Nam Hà, nằm trong tổng giáo phận Hà Nội. Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Tích Ðức, cũng thuộc khóa một của Giáo Hoàng Học Viện thánh Piô X, Ðà Lạt, và đã được thụ phong linh mục ngày 21 tháng 12 năm 1967. Giáo Phận Ban Mê Thuột có 150 ngàn tín hữu công giáo trên tổng số 1,500,000 dân. Ngoài công tác mục vụ tại giáo phận Ban Mê Thuột, Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Tích Ðức còn là Giáo Sư của Ðại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang.

Toàn Ban Việt Ngữ đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu xin chia vui với với Giáo Hội Việt Nam nói chung, và với hai giáo phân Nha Trang và Ban Mê Thuột nói riêng và xin dâng lời cầu nguyện cho hai Ðức Tân Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nho và tân Giám Mục Giuse Nguyễn Tích Ðức.


Back to Radio Veritas Asia Home Page